Lá phượng cùng những đặc điểm và tác dụng bất ngờ ít ai biết đến

Nguyễn Mai 998

Phượng vĩ là loài cây báo hiệu mùa hè đến, gắn bó với rất nhiều kỷ niệm của thời học trò và sinh viên. Lá phượng còn có nhiều công dụng tuyệt vời mà ít người biết đến. Các bạn hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về loại lá thân quen này nhé.

1. Giới thiệu về cây lá phượng

Đây là loài cây thân gỗ, phát triển trong môi trường khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây phượng có tên khoa học là Delonix regia, còn được gọi là phượng vĩ, hoa phượng đỏ. Cây có nguồn gốc từ nước Madagascar ở Đông Phi. Tại nước ta, loài cây phổ biến này mọc khắp mọi nơi từ Nam ra Bắc, được trồng để che bóng mát, trang trí, hoặc làm cảnh. 

Phượng được trồng làm cây che bóng mát
Phượng được trồng làm cây che bóng mát

Cây có chiều cao lên đến 20m, thân phân nhiều nhánh lớn, vỏ màu xám trắng. Lá phượng thuộc dạng lá kép lông chim, có màu xanh lục, kích thước nhỏ, xếp khít nhau. Hoa thường nở thành chùm màu đỏ, có 5 cánh, chiều dài khoảng 20 – 50cm. Quả phượng màu nâu, dài đến 60cm và có hạt ăn được.

2. Ý nghĩa của cây lá phượng

Loại cây này tượng trưng cho tuổi học trò và gắn liền với rất nhiều kỷ niệm vui buồn thời học sinh. Hoa phượng cùng tiếng ve kêu là tiếng chuông báo hiệu mùa hè đang đến, cũng là lúc năm học sắp kết thúc. Lúc này, học sinh thi nhau nhặt những cánh phượng đỏ thắm xếp thành hình bướm, ép trong trang vở làm quà tặng lưu niệm trước khi xa nhau.

Phượng là loài cây mang dấu ấn học trò
Phượng là loài cây mang dấu ấn học trò

Theo từ điển Hán Việt, từ phượng vĩ có nghĩa là đuôi chim phượng. Lý do là bởi lá phượng có hình dáng tương tự với đuôi loài chim quý hiếm này. Do đó, khi cây nở hoa, sẽ báo hiệu một vụ mùa bội thu. Ngoài ra, nhiều người trồng giống cây phượng bonsai để làm cảnh tại nhà với mong muốn đem lại phong thủy tốt.

3. Những tác dụng của cây lá phượng

Với tán cây rộng, nhiều cành và lá mọc dày khít nhau nên loại cây này được biết đến với công dụng chủ yếu là che bóng mát. Do đó, người ta trồng cây phượng ở trường học, vỉa hè, công viên,… để tạo bóng râm. Thêm vào đó, loài cây này cũng giúp cải thiện không khí rất tốt khi hấp thụ khói bụi, CO2 và cung cấp một lượng lớn oxy.

Lá phượng có vai trò cung cấp oxy cho bầu không khí trong lành hơn
Lá phượng có vai trò cung cấp oxy cho bầu không khí trong lành hơn

Sắc hoa phượng đỏ rực còn mang lại giá trị thẩm mỹ giúp không gian trở nên sinh động và bắt mắt hơn. Thân cây được dùng như một loại gỗ có thể chế tác ra các đồ vật trang trí nội thất. Không những vậy, vỏ cây và lá phượng còn là những loại dược liệu giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như hạ sốt, ợ chua, táo bón, hạ huyết áp,…

4. Hoa và quả phượng có ăn được không?

Cả hai bộ phận này của cây phượng vĩ đều ăn được. Tuy nhiên, với quả phượng, chúng ta chỉ ăn được hạt, còn phần vỏ cứng bên ngoài thì không ăn được. Khi chín khô, bạn có thể tách vỏ quả ra và lấy hạt rang lên ăn. Hoa phượng lành tính và chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như tanis, saponins, flavonoids,… Do đó, nhiều người còn dùng loại hoa này làm món nộm ngon giải nhiệt trong mùa hè nóng bức.

Cả hoa và quả phượng đều có thể ăn được
Cả hoa và quả phượng đều có thể ăn được

5. Cách trồng và chăm sóc cây lá phượng

Loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh và chịu hạn rất tốt, thích nghi dễ dàng với mọi khí hậu. Cây phượng dễ trồng và chăm sóc. Dưới đây là những điều cần lưu ý để có thể trồng cây cho ra hoa đẹp.

  • Đất trồng: Cây có thể sinh trưởng ở bất kỳ loại đất nào, nhưng nên bổ sung nhiều dinh dưỡng và độ ẩm cho đất
  • Quy trình: Ngâm hạt giống trong nước ấm, sau 10 – 12 tiếng thì vớt ra cho vào khăn bông, đem hạt ra khay có sẵn cát ẩm để ươm, vùi hạt giống xuống đất và phủ lên một lớp rơm rạ trên bề mặt, sau 3 tuần đem đi trồng ở các hố cây đã chuẩn bị sẵn
  • Chống cây: Đây là bước cần thiết ngay sau khi cho cây vào hố trồng để giúp cây không bị đổ ngã, sau 3 – 4 tháng cây đã ổn định thì dỡ bỏ cọc chống
  • Nước tưới: Khi cây còn nhỏ thì tưới mỗi ngày một lần vào buổi sáng, tăng lên 2 lần một ngày khi cây phát triển
  • Phân bón:  Dùng phân NPK hoặc phân chuồng ủ hoai mục để bón lót đến khi cây lớn và sắp ra hoa thì bổ sung NPK 16-16-8 mỗi ngày 2 lần trong 90 ngày, cần bón cách gốc cây khoảng 10 – 20cm
  • Phòng trừ sâu bệnh: Khi cây chuẩn bị ra lá non thì cần kiểm tra thường xuyên, phun thuốc trừ sâu kịp thời

Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc đầy đủ thông tin về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây lá phượng. Nếu các bạn yêu thích loài cây này thì hãy mua giống cây và trồng theo hướng dẫn như trên nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc namSức Khỏe

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất