Hoa phượng – Loài hoa rực rỡ của tuổi học trò

Nguyễn Mai 328

Hoa phượng đỏ là loài hoa vô cùng quen thuộc, nó đã trở thành biểu tượng của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn hoa phượng, ta lại nhớ về những năm tháng trên ghế nhà trường vui vẻ, ngây thơ. Cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu về loài hoa đầy kỉ niệm này nhé!

1. Nguồn gốc của hoa phượng

Hoa phượng hay còn có tên khác là phượng vĩ, xoan tây, điệp tây,… có tên khoa học là Delonix regia, sinh sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa phượng có nguồn gốc từ Madagascar, trong các cánh rừng tại miền tây Malagasy. Ngày nay hoa phượng được trồng ở rất nhiều nơi trên hầu khắp các châu lục. 

Tuy nhiên, nó lại được coi là loài cây xâm hại tại Úc, bởi bộ rễ và bóng râm của loài cây này đã ngăn chặn sự phát triển của thực vật bản địa. Tại Việt nam, phượng vĩ được du nhập vào khoảng cuối thế kỉ thứ 19, hiện nay nó đã được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

Ngày nay hoa phượng được trồng ở rất nhiều nơi trên hầu khắp các châu lục

2. Đặc điểm của hoa phượng

Cây phượng có độ cao vừa phải khoảng từ 10 đến 15m, đôi khi đạt đến khoảng 20m. Nó có tán cây tỏa rộng, các tán lá dày đặc, đan xen vào nhau tạo bóng mát. Hoa phượng có kích thước tương đối lớn, nở thành từng chùm dài khoảng 20 – 25cm. Mỗi bông hoa sẽ có 4 cánh hoa tỏa rộng có màu đỏ tươi hoặc đỏ cam, cánh hoa thứ 5 thường mọc thẳng, có kích thước lớn hơn 4 cánh hoa còn lại. Cánh hoa này sẽ có đốm màu trắng – đỏ, trắng – vàng, cam – vàng hoặc đỏ – trắng. 

Quả của cây là loại quả đậu, khi chín có màu sẫm, dài khoảng 60cm, rộng khoảng 5cm. Bên trong quả có những hạt nhỏ riêng rẽ, nặng khoảng 0,4g, có kích thước bằng đầu đũa. Lá phượng thuộc loại lá phức lông chim kép có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Mỗi lá có chiều dài khoảng 30 – 50cm, bao gồm 20 – 40 cặp lá chét sơ cấp, mỗi lá chét sơ cấp được chia thành 10 – 20 lá chét thứ cấp. Với những khu vực có mùa khô rõ nét thì cây sẽ rụng lá vào mùa khô.

Phượng vĩ là loại cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Nó có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại địa hình như ven biển, đồi núi, trung du hay đồng bằng. Cây thuộc loại cây ưa sáng, phát triển nhanh, vô cùng khỏe mạnh mà không kén đất. Tuy nhiên, phượng vĩ có tuổi thọ không cao. Trung bình từ 30 – 50 năm cây sẽ dần già cỗi, bắt đầu mục rỗng, bị nấm, sâu bệnh hại công. 

3. Công dụng của hoa phượng trong đời sống thường ngày

Cây phượng được biết đến nhiều nhất với công dụng tạo bóng râm, đặc biệt vào những ngày hè.. Những tán lá phường dày, mọc khít, san sát nhau như một cái ô lớn che mát khoảng không nên thường được ven đường, trong sân nhà, sân trường, công viên,… Ngoài ra, hoa phượng đỏ rực rỡ cũng là một loại cây trang trí đẹp mắt, trồng thành cây bonsai tạo thẩm mỹ cho không gian và có ý nghĩa phong thủy. 

Thân cây thuộc loại gỗ trung bình, thường được dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, chế tác nên các đồ vật trang trí nội thất, đóng hòm, xẻ ván. Vỏ cây, rễ và lá cây được dùng làm các vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Vỏ cây dùng làm thuốc hạ sốt, hạ huyết áp, giảm sưng đau xương khớp,… lá cây có thể chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, táo bón,… Hoa phượng cũng thường được dùng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn và ngon miệng. 

Hoa phượng cũng thường được dùng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

4. Ý nghĩa hình ảnh về hoa phượng

Hoa phượng là loài hoa gần gũi, quen thuộc, đại diện cho tuổi học trò. Khi hoa phượng nở là mùa hè đến, thời điểm kết thúc năm học, những học sinh cuối cấp sẽ phải rời xa mái trường, xa thầy cô, bạn bè thân thiết. Đặc biệt, với học sinh lớp 12 thì đây còn là điều báo hiệu cho sự kết thúc của những năm tháng học trò vô tư, vui vẻ. 

Dưới tán cây phượng là biết bao kỷ niệm quý báu của thời học sinh, đó là những hình ảnh không thể phai mờ trong lòng mỗi người. Đó là nơi ta từng trò chuyện, ôn bài hay thậm chí là những giấc ngủ vội lúc ôn thi. Những cánh phượng đỏ được kẹp vào trang vở, cài lên mái tóc hay chiếc xe đạp sẽ luôn là những kí ức tươi đẹp nhất. Tuổi học trò là thời gian đẹp nhất mà ai cũng muốn được quay lại. Phượng vĩ gắn với màu hè đổ lửa, tiếng ve kêu giữa trưa hè nóng bức. 

5. Hoa phượng gắn với thông điệp gì?

Hoa phượng gắn với thông điệp của sự khởi đầu cũng là sự kết thúc. Nó khởi đầu cho những rung động đầu đời đầy bỡ ngỡ, ngây thơ, nó cũng báo hiệu kết thúc một năm học, phải chia tay bạn bè, mái trường, thầy cô yêu dấu. Hơn cả, loài hoa này thường gắn với sự hoài niệm về những năm tháng học trò vui tươi và rực rỡ.

6. Những biểu tượng của hình ảnh hoa Phượng

Hoa phượng là biểu tượng của mùa hè, của sân trường, lớp học. Ngoài ra, nó là loài cây biểu tượng chính thức tại quần đảo Bắc Mariana. Tại Việt Nam, Hải Phòng được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ, hoa phượng chính là biểu tượng cho thành phố này. 

Hoa phượng cũng là đại diện cho tình yêu tuổi học trò ngây thơ, trong sáng. Tình yêu ấy không chỉ hồn nhiên, vô lo vô nghĩ mà còn vô cùng mãnh liệt như màu đỏ của hoa phượng thắm rực rỡ trong nắng vàng. Đó là những kí ức không thể nào quên trong lòng mỗi chúng ta.

7. Hình ảnh đẹp về hoa phượng

Hoa phượng đỏ rực rỡ khi hè về đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi người. Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp ngắm nhìn những hình ảnh của loài hoa này bạn nhé!

hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng

 

Thơ hay tuổi học trò cùng hoa phượng vĩ
hoa phượng
Hình ảnh về hoa phượng
hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng
hoa phượng
Hình ảnh hoa phượng

 

8. Thơ hay về hoa phượng

Hoa phượng có nhiều ý nghĩa, biểu tượng đặc biệt, cho nên nó đã đi vào thơ ca từ rất lâu, tọa nên nhiều tác phẩm nổi tiếng. Sau đây là một số bài thơ hay về hoa phượng, loài hoa rực rỡ của mùa hè đầy nhiệt huyết.

8.1 Cánh phượng hồng của tôi

“Tôi tìm về với ký ức tuổi thơ

Nghe rạo rực sắc màu hoa Phượng đỏ

Vạt nắng rọi góc sân trường ngày đó

Cánh Phượng hồng trong gió bay bay…

Nhặt cánh Phượng hồng ấp ủ trong tay

Advertisement

Rồi cẩn thận ép vào trong trang sách

Tuổi học trò những phút giây ngây ngất

Thấy mềm lòng với cánh Phượng mong manh.

Tốt nghiệp rồi, tôi lên đường tòng quân

Cánh Phượng đỏ vẫn bồi hồi e ấp

Trong cuốn sổ của một thời đi học

Luôn bên mình nâng bước hành quân…

Trở lại mái trường, thăm lại góc sân

Cánh Phượng mỏng vẫn nồng nàn cháy đỏ

Sống lại tuổi học trò ngây ngô ngày đó

Ôm cánh Phượng vào lòng

Cánh Phượng mỏng của tôi”

hoa phượng
Thơ hay về hoa phượng

8.2 Giữ hạ

“Xin em giữ mãi khung trời hạ

Để phượng đừng phai nhạt sắc hồng

Mai mốt anh về ươm giọt nắng

Cho cành phượng thắm trổ thêm bông

Này em…! Tay giữ sao lơ đãng…

Ngơ ngác hạ tìm chẳng thấy em

Giọt nắng sân trường tan tác rụng

Làm hoa phượng đỏ héo bên thềm

Hạ đang hờn dỗi đòi anh trả

Những chuỗi ngày xưa rất ngọc ngà

Anh sợ hạ buồn đi vội vã

Như đời vội vã chuyến chia xa

Sao em không giữ khung trời hạ…?

Để phượng đừng phai nhạt sắc hồng

Màu áo học trò, khung cửa lớp

Hồn anh lưu luyến những hoài mong…”

8.3 Nhớ mùa phượng vĩ

“Nhìn hoa phượng vĩ trên cây

Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường

Hè về lưu luyến vấn vương

Truyền nhau lưu bút thân thương trao lời

Cho dù xa cách đôi nơi

Những ngày hoa bướm vui chơi nhớ hoài

Đàn ve gảy khúc bên tai

Màu hoa đỏ thắm lắt lay tâm hồn

Cuộc đời biển cạn non mòn

Vẫn luôn nhớ mãi gót son dại khờ

Rượt nhau chạy nhảy ven bờ

Tim yêu rung động đến giờ chưa quên.”

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về loài hoa phượng, gắn liền với tuổi học trò. Chúng tôi mong rằng, bạn đã có được những kiến thức mình đang tìm kiếm. Hãy theo dõi Tuổi trẻ và sắc đẹp để tìm hiểu về những loài hoa khác nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất