Quả găng có hình dạng giống với quả ổi, tuy nhiên công dụng cũng như cách dùng hoàn toàn khác. Theo tài liệu y học cổ truyền, quả găng thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa, vết thương ngoài da và triệu chứng xương khớp. Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về quả găng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về cây găng
Để tìm hiểu về quả găng, trước hết cần biết về đặc điểm, nguồn gốc, mùa thu hoạch và những bộ phận có thể sử dụng trong nội dung dưới đây.
1.1. Đặc điểm của cây găng
Cây găng hay còn gọi là găng tu hú, là loại dược liệu thân gỗ. Khi trưởng thành, cây có thể cao đến 8 mét, phân nhiều nhánh và tán lá rộng. Thân cây màu nâu đậm, có gai mọc xung quanh, sắc nhọn và dài từ 5 – 15mm. Lá găng có hình xoan ngược, màu xanh đậm. Hoa của cây này có màu trắng hoặc vàng pha xanh, hình dáng như những chiếc chuông rất đẹp mắt.
Quả găng hình cầu, to như những quả chanh, mọc thành chùm. Khi non quả có màu trắng, sau đó dần chuyển sang màu xanh đậm, khi chín quả sẽ có màu vàng cam tươi rói. Bên trong quả găng chứa nhiều hạt màu đen, xen lẫn với thịt quả.
1.2. Cây găng thường mọc ở đâu
Cây găng là một loại cây mọc hoang ở vùng nhiệt đới Châu Á và phía Đông châu Phi. Cây ưa sáng và chịu hạn tốt, sinh trưởng mạnh mẽ trên nhiều loại đất, kể cả đất cằn cỗi, trơ tầng đá. Ở Việt Nam, cây găng xuất hiện trên nhiều tỉnh thành trải dài khắp cả nước.
1.3. Mùa thu hoạch quả găng
Theo ghi nhận, mùa hoa găng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa quả kéo dài từ tháng 3 tới tháng 11. Quả găng có tính mát, thường được sử dụng để thanh lọc, giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Bên cạnh đó, người nông dân cũng thu hái găng để bán cho những hiệu thuốc Đông y làm dược liệu.
1.4. Bộ phận sử dụng
Theo tài liệu y học cổ truyền, hầu hết các bộ phận của cây găng đều mang dược tính. Vì vậy, chúng được sử dụng làm dược liệu điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, giảm các cơn đau xương khớp, giúp các vết thương trên da phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, thân cây được người dân sử dụng làm hàng rào. Rễ cây được sử dụng làm chất tẩy rửa nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.
2. Thu hái, sơ chế và bảo quản quả găng như thế nào?
Do toàn bộ các bộ phận trên cây đều có tác dụng làm thuốc, vì vậy người dân thường thu hái lá, rễ, vỏ cây quanh năm. Riêng quả găng thì sẽ thu hoạch vào mùa đông, khi tiết trời se lạnh. Sau khi hái, dược liệu được dùng trực tiếp dưới dạng tươi hoặc phơi và sấy khô để sử dụng dần. Đối với dược liệu khô, khi bảo quản cần đảm bảo dược liệu được đựng trong túi hoặc bình kín, ở môi trường khô, mát, tránh ẩm mốc. Bằng cách này có thể kéo dài thời gian sử dụng dược liệu lên đến hơn 1 năm.
3. Thành phần hóa học có trong quả găng
Các nhà khoa học chỉ ra một số thành phần dược liệu trong quả găng tươi gồm saponin trung tính, tinh dầu, acid và nhựa. Đối với quả khô, thành phần hóa học được tìm thấy gồm triterpen, saponin, B-sitosterol. Ngoài ra, rễ quả chứa scopolamin. Những chất này có khả năng điều trị một số bệnh trên cơ thể người như tiêu diệt vi khuẩn, kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng,…
4. Những công dụng của quả găng trong cuộc sống
Quả găng được đánh giá cao với những thành phần dược liệu đặc trưng. Trong đời sống thường ngày, quả găng mang những công dụng tuyệt vời như:
- Giảm đau, đặc biệt là những cơn đau nhức do gút hoặc các bệnh lý về xương khớp gây ra
- Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán
- Chăm sóc da săn chắc, đặc biệt hữu hiệu khi làm lành những vết thương hở trên da
- Kích thích tiêu hóa, làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng
- Dùng để giặt quần áo do quả găng có tính tẩy rửa, diệt khuẩn hiệu quả
- Chữa sưng đau bằng cách sử dụng vỏ quả găng giã nhuyễn, đắp lên chỗ sưng
- Điều trị hen suyễn viêm mũi, cảm lạnh, ho, viêm phế quản nhờ chiết xuất từ quả găng
- Chống viêm và giảm phù nề ở vết thương hiệu quả
- Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách kích thích hệ miễn dịch hoạt động
- Tiêu diệt giun đất và đỉa làm hại cây trồng bằng cách ngâm lấy nước quả găng rồi đổ lên phần đất cần làm sạch
5. 14 bài thuốc chữa bệnh từ quả găng trong dân gian
Cây găng là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Theo tài liệu ghi chép và được truyền tụng lại, 14 bài thuốc sử dụng cây găng bao gồm:
5.1. Chữa vết đốt côn trùng
Để chữa giảm đau, giảm sưng và các triệu chứng khác trên vết thương do côn trùng cắn, bạn chỉ cần hái một nắm lá găng tươi, rửa sạch ngâm với nước muối trong 15 phút. Sau đó vớt lá ra và để ráo nước rồi cho vào cối giã nát, đổ thêm nước tinh khiết. Cuối cùng, bạn lọc phần nước lá găng uống, còn phần bã thì đắp lên vùng da nơi côn trùng cắn. Nước lá găng sẽ giúp cơ thể sẽ kích thích các tế bào nhanh chóng chữa lành vết thương, bã giúp giảm sưng và ngứa.
5.2. Chữa mụn nhọt, viêm loét
Bài thuốc lá găng chữa mụn nhọt, viêm loét rất đơn giản. Bạn chuẩn bị quả găng tươi, bỏ hạt và nhét vôi vào. Sau đó bọc đất sét quanh quả đem đi nướng. Sau khi lớp đất sét bên ngoài khô nứt và dần chuyển đen, bạn gỡ đất đi rồi tán quả găng thành bột mịn. Dùng bột này bôi lên các mụn nhọt, vết lở loét ngoài da mỗi ngày sẽ cảm nhận da khô và se lại rõ rệt. Có thể đựng bột vào hũ, đậy kín nắp và sử dụng lâu dài.
5.3. Trị chứng mệt mỏi ở phụ nữ sau sinh
Đối với phụ nữ sau sinh, bạn hái lá dược liệu phơi khô. Mỗi ngày lấy 20 – 30 lá sắc với 4 bát nước đến khi cạn còn 1 bát. Sau đó, bạn chia phần nước này thành 2 phần nhỏ, uống vào 2 buổi sáng và chiều. Sử dụng liên tục cho đến khi cơ thể khỏe hơn. Lá găng là dược liệu lành tính, an toàn với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú. Đồng thời, uống lá găng trong giai đoạn này cũng hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
5.4. Trị sốt ở trẻ mọc răng
Cây găng có tính mát nên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị sốt nóng hiệu quả. Đặc biệt an toàn với trẻ em. Bạn chỉ cần sử dụng quả găng sấy khô, nghiền thành bột mịn và rắc trực tiếp vào lưỡi bé khoảng 3 – 5g/lần. Tùy theo tình trạng bệnh của bé mà có thể dùng thuốc 1 – 2 lần trong ngày. Theo dõi sẽ thấy tình trạng của bé thuyên giảm rõ rệt sau khoảng 3 ngày áp dụng phương pháp này.
5.5. Chữa đau xương do sốt
Các cơn sốt thường kéo theo những triệu chứng khó chịu như đau nhức xương khớp. Để loại bỏ cảm giác này, bạn hãy đun 15g vỏ quả găng với 400ml nước. Sử dụng lửa nhỏ liu riu và đun đến khi thuốc cạn còn 100ml thì đổ ra. Bạn có thể uống hết ngay lập tức hoặc chia thành 2 phần nhỏ để uống trong buổi sáng và buổi chiều. Tình trạng đau nhức xương khớp sẽ tan biến, đồng thời hạ sốt hiệu quả.
5.6. Trị đau bụng
Thành phần trong cây găng có khả năng làm giảm đau bụng nhanh chóng. Bạn chỉ cần đun 15g vỏ quả với 400ml nước trong khoảng 20 phút trên lửa nhỏ. Khi thuốc gần cạn, đổ ra uống 1 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đau bụng kéo dài, bạn nên thăm khám để biết rõ nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
5.7. Điều hòa kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là luôn mối quan tâm của hàng ngàn chị em phụ nữ trong mọi thời kỳ. Theo đó, vào thời xưa, các mẹ thường dùng nước thuốc sắc từ vỏ rễ và thân cây găng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cần đun sôi 15g vỏ rễ và thân cây găng uống 1 – 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong vòng 3 tháng để đạt được hiệu quả.
5.8. Chữa viêm da, lở loét
Dược tính trong quả găng có thể điều trị nhiều vấn đề về da như viêm da, nấm, lở loét,… Bài thuốc này được thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sắc 50g vỏ quả với nước lọc, đun trong vòng 15 phút để thu được dưỡng chất. Sau đó chờ nước nguội và sử dụng để ngâm hoặc rửa vùng da bị tổn thương để cải thiện triệu chứng. Phương pháp này giúp vết thương lành nhanh chóng.
5.9. Bồi bổ sức khỏe
Cây găng cũng được sử dụng trong bài thuốc bồi bổ sức khỏe, an thần, giảm căng thẳng, chữa mất ngủ và cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn cần sử dụng 5 đến 10 quả găng chín vàng, loại bỏ hạt và lấy phần thịt quả. Sau đó phơi hoặc sấy khô chúng rồi sao chung với đỗ đen. Tiếp theo, bạn cho cả 2 nguyên liệu vào bình thủy tinh và ngâm với 200ml rượu. Ủ khoảng 3 tháng rồi sử dụng 3 ly nhỏ mỗi ngày, chia đều 3 bữa ăn sáng, trưa và tối để nâng cao sức khỏe. Trường hợp mất ngủ, bạn nên uống 1 ly trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon và sâu hơn.
5.10. Chữa đau nhức xương
Những người thường xuyên bị đau nhức xương có thể sử dụng vỏ quả găng khô nghiền thành bột mịn. Sau đó bạn lấy một lượng bột thuốc pha với nước tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Đắp phần thuốc vào chỗ đau nhức, quấn gạc cố định thuốc và để trong vòng 2 – 3 giờ. Mỗi ngày đắp 1 – 2 lần thuốc sẽ giảm đau nhức xương khớp rõ rệt. Hãy dự trữ một hũ bột quả găng để sử dụng lâu dài nhé.
5.11. Giảm sưng và giảm đau
Để cải thiện tình trạng sưng đau ngoài da, bạn chỉ cần chuẩn bị 20g lá găng tươi giã nát với ít đường. Sau đó lấy bã thuốc đắp trực tiếp lên khu vực tổn thương, lấy băng gạc quấn cố định bã thuốc và giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 giờ. Đối với trường hợp vết thương sưng to, nghiêm trọng, bạn nên đắp 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi vết sưng giảm hẳn.
5.12. Điều trị phong thấp
Cây găng có khả năng điều trị phong thấp hiệu quả, bạn có thể sắc thuốc uống hoặc pha hỗn hợp đắp trên các vùng đau nhức. Đối với công thức uống, bạn cần sử dụng 20g rễ và quả đun trong 600ml đến khi dần cạn còn 200ml thì đổ ra, để nguội và chia thành 2 lần sử dụng mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng hoặc đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Đối với công thức đắp, bạn hãy nghiền mịn phần rễ và quả sấy khô. Sau đó pha bột với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp trực tiếp lên vùng sưng tấy hoặc đau nhức do phong thấp gây ra. Lấy băng gạc cố định thuốc trong vòng 3 giờ hoặc để qua đêm giúp ngủ ngon giấc hơn. Một số bác sĩ Đông y khuyến khích bạn nên áp dụng cả 2 cách trên để kết hợp điều trị từ bên trong ra ngoài.
5.13. Chữa tiêu chảy
Trong y học cổ truyền có nhắc đến công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh lỵ, tiêu chảy ở người của cây găng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng 120g rễ găng phơi khô sắc với 500ml nước. Đun ở lửa nhỏ đều đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì bạn chắt ra bát và chia làm 2 lần uống. Nên uống khi thuốc còn ấm để cơ thể dễ dàng hấp thụ và đạt kết quả tốt hơn.
5.14. Lấy gai đâm ra khỏi da
Nhiều người không quá để tâm vào việc dằm hay gai đâm vào và mắc kẹt ở da do thấy vết thương nhỏ và chỉ đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và loại bỏ, vết thương có thể trở nên nghiêm trọng như biến chứng thành các vết viêm loét trên da nguy hiểm. Để loại bỏ dằm khỏi da, bạn lấy phần mầm non của cây găng, giã nát và đắp trực tiếp vào chỗ gai đâm. Băng cố định thuốc và gai mắc kẹt dưới da sẽ từ từ trồi lên. Lúc này bạn có thể dễ dàng lấy gai ra mà không hề đau nhức.
6. Quả găng ăn được không?
Quả găng có dược tính cao, vậy nó có thể ăn được không? Theo các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trên thực tế, quả găng là một loại quả dại không ăn được. Bạn chỉ nên sử dụng quả găng và chiết xuất của quả này khi có chỉ định của bác sĩ hoặc lời khuyên từ chuyên gia.
7. Quả găng giặt quần áo có sạch không?
Thời xưa, khi chưa có những sản phẩm giặt quần áo công nghiệp, người dân thường sử dụng quả găng hái về phơi khô hoặc đập dập quả tươi, ngâm vào nước để giặt quần áo. Loại quả này không chỉ giúp làm sạch quần áo mà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bám trên vải. Ngày nay, vẫn có nhiều người sử dụng quả găng để giặt đồ tơ lụa không chịu được xà phòng. Nước màu của quả găng không hề ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc của vải ban đầu. Đồng thời, loại nước giặt tự nhiên này cũng an toàn tuyệt đối với trẻ em.
8. Những lưu ý khi sử dụng quả găng
Bên cạnh những công thức sử dụng quả găng, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng quả găng làm vị thuốc chữa bệnh:
- Thuốc sắc từ cây găng chỉ nên uống trong ngày, tránh để bị ôi thiu và mất tác dụng
- Trường hợp đắp thuốc cây găng nên đảm bảo dược liệu được tươi và đã rửa sạch
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây găng
- Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng quả găng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
9. Hình ảnh về cây găng
Một số hình ảnh về cây găng tại nước ta:
Trên đây là những thông tin chi tiết cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ cây găng hiệu quả. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp mỗi ngày để cập nhật mọi kiến thức về dinh dưỡng và đời sống nhé!