Khám phá những tác dụng tuyệt vời của hạt gạo

Nguyễn Mai 369

Gạo là nguồn lương thực chính của người dân Việt Nam. Ngoài cung cấp năng lượng, loại hạt này còn có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về những tác dụng tuyệt vời của hạt gạo nhé!

1. Hạt gạo là gì?

Gạo là sản phẩm được thu hoạch từ lúa, dùng làm lương thực. Hạt gạo là nhân bên trong của thóc sau quá trình xay, tách bỏ lớp vỏ trấu. Bề ngoài, hạt thường có màu trắng, màu nâu hoặc màu đỏ thẫm. Hạt gạo sau khi trải qua quá trình xay, được gọi là gạo lứt (gạo lức hoặc gạo lật), tiếp tục xát tách cám thì được gọi là gạo trắng hay gạo xát. Ngoài ra, nếu xát gạo lứt rối, nhằm giữ lại phần lớn lượng cám, thì được gọi là gạo nguyên cám hoặc gạo xát rối. 

Thông thường, gạo được nấu thành cơm, cháo bằng cách luộc trong nước hoặc sử dụng hơi nước để làm chín. Gạo đồ được làm từ thóc ngâm nước nóng hay sấy trong hơi nước và đem phơi khô, sau đó gia công chế biến qua nhiều công đoạn (như xay, xát, đánh bóng). Gạo tấm là những mảnh vụn của gạo rơi vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, vận chuyển hay khi xay xát gạo. 

Ngoài ra, gạo được rang vàng, đem giã mịn thành thính gạo, dùng làm một loại gia vị. Loại bột làm từ gạo bằng phương pháp ngâm, nghiền sẽ được gọi là bột gạo. Từ bột gạo, người ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon như bún, phở, hay các loại bánh (như bánh nếp, bánh cốm, bánh chưng, bánh tẻ,…).

Gạo là lương thực chính của nước ta
Gạo là lương thực chính của nước ta

2. Gạo gồm có mấy loại?

Gạo được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á. Tại Việt Nam, người ta chia gạo thành 4 loại chính:

2.1. Gạo nếp

Gạo nếp là loại hạt chứa amylopectin cao, không chứa hoặc chứa lượng không đáng kể amyloza. Để nhận biết loại gạo này, người ta dựa vào hàm lượng Amylopectin – thành phần chính cấu tạo nên nó. Gạo nếp được dùng chủ yếu để nấu xôi nếp, làm bánh giầy, bánh chưng và nhiều loại bánh nếp khác. Nó thường không dùng để nấu cơm. Về hình dạng bên ngoài, hạt to và tròn hơn gạo thường và có thời gian sinh trưởng, thu hoạch lâu hơn những loại gạo khác. 

2.2. Gạo tẻ

Gạo tẻ là một loại gạo thông dụng, được dùng nhiều nhất hiện nay. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo tẻ cao hơn nhiều so với gạo nếp. Hạt giàu tinh bột, protein, vitamin và canxi,… Gạo tẻ trồng phổ biến ở châu Á, châu Phi hay châu Mỹ. Nó được coi là nguồn lương thực bổ sung dinh dưỡng chính cho cơ thể. 

2.3. Gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo xay bỏ vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám gạo. Loại gạo này giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Gạo lứt giàu tinh bột, protein, chất béo, chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Trên thị trường, gạo này được bày bán với nhiều loại khác nhau, chủ yếu phân biệt qua màu sắc: gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Gạo lứt rất tốt cho những người mắc bệnh tim và bệnh ung thư. 

Gạo lứt tốt cho người mắc bệnh tim mạch, ung thư
Gạo lứt tốt cho người mắc bệnh tim mạch, ung thư

2.4. Gạo trắng

Gạo trắng là loại hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất trong các loại gạo. Do gạo này trải qua quá trình xay tách vỏ trấu cũng như xát loại bỏ lớp cám, nên đã làm mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng nhiều hay ít của gạo trắng còn phụ thuộc vào vị trí địa lý. 

3. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt gạo

Do là nguồn lương thực chính tại Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới, nên gạo giúp bổ sung rất nhiều dinh dưỡng. Trong 100g hạt gạo, thường chứa:

  • Năng lượng: 1.527 kJ (365 kcal)
  • Cacbohydrat: 79 g
  • Đường: 0.12 g
  • Chất xơ: 1.3 g
  • Chất béo: 0.66 g
  • Chất đạm: 7.13 g

Ngoài ra, gạo còn bổ sung cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất, như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Canxi, Sắt, Magie, Photpho,…

4. Hạt gạo có những tác dụng gì?

Không phải tự nhiên mà gạo được sử dụng phổ biến như vậy. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hạt gạo mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ, như:

4.1. Cung cấp năng lượng

Gạo là loại hạt chứa rất nhiều tinh bột và đường. Do đó, nó đóng vai trò là nguồn thực phẩm tạo ra nguồn năng lượng cho cơ. Những chất này khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành phân tử glycogen, dưới dạng đường glucose, lactose, fructose, sucrose, từ đó, sản sinh ra năng lượng giúp duy trì và thực hiện các hoạt động.

Gạo cung cấp nhiều năng lượng
Gạo cung cấp nhiều năng lượng

4.2 Bổ sung vitamin cần thiết

Gạo chứa vitamin đa dạng với hàm lượng cao. Trong đó, vitamin nhóm B cực kỳ dồi dào, như vitamin B1, B2, B6 hay vitamin PP. Các nhóm vitamin này góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành mô tế bào não, giúp đảm bảo vận hành hiệu quả của chức năng não bộ.

4.3. Cung cấp khoáng chất

Khi ăn gạo, bạn sẽ được cung cấp rất nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm, magie, photpho,… Hàm lượng magie, kali trong gạo lớn giúp cho xương khớp, răng được bảo vệ khoẻ mạnh.

4.4 Giúp kiểm soát huyết áp

Hàm lượng natri cao có thể dẫn đến tình trạng co thắt tĩnh mạch và động mạch, làm gia tăng căng thẳng đến hệ thống tim mạch khi huyết áp tăng. Việc sử dụng gạo không gây ra vấn đề lớn đối với người mắc cao huyết áp, bởi hàm lượng natri trong hạt không chứa nhiều.

4.5 Chăm sóc da

Với chị em phụ nữ, nước vo gạo được coi là một loại mỹ phẩm tự nhiên giúp làm đẹp da. Do trong loại nước này chứa chất chống oxy hóa, có khả năng chăm sóc, dưỡng da, bảo vệ da trước các dấu hiệu lão hoá hiệu quả. 

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa trong hạt gạo như phenolic giúp trì hoãn sự lão hóa làn da, ngăn ngừa những nếp nhăn cùng nhiều vấn đề kích ứng, mẩn đỏ xuất hiện ở da. Trong quá trình chăm sóc da, chị em hoàn toàn có thể tham khảo dùng nước vo gạo làm sạch da hoặc uống thêm sữa gạo.

Gạo giúp đẹp da
Gạo giúp đẹp da

5. Hạt gạo có thể chế biến thành những món gì?

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều món ăn được làm từ gạo. Mỗi món đều có những hương vị đặc trưng, hấp dẫn riêng. Bạn có thể tham khảo một số món ăn từ loại hạt này dưới đây:

5.1. Phở

Đây là món ăn cực kỳ nổi tiếng của Việt Nam, được vinh danh trên bản đồ ẩm thực của thế giới. Nhắc đến món ăn từ gạo không thể bỏ qua món phở. Món này chỉ ngon là khi nó có nước dùng ngon cùng với bánh phở dai, mềm.

Để làm nên một bát phở đúng chuẩn, bạn cần lựa chọn kỹ càng ngay từ khâu đầu vào, nguồn gạo phải mới, sạch, thơm và tròn đầy. Tiếp đó, đem gạo đi xay, ủ bột. Bạn cần tráng bột thành lớp mỏng và đậy nắp chảo. Khi bột chín, dùng cái sạn để lấy bánh gạo ra. Sau đó, cắt bánh thành từng sợi phở dài. 

Phở là món ăn đơn giản, không cần chế biến quá cầu kỳ, công phu, nhưng lại mang đến cho người dùng một hương vị đặc biệt, khó quên. Tất cả là nhờ vào khâu nấu nước dùng, người đầu bếp sẽ sử dụng nước xương kết hợp nhiều gia vị thảo mộc khác, làm nên bát phở bổ dưỡng, thơm ngon, đậm đà nhưng vẫn thanh nhã. Đây là lý do khiến cho những ai từng ăn phở một lần đều muốn quay trở lại thưởng thức những lần tiếp theo. 

5.2. Bún

Bún là một sản phẩm từ bột gạo, được chế biến thành nhiều hình dạng, kích thước và mùi vị khác nhau. Đây là cách mà người dân Việt Nam góp phần tạo nên nền ẩm thực phong phú. Nhắc đến bún, bạn sẽ ngạc nhiên bởi rất nhiều món ăn đặc trưng của nhiều vùng miền được chế biến từ loại nguyên liệu này. Với miền Bắc, một số món ăn nổi bật như bún chả, bún đậu mắm tôm, bún mọc,… Miền Trung có món bún bò Huế nức tiếng. Và miền Nam có những món như bún mắm, bún riêu cua, bún gạo,…

Bún làm từ gạo rất ngon
Bún làm từ gạo rất ngon

5.3. Hủ tiếu

Một sản phẩm làm từ gạo khác, đó là hủ tiếu. Đây là món ăn phổ biến tại miền Nam. So với phở, bún, sợi hủ tiếu có kích thước nhỏ, mảnh cùng độ dai hơn. Người ta dùng sợi hủ tiếu để chế biến một số món ăn như hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu truyền thống,… Khi thưởng thức món ăn, thực khách sẽ cảm nhận được nước dùng thơm ngon, đậm đà hòa cùng độ dai mềm của sợi hủ tiếu.

5.4. Cơm lam

Một khác được chế biến từ gạo là cơm lam. Đây là đặc sản mang hương vị núi rừng đặc trưng của người dân vùng cao. Để làm nên món ăn này, đòi hỏi người làm phải chế biến công phu dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành.

Khi chế biến cơm lam, gạo được đựng bên trong một ống tre, thêm nước lấy từ nguồn suối và nước có sẵn bên trong ống. Tiếp đó, nấu chín cơm trên lửa nhỏ, đảm bỏ ống tre bên ngoài không bị cháy, ảnh hưởng vào phần cơm bên trong. Khi cơm chín, bạn sẽ thưởng thức được một vị ngon ngọt, dẻo dẻo, thơm thơm. Người ta thường dùng cơm lam ăn kèm với muối lạc hay muối vừng.

6. Thế nào là xát trắng hạt gạo

Để tạo ra gạo mà chúng ta thường dùng nấu cơm, người ta cần tiến hành công đoạn xát trắng hạt gạo. Công đoạn này giúp làm sạch lớp vỏ cám bao quanh hạt gạo. Cụ thể hơn, sau khi loại bỏ vỏ trấu dính bên ngoài hạt gạo, gạo còn một lớp màng bao quanh. Và để trắng hơn, người ta tiến hành quy trình xát trắng hạt gạo thông qua làm sạch vỏ cám bao quanh nó.

7. Loại gạo nào nấu cơm ngon nhất?

Trong cuộc thi “gạo ngon nhất thế giới” năm 2019, 2020 tổ chức tại Mỹ, gạo ST25 của Việt Nam lần lượt đạt hạng nhất và hạng 2. Đây là loại gạo có nguồn gốc từ Sóc Trăng, được nghiên cứu trong 20 năm bởi kỹ sư Hồ Quang Cua.

Gạo ST25 có hạt dài, mùi thơm, có màu trắng, không bị bạc bụng. Khi nấu chín, cơm dẻo, có vị ngọt tự nhiên cùng hương hương thơm lá dứa hấp dẫn. Đây là loại gạo “thượng hạng” với hạt cơm khô, ráo nước, ngon. Đặc biệt, khi để nguội thì cơm vẫn giữ được độ dẻo, không hề bị cứng. Gạo hấp thụ lượng nước rất thấp, khi nấu cần chú ý đong nước vừa phải để cơm ngon hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại gạo này cao, chứa vitamin và khoáng chất nhiều hơn so với các loại gạo khác.

Ngoài gạo ST25, còn một số loại gạo ngon nổi tiếng khác như: Gạo Bắc Hương, gạo Tám Xoan Hải Hậu, gạo Nàng Xuân, gạo thơm Nàng Sen, gạo sữa Mai Vàng, gạo nếp cái hoa vàng,…

Gạo ST25 nổi tiếng thế giới
Gạo ST25 nổi tiếng thế giới

8. Hiện nay Việt nam đang đứng thứ mấy về xuất khẩu gạo 

Theo các thông kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới vào năm 2020, 2021. Cũng theo dự đoán của đơn vị này, năm 2022, Việt Nam có thể sẽ đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo toàn cầu.

9. Mua hạt gạo ở đâu? Giá bao nhiêu?

Gạo là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu, nên nhu cầu mua tăng lên không ngừng. Bạn có thể tham khảo một số cơ sở bán gạo uy tín như Bách Hoá Xanh, Siêu thị gạo ngon, Đại lý Nam Bình,… Giá bán của gạo thường dao động trong khoảng 12.000 – 45.000 đồng/kg tuỳ loại. 

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn một chút kiến thức nho nhỏ về hạt gạo. Đừng quên bổ sung gạo vào khẩu phần ăn mỗi ngày để nạp năng lượng cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhé!

Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đời mặn Chương 7

13 giờ 9 phút trước

Đời mặn Chương 6

13 giờ 11 phút trước

Đời mặn Chương 5

13 giờ 13 phút trước

Đời mặn Chương 4

13 giờ 15 phút trước

Đời mặn Chương 3

13 giờ 17 phút trước