Quả trám – Khám phá 7 tác dụng và 10 bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Nguyễn Mai 446
Trên thị trường hiện nay, quả trám được nhiều người biết đến với món ăn nổi tiếng như ô mai trám và mứt trám. Tuy nhiên trong đông y, trám còn được con người sử dụng như một vị thuốc thần kỳ để chữa trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Vậy cụ thể những tác dụng và các bài thuốc từ loại quả này sẽ được bài viết sau làm rõ. 

1. Giới thiệu về quả trám

Quả trám được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đối với quả trám trắng, chúng còn được gọi là cảm lãm, thanh quả, gián quả, thanh tử, bạch lãm, hoàng lãm, mác cơm, cà ná,… Quả trám đen được gọi là trám chim, hắc lãm, cây bùi, ô lãm, mộc tử,… Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm, nguồn gốc, phân loại, sự phân bố và mùa thu hoạch của quả trám.

1.1. Đặc điểm và phân loại

Tại Việt Nam, có 2 loại trám gồm trám trắng và trám đen. Nhìn chung, các quả trám đều mọc thành chùm, khi ăn có vị bùi, thơm đặc trưng. Tuy nhiên, ngoại hình 2 loại quả có phần khác biệt rõ ràng rất dễ nhận biết. Cụ thể:

– Quả trám trắng: Thân quả hình thoi, 2 đầu khá tù, vỏ màu vàng ngả xanh nhạt, chiều dài khoảng 45mm, thịt quả bên trong màu trắng, bao bọc phần hạt hình thoi, cứng và nhẵn.

– Quả trám đen: Thân quả dạng hình trứng, kích thước từ 3 – 4cm chiều dài, lớn hơn quả trám trắng có màu tím đen sẫm, bên trong thịt quả màu vàng cam, hạt hình thoi và cứng.

Quả trám có kích thước to bằng ngón tay cái 
Quả trám có kích thước to bằng ngón tay cái

1.2. Nguồn gốc và phân bố

Quả trám có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi và Châu Á. Chúng được tìm thấy ở phía nam Trung Quốc, phía bắc Lào, phía đông Ấn Độ và Philippines. Tại Việt Nam, cây trám mọc tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cụ thể, chúng mọc chủ yếu ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn,…

1.3. Mùa thu hoạch trám

Thông thường, quả trám đen ra quả và được thu hoạch sớm hơn trám trắng vài ngày. Tuy nhiên, chúng vẫn được thu hoạch cùng vào mùa thu, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Sau khi thu hoạch, quả được bán tươi hoặc phơi, sấy khô để bảo quản và bán quanh năm. 

2. Tiết lộ thành phần hóa học có chứa trong quả trám

Theo các nghiên cứu chỉ ra, trong quả trám trắng và đen chứa 12% protein, 12% hydrat cacbon, 1,09% lipid, 0,06 photpho, 0,046 canxi. Đồng thời, thịt quả cũng chứa vitamin C, B1, P, chất xơ và các chất khoáng gồm magie, canxi, sắt, kali, kẽm, carroten,… Hạt trám thường được chiết xuất dưới dạng dầu, chứa caproic, acid hexanoic, lauric, linoleic, myristic, palmitic, decanoic,…

3. Tác dụng quả trám

Các nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra, thanh quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cơ thể suy nhược, người ở tuổi trung niên,… Top 7 tác dụng tuyệt vời của thanh quả đã được giới khoa học nghiên cứu tìm hiểu và chứng minh gồm:

3.1. Trị đau họng 

Trong dân gian, thanh quả được sử dụng như một phương pháp truyền thống để giảm các triệu chứng đau họng. Thanh quả có hàm lượng lượng vitamin C cao, chất chống oxy hóa và các chất có tính kháng viêm, có thể giúp giảm sưng tấy và đau họng. Bạn có thể sử dụng quả để làm nước ép, giảm đau họng. 

Thanh quả trị đau họng 
Thanh quả trị đau họng

3.2. Trị đau khớp

Thanh quả được sử dụng trong y học truyền thống để giúp giảm đau và viêm, bao gồm cả đau khớp. Theo một số nguồn tài liệu y học truyền thống, quả được cho là có tính ôn trung, hành khí, bổ thận, giảm đau, kháng viêm và tăng cường tuần hoàn máu.

3.3. Chống oxy hóa

Thanh quả được cho là có tác dụng chống oxy hóa cao do chứa những hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gồm polyphenol, flavonoid và carotenoid. Thêm nữa, việc uống nước ép thanh quả có thể giảm mức độ oxy hóa trong cơ thể và cải thiện sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, quả còn sở hữu nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng.

3.4. Giảm ốm nghén

Được sử dụng trong y học truyền thống để giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Quả được cho là có tính ôn trung, bổ thận, bổ khí, tăng cường lưu thông khí huyết và cân bằng nội tiết tố nữ. Từ đó thanh quả giúp giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và mất ngủ.

Thanh quả giảm ốm nghén 
Thanh quả giảm ốm nghén

3.5. Chữa đau bụng 

Kể từ khi thanh quả xuất hiện, trong dân gian xưa đã sử dụng quả để giúp giảm đau bụng và các triệu chứng liên quan. Thanh quả được cho là có tính ôn trung, hành khí, kháng khuẩn và giảm đau. Theo y học, quả có thể giúp giảm đau họng do các nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, táo bón và chống viêm ruột.

3.6. Chữa bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh truyền nhiễm đường ruột do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Quả trám là một loại trái cây có chứa nhiều chất chống viêm và chất xơ, có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh kiết lỵ và hỗ trợ hồi sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy rằng trám có chứa các hợp chất polyphenol, bao gồm tannin và anthocyanin. Từ đó có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm vi khuẩn.

3.7. Chữa đau đầu 

Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu là tình trạng viêm màng não và các mạch máu ở đầu. Viêm này có thể do sự tăng tiết của các hợp chất oxy hóa, gây ra tổn thương mạch máu và mô mềm xung quanh. Thanh quả có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chúng có khả năng giảm sự tăng tiết của các hợp chất oxy hóa, bảo vệ mạch máu và các tế bào khỏi tổn thương. Bên cạnh đó, chất xơ trong quả có khả năng giúp ổn định đường huyết và giảm sự hấp thụ đường. Điều này giảm nguy cơ đau đầu nhanh chóng do sự dao động đường huyết.

4. Top 10 bài thuốc chữa bệnh từ quả trám đem lại hiệu quả cao

Trong Đông y, quả trám có vị chua, ngọt, tính ôn và không chứa độc tố. Đây là loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, thải độc thường được dùng để giải rượu, điều trị các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, quả chín còn được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Dưới đây là 10 bài thuốc chữa bệnh từ quả trám được dân gian truyền lại.

4.1. Chữa mất ngủ

Mất ngủ khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần làm việc. Về lâu dài còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để chấm dứt tình trạng này, bạn chỉ cần dùng 2 đến 3 quả trám trắng đem bỏ hạt, đập dập và lấy nước uống. Nước trám có vị chua và chát, bạn có thể thêm mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả. Kiên trì uống khoảng 7 ngày sẽ cảm thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Thanh quả chữa mất ngủ 
Thanh quả chữa mất ngủ

4.2. Điều trị viêm họng

Trường hợp bệnh nhân bị viêm họng, bạn dùng trám đen, rửa sạch, để vào bình thủy tinh, thêm muối và đậy kín nắp như muối chanh. Khi muối dần tan hết và ngấm vào quả, dùng để ngậm hàng ngày hoặc pha lấy nước uống. Phương pháp dân gian này cho hiệu nghiệm ngay sau ngày đầu tiên khi sử dụng.

4.3. Điều trị ho khan

Bệnh nhân bị ho khan có thể dùng trám đen tươi, rửa sạch và giã nát nấu cùng huyền sâm. Khi nước sôi thì tắt bếp, đỗ hỗn hợp ra chén và chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bài thuốc này cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm tình trạng phù thũng, nóng trong.

Thanh quả trị ho 
Thanh quả trị ho

4.4. Nước trám hạ sốt

Thành phần dược chất trong quả trám có khả năng hạ sốt nhanh chóng và an toàn. Bạn chỉ cần dùng trám trắng hoặc trám đen tươi, bỏ hạt và giã lấy nước uống. Sau khi uống, cơ thể sẽ hạ nhiệt nhanh chóng, giảm sốt và đau đầu. Đặc biệt, bài thuốc này còn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

4.5. Thanh nhiệt cơ thể

Than quả có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giải khát hiệu quả. Rửa sạch 10 – 15 thanh quả tươi và cắt đôi. Đun sôi 1 lít nước và cho thanh quả vào nồi nước sôi rồi đun nhỏ lửa. Đun cho đến khi thanh quả nở ra và màu nước chuyển sang vàng nhạt, tắt bếp để nguội. Uống nước thanh quả trong ngày thay cho nước uống thông thường.

4.6. Chữa viêm da 

Rửa sạch 10 quả tươi, cắt đôi và lấy hạt ra. Xay nhuyễn thanh quả. Trộn thanh quả xay nhuyễn với mật ong và bột mì để tạo thành hỗn hợp đều. Áp dụng bôi hỗn hợp lên vùng da bị viêm và để trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Sử dụng bài thuốc 2 – lần/tuần để cải thiện tình trạng viêm da.

4.7. Chữa kiết lỵ 

Người bệnh lấy 10 quả tươi đem đi rửa sạch và tiến hành cắt đôi. Cho thanh quả vào nồi nước và đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước ép từ quả, thêm đường và để nguội rồi uống. Mỗi lần uống 1 ly, ngày uống 3 lần thay nước lọc.

Thanh quả chữa kiết lỵ 
Thanh quả chữa kiết lỵ

4.8. Chữa sởi

Lấy 10 thanh quả tươi rửa sạch, cắt đôi. Cho vào nổi và đổ 1 lít nước cùng vào để đun. Khi sôi hạ lửa trong 15 phút và chắt lấy nước cốt. Sau đó, cho nước thanh quả vào nồi cho thêm 2 muỗng mật ong và đun sôi khoảng 5 phút. Tắt bếp để nguội và thưởng thức hết trong ngày.

4.9. Chữa bệnh động kinh 

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thanh quả, uất kim, phèn chua với trọng lượng lần lượt là 480g, 25g và 24g. Đập nát thanh quả sau đó cho vào nồi sắc kĩ cho tới khi nhuyễn ra và cho thêm uất kim vào nấu cùng. Tiếp theo cho phèn chua vào sắc cùng cho đến cô đặc lại còn khoảng 500ml thì tắt bắp, chờ nguội rồi uống.

4.10. Chữa nứt nẻ chân 

Bạn lấy khoảng 4 – 5 thanh quả chín cho lên bếp nướng chín thành than rồi tán ra thành bột mịn. Sau đó trộn cùng với dầu vừng và bôi lên khu vực chân hoặc tay đang bị nứt nẻ mỗi ngày cho tới khi khỏi hoàn toàn.

5. Các món ăn từ quả trám 

Nhắc đến thứ đặc sản nổi tiếng của đồng bào người trung du và miền núi phía Bắc thì không thể bỏ qua được thanh quả. Không những có tác dụng trị bệnh cho con người mà trám còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra nhiều món ăn dân giã vừa có độ bùi vừa dẻo thơm ngon.

Advertisement

5.1. Xôi  trám 

Từ lâu nay, trám đã được người dân Cao Bằng sử dụng để làm ra những đĩa xôi hấp dẫn mà khiến người thưởng thức ăn một lần nhớ mãi. Sự kết hợp của quả trám cùng với những hạt gạo nếp thơm ngon mang đến hương vị bùi lạ miệng mà không ngấy. Để làm món ăn này, bạn chỉ cần 1 cân gạo nếp và 300g trám chín. 

Gạo nếp đãi sạch sạn và ngâm qua đêm rồi sáng hôm sau rửa lại cho sạch. Còn trám rửa sạch và cho vào nồi om nhỏ lửa cho đến khi thấy thịt trám mềm ra. Lúc này bạn gỡ nhẹ nhàng phần thịt của quả trám ra còn hạt thì bỏ đi. Sau đó đem nhân trám xóc đều cùng với gạo nếp và cho vào chõ để đồ thành xôi ăn.

Món ăn xôi trám 
Món ăn xôi trám

5.2. Canh trám nấu gà 

Món này chỉ mất khoảng 30 phút chế biến tại nhà và hoàn toàn thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần thái thịt gà vừa miếng ăn, mang đi rửa sạch. Tương tự chọn những trái trám to đều đã chín đem đi rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho gia vị vào ướp cùng với thịt gà và trám khoảng 10 phút rồi đun trên bếp. Khi sôi cần hạ lửa cho đến khi thịt gà vừa chín tới thì tắt bếp và múc món ăn ra bát tô thưởng thức.

5.3. Trám kho thịt

Đây là món ăn có lẽ được nhiều người thực hiện nhất mỗi khi mùa trám đến bởi cả người lớn và trẻ nhỏ đều ăn được. Chỉ cần khoảng 400g trám rửa sạch và dùng búa để dập nát hạt nám. Sau đó cho vào nồi kho cùng với 1 kg thịt ba chỉ rồi nêm nếm gia vị cho vừa là bạn đã có món ăn đậm đà. Khi ăn trám kho thịt sẽ có vị chát dịu nhưng béo ngậy của nhân trám tiết ra và thịt ba chỉ.

Trám kho thịt ngon cực kỳ đưa cơm 
Trám kho thịt ngon cực kỳ đưa cơm

6. Lưu ý khi dùng quả trám cần biết

Thanh quả chứa nhiều chất đạm dẫn đến nếu ăn chúng quá nhiều sẽ khiến cơ thể lên cân nhanh chóng, gây ra béo phì nghiêm trọng.  Ngoài ra, theo ghi nhận của một số trường hợp lạm dụng thanh quả quá mức cho thấy họ đã bị tình trạng nhức đầu, buồn nôn. Vì vậy lời khuyên tốt nhất là hãy sử dụng thanh quả trong mức cho phép để tránh cơ thể phải hứng chịu những tác dụng ngược. Những đối tượng gồm trẻ nhỏ, nữ giới đang trong giai đoạn mang thai hoặc cả những người đang điều trị bệnh bằng thuốc tây nếu như muốn ăn trám thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Như vậy toàn bộ những thông tin giá trị liên quan đến quả trám đã được bài viết trên đề cập chi tiết, rõ ràng. Chúng tôi mong rằng, đến đây bạn đọc đã nắm vững được trọn vẹn lợi ích và tác dụng của trái trám để giúp cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất