Quả dừa từ lâu đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chúng ta biết đến những trái dừa mọng nước, giải khát và hạ nhiệt cơ thể mỗi ngày hè. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mỗi bộ phận trên quả dừa đều được chế biến thành nhiều sản phẩm phục vụ cho mọi mặt đời sống. Vậy hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về công dụng của loại quả này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dừa là quả hay hạt?
Trong những bí mật về quả dừa, câu hỏi “dừa là quả hay hạt?” là nỗi thắc mắc của rất nhiều người. Một số người cho rằng dừa là một loại hạt. Điều này được chứng minh ngay trong tên tiếng anh của dừa là “coconut” trong đó “nut” có nghĩa là hạt. Đồng thời, trên dừa cũng có 3 lỗ nhỏ có khả năng tạo ra mầm. Khi mầm trưởng thành và hạt sẽ phát triển thành cây. Vì vậy, theo định nghĩa này, dừa được coi là một loại hạt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phản bác ý kiến trên và đưa ra phân tích dừa là một loại trái cây. Dựa theo danh mục các loại trái cây trên thế giới, dừa nằm trong mục drupes. Nó là một loại trái cây có phần thịt và hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng. Đồng thời, vỏ quả dừa gồm 3 lớp: lớp trong, lớp trung bì và lớp ngoài – đặc điểm khác hoàn toàn so với hạt. Những yếu tố trên chứng minh dừa chắc chắn là một loại quả, cụ thể là loại quả hạch.
Hiện nay, tranh luận về việc “dừa là quả hay hạt” vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Các bên vẫn không ngừng nỗ lực đưa ra những phân tích khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Song, cũng có nhiều người không mấy quan tâm đến vấn đề này. Họ cho rằng, dù là hạt hay quả, hương vị của dừa vẫn luôn ngon, ngọt và mang nhiều giá trị dinh dưỡng.
2. Giới thiệu khái quát về quả dừa
Để tìm hiểu chi tiết về quả dừa, chúng ta cần đi vào tìm hiểu về đặc điểm, phân loại cũng như những địa phương trồng dừa nhiều nhất tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
2.1. Những đặc điểm của quả dừa
Về mặt sinh học, dừa thuộc loại quả hạch, cấu tạo gồm lớp ngoại bì, trung bì và nội bì. 3 lớp này tương đương với gáo dừa, nước dừa và cơm dừa. Bên ngoài vỏ dừa thường có màu xanh, khi chín già chuyển sang vàng và nâu. Tùy theo giống cây, vỏ dừa thường dày từ 1cm đến 5cm, gồm xơ và bụi xơ. Bên trong lớp xơ là gáo dừa, thường có hình tròn, viền dày 0.3cm đến 0.6cm. Khi quả non, gáo dừa mềm và dần cứng hơn khi quả chín già.
Nước dừa sẽ tích tụ dần trong quả dừa kể từ tháng thứ ba sau khi thụ phấn. Thời điểm nước dừa đầy, ngon và ngọt nhất là lúc quả được 8 tháng tuổi. Lượng nước này sẽ giảm dần khi trái già hơn, khô héo và rụng khỏi cây. Các thành phần chủ yếu bên trong nước dừa là đường và muối khoáng. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng nước dừa như một loại nước uống giải khát.
Cơm dừa bắt đầu hình thành khi quả được 5 tháng tuổi và dần phát triển to hơn, khô hơn. Trọng lượng cơm trong một trái dừa khô có thể lên đến 350gr, trong chúng chứa khoáng 74% dầu dừa. Thành phần này trong quả dừa có vị rất ngọt, giòn và thơm. Một số giống dừa được trồng để thu hoạch cơm. Chúng không chỉ được dùng để ăn trực tiếp mà còn có thể chế tạo ra dầu dừa. Loại dầu này có công dụng dưỡng ẩm tốt, dùng an toàn cho cả trẻ em.
2.2. Phân loại các loại dừa ở Việt Nam
Trải dài khắp đất nước Việt Nam, người nông dân trồng đa dạng các giống dừa. Một số loại dừa tiêu biểu cho năng suất cao ở Việt Nam bao gồm:
- Dừa xiêm xanh: Vỏ quả màu xanh nhạt, trơn mịn, trái lớn, nước có vị ngọt thanh, thường được dùng để uống giải khát
- Dừa xiêm lùn: Ngoại hình quả gần giống dừa xiêm xanh, vỏ mỏng và mọng nước
- Dừa xiêm đỏ: Vỏ quả có màu nâu đỏ, không chỉ được dùng lấy nước, người nông dân còn sử dụng phần cùi làm dầu dừa, mứt, kẹo,….
- Dừa xiêm lục: Đây là giống dừa uống nước ngon nhất hiện nay, chúng có vỏ màu xanh đậm và vị nước rất ngọt
- Dừa xiêm lửa: Giống này có vỏ màu vàng cam đẹp mắt, ngoài sử dụng lấy nước còn được trồng để khai thác du lịch sinh thái
- Dừa xiêm núm: Loại dừa này được trồng số lượng ít, cho nước rất ngon và ngọt
- Dừa Mã Lai: (Hay còn gọi là dừa Malaysia) Chúng có vỏ quả màu vàng đậm, nước tương tự như dừa xiêm, cây trồng cho năng suất kinh tế cao nên được đầu tư phát triển lâu dài
- Dừa dâu: Có 3 loại dừa dâu phổ biến gồm dâu xanh, dâu đỏ và dâu vàng, kích thước trái trung bình thường được dùng lấy cơm sản xuất dầu dừa
- Dừa ta: Trái có 3 khía, cũng có 3 màu dừa ta xanh, dừa ta đỏ, dừa ta vàng, kích thước quả to cho hàm lượng dầu cao
- Dừa dứa: Trên thị trường, dừa dứa được chia làm 3 loại, tùy theo kích mà độ ngon của nước sẽ khác nhau, trái càng nhỏ thì nước càng ngọt và thơm
- Dừa sáp: Phần ruột trái rất đặc, cơm dừa mềm xốp và nước sánh lại như keo, thường dùng làm các món tráng miệng
- Dừa nước: Là loại cây đặc trưng của miền Tây, trong các rạch nước lợ, thịt quả mềm, màu trắng, vị ngọt thơm và có tính mát
- Dừa Tam Quang: Được trồng để uống nước, vỏ quả màu xanh vàng nhạt, nước có vịt ngọt thanh và có thể dùng để chữa bệnh
- Dừa ẻo nâu: Giống dừa này cho trái sai, kích thước quả nhỏ, vỏ màu nâu, thường dùng làm kem dừa, thạch rau dâu,…
2.3. Dừa được trồng phổ biến ở đâu
Dừa là loại cây nhiệt đới, chúng có thể sống tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Người ta thường trồng dừa tập trung ở các vùng đảo và ven biển. Trên thế giới có một số quốc gia trồng dừa tiêu biểu như Ấn Độ, Philippines, Thailand và Indonesia.
Tại lãnh thổ Việt Nam hiện nay có khoảng 175.000 ha dừa. Diện tích trồng xếp thứ 4 trong tổng số các cây công nghiệp lâu năm, tập trung ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Trong đó, vùng trồng nhiều nhất là Bến Tre với 2.000 hộ dân trồng dừa.
3. Thành phần dinh dưỡng có trong quả dừa
Thành phần dinh dưỡng của quả dừa nằm chủ yếu trong phần nước dừa. Thông tin từ USDA cung cấp trong nước dừa có chứa natri, carbs, đường, đạm, vitamin C, vitamin B,… Nước dừa được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi có ít calo, không chứa chất béo và cholesterol tự nhiên. Thêm vào đó, lượng kali trong nước dừa cao hơn rất nhiều các loại đồ uống thể thao trên thị trường.
Các nhà khoa học chỉ ra lượng vitamin C trong nước dừa chiếm hơn 25% trong RDA – chế độ ăn được khuyến nghị cho người trưởng thành. Đây cũng là nguồn cung cấp lượng vitamin B, thiamin dồi dào. Các khoáng chất trong quả dừa bao gồm kali, magan, magie, sắt, canxi, photpho, kẽm và đồng.
4. Những công dụng của quả dừa
Công dụng của quả dừa được chứng minh trong suốt những năm qua bằng những kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng, chi tiết. Quả dừa cung cấp chất điện giải, carb giúp cải thiện chức năng của cơ bắp. Nhiều vận động viên thường sử dụng nước dừa như một thức uống thể thao thông thường. Những lợi ích của quả dừa được khoa học chứng minh phải kể đến như:
4.1. Phòng chống bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa nước dừa và bệnh tiểu đường được thực hiện trong nhiều năm trước. Kết quả chỉ ra, nước dừa có thể làm giảm lượng đường có trong máu. Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước dừa đều đặn có thể cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh này.
Đồng thời, uống nước dừa cũng giúp cơ thể hấp thụ magie – chất làm tăng độ nhạy insulin ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Trong mỗi cốc nước dừa chứa chất xơ và carb hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường.
4.2. Ngăn lão hóa da
Một số chuyên gia đầu ngành về làm đẹp chỉ ra nước dừa có chứa cytokinin có tác dụng điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Đối với làn da, chúng giúp giảm thiểu tối đa lão hóa, đồng thời cân bằng độ pH trên da, giữ nước cho da luôn ẩm. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào trong quả làm nhiệm vụ thanh lọc cơ thể, loại bỏ khả năng hình thành nám, tàn nhang và mụn từ sâu bên trong. Các vitamin A sẽ giúp chữa lành những tế bào tổn thương. Từ đó giúp nuôi dưỡng và chăm sóc làn da toàn diện.
4.3. Dự trữ nước cho cơ thể
Nước dừa có khả năng bù nước nhờ lượng kali và khoáng chất dồi dào. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng điều hòa chất lỏng bên trong, nhanh chóng bổ sung và lưu giữ lượng nước cơ thể cần. Thông thường, người ta sẽ sử dụng nước dừa trong trường hợp cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Các vận động viên hoặc người hoạt động cường độ cao được khuyến khích uống nước dừa sau mỗi buổi tập.
4.4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nguồn axit lauric trong nước dừa khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Chất này có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả. Nhờ đó, uống nước dừa tươi có thể chống lại các loại ký sinh trùng trong đường ruột. Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa. Loại nước này rất lành tính, nó an toàn cho cả trẻ em và người già. Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên bổ sung nước dừa hàng ngày để phòng ngừa các bệnh nêu trên.
4.5. Hỗ trợ giảm cân
Tạp chí y khoa Ceylon Medical Journal từng đăng tải một bài viết với nội dung: “Khi quá trình tiêu hóa diễn ra, triglyceride chuỗi trung bình trong nước dừa sẽ được chuyển hóa thành triglyceride đơn và các axit béo tự do. Chúng sẽ ngay lập tức tạo ra năng lượng cho cơ thể mà không dự trữ dưới dạng mỡ”. Chính vì vậy, nước dừa được đánh giá cao trong khả năng giảm cân hiệu quả.
4.6. Nâng cao khả năng miễn dịch
Viện Y tế Đại học California đã công bố một nghiên cứu uống nước dừa mỗi ngày giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Những dưỡng chất trong quả dừa sẽ tạo một hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Chúng ngăn chặn và tiêu diệt những loại vi khuẩn, virus có hại tấn công cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân cảm lạnh và sốt virus sử dụng nước dừa sẽ mau chóng khỏi bệnh.
5. Bài thuốc chữa bệnh từ quả dừa
Những công dụng của quả dừa từ xa xưa đã được y học cổ truyền khai thác trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Chỉ với nước dừa tươi uống liền có thể giúp hạ sốt, giảm phù nề, tiểu đường,… Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả dừa được dân gian truyền lại như sau:
5.1. Quả dừa non chữa đau dạ dày
Nước dừa được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ những vấn đề của hệ tiêu hóa. Phương pháp điều trị đau dạ dày bằng nước dừa được ưa chuộng trong dân gian bởi độ lành tính và an toàn. Cách thức thực hiện như sau:
- Bước 1: Dừa non đục lỗ lấy nước và tách phần cùi mềm
- Bước 2: Đun nước dừa trên lửa nhỏ khoảng 20 – 30 phút
- Bước 3: Đổ toàn bộ nước dừa vào trong bát, cho thêm phần cùi dừa vào cùng
- Bước 4: Chia lượng nước thành 3 phần nhỏ và uống trước khi ăn 30 phút
Bằng cách này, các cơn đau dạ dày, trào ngược sẽ biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý liều lượng sử dụng đối với mỗi độ tuổi khác nhau.
5.2. Dầu dừa điều trị bệnh tiêu hóa
Dầu dừa không chỉ điều trị đau dạ dày hiệu quả mà còn trị bệnh đường ruột an toàn. Trong dầu dừa có chứa thành phần có lợi cho tiêu hóa thức ăn. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ngoài việc mua dầu dừa chế biến sẵn, bạn có thể làm dầu dừa tại nhà theo công thức sau:
- Bước 1: Chọn những quả dừa già, tách đôi lấy phần nước cốt và cùi
- Bước 2: Cho toàn bộ cùi và nước cốt vào xay nhuyễn
- Bước 3: Đổ hỗn hợp vào đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút
- Bước 4: Để hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch, lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã
- Bước 5: Tiếp tục đun nước cốt cho đến khi cặn dừa lắng xuống đáy
- Bước 6: Khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng, chắt lấy phần dầu dừa nổi lên trên
- Bước 7: Cho toàn bộ dầu dừa vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp và sử dụng lâu dài
Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 2 thìa dầu dừa pha cùng nước ấm để uống. Cần bảo quản dầu dừa trong ngăn mát tủ lạnh, tránh để quá lâu dầu dừa sẽ hết tác dụng.
5.3. Canh dừa giải độc rượu
Nước dừa ngọt, không độc, có tính bình có thể hỗ trợ giải độ rượu hiệu quả. Công thức nấu vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả dừa non, cắt ngang phần nắp
- Bước 2: Cho 20g đậu đen vo sạch vào trong quả rồi đậy nắp
- Bước 3: Đun trong lửa nhỏ 4 giờ, cho thêm ít muối là đã có món canh dừa khử độc rượu rồi
Ngoài công dụng khử độc rượu, món canh này còn có khả năng đẩy lùi những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bạn có thể uống 2 lần mỗi tháng để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
5.4. Vỏ dừa trị đau tim
Đối với điều trị bệnh tim và các triệu chứng liên quan, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên uống nước dừa thường xuyên. Bên cạnh đó, dân gian truyền lại bài thuốc từ vỏ quả dừa cũng điều trị đau tim hiệu quả. Bạn cần làm như sau
- Bước 1: Chuẩn bị phần vỏ dừa, rửa sạch
- Bước 2: Cho vỏ quả vào nồi, thêm nước và đun đến cạn còn ½ nồi
- Bước 3: Đổ ra để nguội và chia làm 2 lần uống mỗi ngày
Ngoài giảm các cơn đau tim, phương pháp này cũng có tác dụng với những người bị trúng phong hàn hoặc đau khớp mỗi khi “trái gió trở trời”.
5.5. Vỏ dừa trị bệnh ngoài da
Theo tài liệu y học cổ truyền, vì dừa có thể giúp điều trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, viêm loét. Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Bước 1: Quả dừa lấy vỏ, đập dập
- Bước 2: Cho vỏ dừa cùng nước tinh khiết vào nồi đun đến khi cạn còn ½
- Bước 3: Đổ phần nước ra, để nguội và xoa lên các vết thương ngoài da
Cách này giúp lành da nhanh chóng. Bạn có thể tắm với loại nước này 1 tháng 1 lần để giảm thiểu nguy cơ các bệnh về da.
6. 5 món ăn phổ biến được làm từ quả dừa
Quả dừa được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày. Tuổi trẻ và Sắc đẹp xin giới thiệu đến bạn một số món ăn hấp dẫn từ loại quả này trong nội dung dưới đây.
6.1. Nước dừa tinh khiết
Nước dừa được sử dụng như một loại nước giải khát. Chỉ cần đục 1 lỗ nhỏ trên quả dừa chúng ta đã có thể dễ dàng lấy được phần nước bên trong. Đối với dừa non, nước dừa thường có vị ngọt nhẹ và thanh mát hơn. Quả dừa già nước sẽ có vị ngọt đậm đà, thơm hơn. Tùy theo sở thích mỗi người mà có thể chọn uống nước dừa non hoặc dừa già nhé.
6.2. Thịt kho tàu
Phần cùi dừa thường được sử dụng trong món thịt kho tàu truyền thống. Sự có mặt của chúng làm tăng hương vị của món ăn này và khiến nó trở nên hấp dẫn hơn. Bạn chỉ cần cho thêm nước dừa cùng phần cùi thái chỉ vào nồi thịt và kho cho đến khi thịt nhừ. Thịt kho màu cánh gián hấp dẫn cùng phần cùi dừa giòn, ngọt dùng ăn với cơm hoặc xôi đều rất ngon.
6.3. Phá lấu tai heo nước dừa
Đây là món ăn được giới trẻ ưa thích khi phần tai heo thấm đều nướp ướp đậm đà. Hương dừa quyện cùng mùi thơm đặc biệt từ ngũ vị hương làm ấm bụng những ngày trời sang đông. Món phá lấu tai heo nước dừa có màu nâu hấp dẫn, hương vị đậm đà. Bạn có thể dùng làm món nhậu hoặc ăn kèm với bánh mì kẹp. Vào bếp ngay để nâng cao chất lượng bữa ăn và nâng cao tình cảm gia đình nhé!
6.4. Vịt khìa nước dừa
Nếu đã quá quen thuộc với những món ăn đơn giản như vịt luộc, vịt nướng hay vịt nấu măng, bạn có thể thử thưởng thức món vịt khìa nước dừa nổi tiếng. Thịt vịt chín mềm, lớp da béo ngậy hòa quyện với vị ngọt thanh cùng hương thơm hấp dẫn sẽ tạo nên món ăn đầy ấn tượng. Công thức thực hiện món này vốn vô cùng đơn giản. Vì vậy đừng ngại đổi vị cho thực đơn của bữa ăn gia đình thêm phong phú và đa dạng nhé!
6.5. Đậu hũ khìa nước dừa
Với những tín đồ ăn chay không thể bỏ qua món đậu khìa nước dừa đầy hấp dẫn. Miếng đậu rán giòn thấm đượm vị nước sốt cùng với phần ruột mềm béo ngậy. Đây được đánh giá là một món ăn vừa tiết kiệm, vừa ngon, vừa đơn giản. Món đậu hũ khìa nước dừa đã nâng cấp món đậu chiên thông thường lên một tầm cao mới và có thể chiều lòng bất cứ ai.
7. Dừa bao nhiêu tiền 1 trái? Mua ở đâu?
Mỗi loại dừa được bán với nhiều giá khác nhau. Thông thường các loại dừa đều có giá dao động từ 10.000 – 20.000 đồng/trái. Hiện nay, dừa sáp được bán với giá cao nhất là 150.000 – 250.000 đồng/trái. Những loại dừa này đều được bày bán đa dạng ở các chợ và siêu thị. Một số người thường chọn mua dừa sáp qua những người bán hàng online. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc việc vận chuyển dừa đường dài và độ uy tín cũng như chất lượng của người bán hàng và sản phẩm nhé.
8. Cách lựa chọn trái dừa ngon nhất
Để lựa chọn những quả dừa ngon, bạn nên chọn những quả có kích thước vừa đủ, trọng lượng khoảng 1 – 1,5kg. Khi chọn dừa có thể búng nhẹ tay vào vỏ quả, nếu có âm thanh phát ra chứng tỏ cơm dừa đã dày và nước rất ngọt. Vỏ quả dừa cần tươi mới, còn nguyên cuống. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cơ sở uy tín tránh trường hợp mua phải dừa ngâm hóa chất để bảo quản.
Trên đây là những thông tin về công dụng, các bài thuốc cũng như các món ăn ngon từ quả dừa được tổng hợp chi tiết. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng bài viết này thực sự hữu ích với bạn. Hãy thêm nước dừa vào thực đơn hàng tuần để chăm sóc cơ thể ngay hôm nay. Và cũng đừng ngần ngại chia sẻ điều này đến người thân và bạn bè quanh bạn nhé!