Quả gáo được xem là một loại trái cây độc lạ ở miền Tây, gắn với kí ức tuổi thơ của nhiều người. Quả có vỏ ngoài sần sùi, khi chín có vị ngọt ngon. Trong y học cổ truyền, loại quả này cũng có công dụng trị bệnh rất tốt. Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về trái gáo trong bài viết dưới đây nhé!
1. Quả gáo là quả gì?
Cây gáo là một loại cây thuộc họ Cà phê. Chúng có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á. Loại cây này sinh trưởng tốt trong khí hậu nhiệt đới, phổ biến ở Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở vùng đồi núi thấp và đồng bằng miền Tây. Chúng thường cho quả chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 dương lịch hàng năm.
Quả gáo hay còn gọi với nhiều cái tên khác như quả gáo vàng, gáo nam, huỳnh bá, thiên ngân,… Loại quả này mọc thành chùm, bên ngoài vỏ có lớp gai mềm, trông giống trái chôm chôm. Có 3 loại gáo phổ biến gồm gáo trắng, gáo vàng và gáo tròn. Chúng khác nhau ở màu sắc, mùi vị và cách sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Quả gáo có ăn được không?
Quả gáo hoàn toàn có thể ăn được. Khi xanh, vị của nó sẽ hơi chát. Tuy nhiên khi quả chín, vỏ dần chuyển sang màu cam, khi ăn có vị chua ngọt đặc trưng. Theo đó, gáo trắng ngọt hơn gáo vàng. Người ta thường ăn trực tiếp trái gáo hoặc sử dụng chúng làm những món ăn. Nổi tiếng nhất có món cá kho gáo,
3. Thành phần hóa học có trong quả gáo
Trong 3 loại gáo phổ biến ở Việt Nam hiện nay có gáo trắng và gáo tròn chứa nhiều dược tính nhất. Chúng được xem là một vị thuốc bổ trong y dược học cổ truyền. Cây gáo trắng có chứa một số chất như acid cinchotannic, tinh dầu, chất béo, đường, steroid, alcaloid,… Bên cạnh đó, gáo tròn chứa thành phần hóa học đa dạng gồm tanin, alcaloid, noreugenin, naucleosid,…
4. Quả gáo có lợi ích gì cho sức khỏe
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi – nhà nghiên cứu dược học Việt Nam, những bộ phận trên cây gáo thường được thái mỏng, làm một vị thuốc trong những bài thuốc cổ truyền. Nhiều nghiên cứu chứng minh, chất naucleaorine trong cây gáo có khả năng điều trị sốt rét. Bên cạnh đó, alcaloid ở cây này lại đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư biểu mô bọng nước tiểu ở người.
Tài liệu y học cổ truyền ghi chép, trái gáo được sử dụng làm dược liệu điều trị mụn nhọt và ung bướu. Một số khác chỉ ra, quả sắc nước uống có thể trị bệnh tiêu chảy, đau răng, ho, cảm lạnh, đau dạ dày,… Ngoài ra, tinh dầu chiết xuất từ cây gáo được dùng trong điều chế nước hoa. Chính vì những công dụng đặc biệt này, cây gáo được nhân dân ươm trồng ở nhiều nơi trên dải đất chữ S Việt Nam. Loại cây này cũng cho giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
5. Bài thuốc chữa bệnh từ quả gáo
Từ lâu, trái gáo đã được đưa vào trong các bài thuốc dân gian điều trị xơ gan, tiêu chảy và phục hồi vết thương. Hiệu quả của chúng đã được y học cổ truyền kiểm chứng và lưu truyền.
5.1. Bài thuốc điều trị xơ gan
Trong tài liệu y dược học cổ truyền có ghi chép lại bài thuốc điều trị xơ gan, cổ trướng từ vỏ gáo như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị vỏ gáo khô, cỏ sữa và cỏ xước rửa sạch
- Bước 2: Đun toàn bộ nguyên liệu trên cùng 1,5 lít nước
- Bước 3: Khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp và để nguội
Chia ra mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn, và uống liên tục trong 15 ngày để đạt kết quả điều trị.
5.2. Hỗ trợ nhanh lành vết thương
Nếu bạn bị tổn thương ngoài da, nước sắc từ vỏ gáo có thể hỗ trợ vết thương nhanh lành, loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Bài thuốc này được thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 50 – 60g vỏ cây gáo tròn. Sau đó đem chúng sắc trên lửa nhỏ, đến khi nước thuốc cô đặc thì tắt bếp. Đựng nước vào hũ thủy tinh và dùng để lau miệng vết thương 2 lần/ngày.
5.3. Điều trị tiêu chảy
Bài thuốc dùng quả gáo điều trị tiêu chảy kiết lỵ được lan truyền rộng rãi trong dân gian. Trong gáo có nhiều thành phần hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vỏ gáo kết hợp với khổ sâm sắc thành nước uống hàng ngày. Công thức này vừa ngăn tiêu chảy đồng thời bù nước cho cơ thể hiệu quả. Ngoải vỏ gáo, dân gian cũng truyền lại bài thuốc dùng rễ cây gáo trị bệnh đường ruột. Bạn chỉ cần sắc rễ gây gáo khô với nước, đun đến khi gần cạn thì chia là 3 – 4 lần uống trong một ngày.
6. Món ăn ngon chế biến từ quả gáo
Trái gáo được chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong đó phải kể đến cá kho gáo đặc sản Ninh Bình hay món quà tuổi thơ quen thuộc của người Tây Ninh dưới đây.
6.1. Cá kho gáo Ninh Bình
Nhắc đến những món ăn chế biến từ quả gáo, không thể không kể đến món ăn đặc sản Ninh Bình: cá kho gáo. Đây là món ăn bình dị, mang đậm nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây. Nếu một lần ghé qua Ninh Bình, đừng quên thưởng thức món ăn hấp dẫn này nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử món này với công thức dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm cá làm sạch, cắt khúc, gáo rửa sạch,cắt lát và gia vị
- Bước 2: Xếp một lớp gáo dưới đáy nồi rồi xếp một lớp cá lên, tiếp tục làm như vậy đến khi hết cá
- Bước 3: Thêm các gia vị rồi đặt lên bếp và đun với lửa nhỏ, hãy nêm nếm gia vị trong suốt quá trình đun
- Bước 4: Khi cá dần ngả sang màu vàng nâu bắt mắt, phần xương cá bắt đầu mềm, tắt bếp và gắp ra đĩa, trình bày đẹp mắt
Vậy là bạn đã có món cá kho gáo đậm vị Ninh Bình, gáo khi cho vào món cá kho tạo hương thơm khó quên cùng màu thịt cá vàng ươm đẹp mắt. Khi thưởng thức, bạn cảm nhận được trọn vị mặn, ngọt, chua, cay, gây ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người.
6.2. Quả gáo chấm muối cay
Quả gáo chín bên trong có ruột vàng ươm, vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Người Tây Ninh thường ăn quả này với muối ớt mang đậm nét tuổi thơ. Bạn nên chọn quả chín tới, vỏ ngả màu vàng nhạt, to tròn đều. Tránh chọn những quả bị nhũn hoặc có các vết thâm đen trên bề mặt. Công thức pha muối chấm gáo rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị muối hạt và ớt tươi cùng 1 chút đường, cho cả 3 gia vị này vào giã đều, thêm chanh hoặc quất để tạo vị chua. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món gáo chấm muối cay lạ miệng rồi.
6.3. Quả gáo sấy khô
Mùa gáo rất ngắn, vì vậy, người ta thường sử dụng quả gáo sấy khô làm trà để uống bồi bổ sức khỏe. Theo đó, bạn mua những trái gáo chín đều màu, cắt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô. Để đảm bảo dinh dưỡng, hãy lựa chọn phương pháp sấy lạnh. Sau khi có được thành phẩm, bạn đựng phần gáo sấy vào hũ đậy kín, lấy 2 – 3 lát pha trà uống mỗi ngày. Bằng cách này, bạn sẽ cảm nhận sức khỏe thay đổi tích cực.
6.3. Quả gáo ngâm muối ớt
Quả gáo ngâm muối ớt sẽ làm giảm đi vị chát và còn lại vị ngọt, chua, mặn của muối và cay cay của ớt ăn vô cùng ngon. Bạn chỉ cần cắt đôi trái gáo, trộn đều chúng với muối ớt và đường. Khi những gia vị này dần tan chảy và ngấm vào trái gáo, bạn đã có thể thưởng thức ngay món này rồi. Hoặc bạn muốn lưu giữ lâu hơn, hãy rửa sạch và ngâm chúng vào 1 chiếc lọ. Cứ một lớp gáo đến 1 lớp đường và muối, đến khi hết gáo thì thêm ớt và đổ nước vào ngập quả. Ngâm khoảng 3 – 5 ngày là có thể ăn được rồi.
7. Những lưu ý khi ăn quả gáo
Quả gáo là một trái cây dại, vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn loại quả này:
- Không nên ăn quá nhiều gáo bởi có thể gây ra hiện tượng cồn cào ruột gan, đau bụng
- Ăn nhiều gáo có thể gây ra táo bón kéo dài, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Trái gáo nếu đã chín rụng rất dễ thối, tốt nhất chỉ nên ăn những quả còn trên cây
- Khi chín, vỏ gáo mềm, dễ bị sâu bệnh tấn công, vì vậy hãy đảm bảo chọn những quả vỏ hơi cứng để sử dụng
- Rửa sạch quả gáo trước khi ăn sống để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
8. Giá quả gáo bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu?
Trước đây, trái gáo vốn là một loại quả dân dã ít ai biết đến. Vì vậy, loại quả này không được bán rộng rãi trên các chợ hay siêu thị. Trái gáo hiện nay được bán chủ yếu ở trên các sản thương mại điện tử hoặc các kênh bán hàng online. Vào vụ mùa chính là tháng 9, gáo được bán với giá khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi mua hàng online, nên chọn địa chỉ uy tín để mua được sản phẩm chất lượng.
Trên đây là những thông tin về quả gáo và công dụng của chúng mà bạn đang quan tâm. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng ngại chia sẻ nó với bạn bè và người thân nhé. Theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp để cập nhật thêm những thông tin bổ ích mỗi ngày từ hôm nay bạn nhé!