Tìm hiểu về cây lá giác: Đặc điểm, công dụng chữa bệnh và cách sử dụng an toàn

Nguyễn Mai 2270

Cây lá giác nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng trên thực tế, đây lại là một loài cây rất phổ biến ở nước ta và được đánh giá cao bởi công dụng tuyệt vời của nó. Sau đây, mời bạn đọc đi tìm hiểu về loại thảo dược này cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

1. Tổng quan về cây lá giác

Đây là một cây dây leo thân gỗ, phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Đại Dương. Cây mọc nhiều trong trảng cỏ, rừng thưa nhiệt đới và cận nhiệt đới tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Úc và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta, cây lá giác tập trung dọc các bờ rào, bụi, lau sậy tại các địa phương: Lào Cai, Hải Phòng, An Giang, Kiên Giang,… Cây giác có sức sống mãnh liệt và lâu năm, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa.

Tổng quan về cây lá giác
Tổng quan về cây lá giác

2. Cây lá giác sử dụng được các bộ phận nào?

Loại cây này có công dụng phong phú nên được đánh giá cao. Gần như tất cả các bộ phận của cây lá giác đều được sử dụng và điều trị bệnh hiệu quả từ rễ, thân đến lá, quả. Người ta dùng cây này làm vị thuốc nam chữa một số bệnh thông thường. Đặc biệt, quả giác non có vị chua chát, khi chín đổi thành chua ngọt nên được dùng nhiều để nấu ăn, cho hương vị thơm ngon.

3. Cây lá giác trị được bệnh gì?

Cây lá giác trị được bệnh gì?
Cây lá giác trị được bệnh gì?

Trong Đông y, cây này có vị cay, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt và chăm sóc da săn chắc. Ở nước ta, trái và lá giác được nấu để tắm giúp điều trị rôm sảy cho trẻ. Người Ấn Độ còn giã rễ giác với tiêu sọ để đắp trị mụn nhọt. Tại Campuchia, người dân dùng rễ tươi giã ra, thêm nước lọc uống trị bạch đới. Còn lá giác được sắc uống để hạ nhiệt, nước chảy ra từ thân khi chặt cây cũng được dùng để uống. Ở Trung Quốc, rễ cây được dùng để điều trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, nhọt phổi. Thân lá giác trị gãy xương.

4. Những món ăn ngon được làm từ cây lá giác

Không chỉ là một vị thuốc chữa bệnh, mà cây này còn được sử dụng để nấu thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như cá rô kho giác, canh chua,… Sau đây là một số ăn bạn có thể tham khảo.

4.1. Canh chua lươn nấu quả giác

Sự kết hợp giữa lươn và trái này mang đến một hương vị chua thanh cho món canh. Đây là món ăn rất phổ biến tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chế biến lươn sạch sẽ, để ráo nước. Đun nước quả giác kèm theo một vài tép sả cho đến khi quả nhuyễn thì bạn đổ lươn đã xào sơ qua vào nồi. Thêm gia vị ớt, ngò gai,… Để món ăn thêm đậm đà. 

Canh chua lươn nấu quả giác
Canh chua lươn nấu quả giác

4.2. Cá kho trái giác

Thịt cá rô đồng vừa ngon ngọt, vừa béo thơm hơn nhiều những loại cá khác. Khi được kho chung cùng trái giác chua thanh dân giã, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn với hương vị đặc trưng. Cá kho trái giác vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon, giúp cho người thưởng thức có một cảm giác lạ miệng rất thích thú.

Cá kho trái giác
Cá kho trái giác

4.3. Canh chua cá rô quả giác

Đầu tiên, bạn chỉ cần đun sôi nước rồi thả quả này vào nấu cho đến khi trái mềm nhuyễn, vớt ra. Cho nước sôi vào tô rồi dầm nhuyễn quả giác, lọc nước rồi cho vào nồi canh. Làm sạch cá rô đồng rồi thả vào nồi quả giác vừa đun. Thêm các gia vị rồi cho rau ngò để tăng hương vị cho món ăn, như vậy là đã hoàn thành món canh chua cá rô bổ dưỡng và thơm ngon này rồi.

Canh chua cá rô quả giác
Canh chua cá rô quả giác

5. Hướng dẫn cách ngâm rượu ngon từ cây lá giác

Bạn còn có thể dùng bộ phận của cây này ngâm rượu ngon cùng với đường, nhưng cũng có một số người muốn làm rượu thuần. Để thực hiện, bạn hãy chọn những chùm quả giác chín đỏ tươi để ngâm rượu nhé. Dưới đây là hướng dẫn làm rượu giác thuần:

  • Phơi hoặc sấy quả giác đến khi khô
    Advertisement
  • Chuẩn bị 1kg quả khô, ngâm với 3 lít rượu trắng rồi đậy kín nắp
  • Nên để ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp và có nhiệt độ thấp
  • Ngâm trong 3 tháng là có thể bỏ ra sử dụng được
  • Ngoài ra, bạn có thể thêm cam thảo nếu muốn mùi vị thơm hơn
Rượu ngâm từ quả giác
Rượu ngâm từ quả giác

6. Những lưu ý khi sử dụng cây lá giác

Loại cây này khá phổ biến ở nước ta bởi những công dụng tuyệt vời kể trên. Rượu từ cây giác rất tốt cho phụ nữ làm đẹp, cải thiện sức khỏe tốt, giúp nam giới tránh tiểu đường, xơ vữa động mạch và còn dùng để giải khát. Tuy nhiên, bất kể loại rượu ngâm từ vị thuốc nào khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý đến liều lượng. Sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Và khi dùng cây lá giác để điều trị bệnh, bạn hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm được đặc điểm, công dụng cũng như các món ăn ngon từ cây lá giác. Độc giả đừng quên theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để đón đọc nhiều tin tức mới nhất nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất