Quả phượng và tác dụng trị bệnh hiệu quả ít ai biết đến

Nguyễn Mai 1133
Quả phượng từ lâu đã trở thành hình ảnh thân thuộc với mỗi người Việt Nam. Khi mùa hoa phượng qua đi, mùa quả đến, học sinh nô nức kéo nhau trở lại trường và bắt đầu năm học mới. Có lẽ thân thuộc như thế, nhưng ít ai biết rằng, quả còn là một loại dược liệu quý trong những bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

1. Tổng quan về quả phượng – Thứ quả tuổi học trò

Cây phượng khá đặc biệt khi được hầu hết mọi người biết đến bởi đây là loài cây gắn liền trong suốt quãng thời gian đi học của chúng ta. Tán cây rợp mát, che chở cả một vùng trời tuổi thơ. Hoa phượng rợp đỏ như những ánh lửa cháy bỏng giữa trưa hè. Và qua mùa hoa, mùa phượng ra quả cũng là ngày tựu trường đã đến. Cùng tìm hiểu về quả phượng trong nội dung dưới đây nhé!

1.1. Đặc điểm quả phượng

Quả phượng khá dài, khi trưởng thành có thể dài đến 60cm. Dáng quả dẹt như quả đậu lướt. Khi non, quả có màu xanh và dần chuyển sang màu đen, vỏ cứng và hóa gỗ khi già. Bên trong quả chứa nhiều hạt nhỏ, xếp thành hàng đều đặn. Khi quả chín, có thể tách vỏ lấy phần hạt rang lên ăn, hạt có vị bùi và mùi thơm ngon đặc trưng.

Quả phượng có kích thước 15 - 20cm, khi chín có màu nâu đen
Quả phượng có kích thước 15 – 20cm, khi chín có màu nâu đen

1.2. Nguồn gốc và sự phân bố

Theo tài liệu khoa học, cây phượng có nguồn gốc từ Madagascar. Hiện nay, chúng được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… Tại Việt Nam, cây ưa thích với nền khí hậu nhiệt đới nên được trồng rộng rãi từ thành thị cho đến nông thôn. Đặc biệt là thành phố Hải Phòng – địa danh được gọi với cái tên thân thuộc là “thành phố hoa phượng đỏ”. Cây thường được trồng ở khuôn viên trường, dọc các tuyến phố để tạo bóng mát và cảnh quan.

1.3. Phân loại cây phượng

Nhắc đến cây phượng, có lẽ nhiều người chỉ nghĩ đến dáng cây cao cao, cành lá xum xuê và những chùm hoa đỏ rực lửa. Trên thực tế, có rất nhiều giống phượng khác nhau với màu hoa đỏ, vàng, hồng, tím đủ loại. Tại Việt Nam, có 3 giống phượng phổ biến sau:

– Hoa phượng vĩ: (hay còn gọi là xoan tây, điệp tây) Là một giống phượng phổ biến ở nước ta, cây thân gỗ có kích thước lớn, hoa có màu đỏ hoặc vàng, lá màu xanh lục sáng, thường ra hoa vào mùa hè.

– Hoa kim phượng: (hay còn gọi là phượng ta, điệp, điệp cúng) Là một loại cây thân gỗ nhỏ và thấp, hoa mọc trực tiếp từ cành, có màu cam, hồng hoặc đỏ, có thể ra hoa quanh năm.

– Hoa phượng tím: Là giống cây thân gỗ lớn, được du nhập vào Đà Lạt những năm 1970, hoa mọc thành từng chùm bao kín cành, màu tím lạ mắt, cánh hoa rất mỏng.

2. Giải đáp thắc mắc: Vậy có ăn được quả phượng hay không? 

Quả phượng có vỏ cứng, bên trong không có thịt quả mà chỉ có hạt khiến nhiều người nghĩ rằng chúng không thể ăn được. Tuy nhiên, bạn có thể tách và ăn phần hạt bên trong. Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại hạt này khá lành tính, không chứa độc tố nên an toàn khi ăn. Đồng thời, ít ai biết rằng hạt phượng còn đang nắm giữ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. 

Quả phượng ăn được và được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của một số nước Châu Á
Quả phượng ăn được và được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của một số nước Châu Á

3. Quả phượng vị gì?

Quả phượng khi còn non, phần hạt khá mềm, ăn vào có vị chua ngọt lạ miệng. Khi quả già, hạt chuyển sang màu nâu, rang lên ăn có vị bùi béo và thơm. Tại một số địa phương ở các vùng quê của nước ta, người dân sử dụng trái phượng giống như một món ăn vặt yêu thích. Và có lẽ, hương vị ấn tượng nhất quả phượng để lại có lẽ là “hương vị tuổi thơ”. Khi mỗi lần nhìn thấy chúng, ta lại nhớ về quãng thời gian yên bình ngày nhỏ, cùng bạn bè nô đùa dưới tán cây phượng những trưa hè.

4. Những bài thuốc quý chữa bệnh từ quả phượng

Trong tài liệu y học hiện đại cho thấy, vỏ phượng có chứa các dược chất có lợi như saponin, alkaloid, phycotoxines hydrocarbures, fanovoid, carotene,… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ không những cho tác dụng thanh nhiệt và giải độc cực nhanh chóng mà còn giúp giảm đau, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ở Ấn Độ, vỏ quả thường được dùng làm thuốc trị tê thấp và đầy hơi. Ở Trung Quốc, các thầy thuốc Đông y dùng chúng làm thuốc điều trị huyết áp cao. Dưới đây là một số bài thuốc quý từ quả phượng:

4.1. Giảm đau bụng kinh

Để giảm bớt triệu chứng này, bạn chỉ cần dùng hoa phượng đỏ khô kết hợp với quả phượng nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn với mật ong và hòa tan trong nước. Uống 2 lần trong ngày, cơn đau sẽ dịu đi đáng kể. Đây cũng là phương pháp dân gian an toàn và lành mạnh.

4.2. Chữa loét miệng

Lý do cần chữa các vết loét miệng nhanh là vì ngoài ảnh hưởng lớn đến tình thẩm mỹ tình trạng này còn rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Theo tài liệu y học cổ truyền, hãy dùng vỏ quả phượng tươi sao khô, sau đó nghiền mịn và trộn đều với mật ong. Dùng hỗn hợp trên đắp lên vết loét sẽ giúp chúng se lại nhanh chóng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

4.3. Giảm đau do viêm khớp

Đối với bệnh nhân bị viêm khớp có thể dùng lá và quả cây phượng non, tươi giã nát. Sau khi đã thoa hỗn hợp lên vị trí đau hãy sử dụng băng gạc để cố định và đợi cho hỗn hợp khô hoàn toàn rồi tháo bỏ băng gạc và vứt đi. Nếu muốn đạt hiệu quả cho tốt hơn, nên thực hiện liên tục vào mỗi tối để giảm bớt triệu chứng đau nhức, khó chịu. Lâu dài, phương pháp này cũng sẽ cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp tốt hơn.

4.4. Trị rụng tóc

Trường hợp bạn bị rụng tóc, hói đầu,… có thể dùng lá và quả phượng còn non, tươi nghiền nát và trộn với nước nóng thoa lên da đầu 1 – 2 lần/tuần. Sau khi đã thoa trái phượng lên tóc, tiếp theo là gội đầu bằng dầu gội và thực hiện ủ xả tóc. Thực hiện đều đặn và kiên trì sẽ giúp tóc giảm thiểu hiện tượng gãy rụng và bắt đầu mọc nhiều tóc con. Chú ý rằng để đạt hiệu quả tốt nên sử dụng phù hợp với tình trạng tóc của bạn . 

Advertisement

Loại quả được sử dụng đa dạng trong nhiều bài thuốc trong đó có trị rụng tóc
Loại quả được sử dụng đa dạng trong nhiều bài thuốc trong đó có trị rụng tóc

4.5. Các bài thuốc dân gian từ các quốc gia khác

Chiết xuất từ cây phượng đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thuốc trị bệnh. Chúng được điều chế dưới dạng nước thuốc, nước ép, tinh dầu, trà thảo mộc,… Cụ thể: 

– Ở Bangladesh, lá phượng được dùng làm dược liệu để điều trị bệnh tiểu đường hoặc nước sắc từ hoa phượng để điều trị sốt mãn tính.

– Ở Ấn Độ, lá cây này được sử dụng làm thuốc điều trị táo bón, viêm khớp, hạt được dùng chữa sốt xuất huyết, vỏ cây giúp hạ sốt và hoa để tẩy giun.

– Ở Pradesh, hoa phượng được dùng để giảm các cơn đau bụng kinh.

– Ở miền đông Nigeria, lá phượng được dùng để giảm các cơn đau do chấn thương hoặc bệnh viêm khớp.

5. Quả gì giống với quả phượng?

Quả phượng có dáng dài, dẹt khá giống với quả lặc lè hay còn gọi là quả núc nác. Tuy nhiên, 2 loại quả này lại hoàn toàn khác biệt nhau và nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận ra dễ dàng. Cụ thể, quả lặc lè có màu xanh, thân quả mềm hơn, phần đuôi vót nhọn hơn quả phượng. Đặc biệt, quả lặc lè có phần thịt quả khá dày, hạt lép trong khi quả phượng không có thịt quả, hạt to và lồi rõ trên thân.

Bề ngoài quả khá giống với quả núc nác
Bề ngoài quả khá giống với quả núc nác

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn khám phá về những giá trị của quả phượng. Với những cánh hoa đỏ rực rỡ và tượng trưng cho tình yêu nồng cháy, loại quả này đã trở thành một biểu tượng của sự đam mê và lòng trung thành trong tình yêu.

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất