Tìm hiểu về hoa phong lữ thảo – Loài hoa độc đáo và ý nghĩa 

Nguyễn Mai 1131
Khi nhắc đến hoa phong lữ, ta thường liên tưởng đến hình ảnh những bông hoa màu đỏ tươi rực rỡ trên những tán lá màu xanh mướt, tô điểm cho ô cửa sổ và lan can hiên nhà. Ngoài ra, hoa còn là món quà tuyệt vời để tặng cho gia đình và bạn bè khi chuyển nhà, với hy vọng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chủ nhân cả năm. 

1. Tổng quan về loài hoa phong lữ thảo

Theo ghi chép, Pelargonium zonale là tên khoa học của loài hoa phong lữ thảo. Hoa có nhiều tên khác như phong lữ, thiên trúc quỳ. Tên tiếng anh của nó là geranium.

1.1. Nguồn gốc

Xuất hiện từ vùng Địa Trung Hải, lữ thảo đã được trồng và phổ biến rộng rãi ở khắp Châu Âu. Các nhà khoa học phát hiện ra hoa phong lữ lần đầu tiên vào năm 1789. 

Loài hoa này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, sau đó, nó được phổ biến ra khắp Châu Âu. Nó được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà khoa học vào năm 1789. Hiện nay, loài cây này đã trở thành một cây trồng phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam, nơi nó được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh và trang trí không gian.

1.2. Đặc điểm

Với đặc tính thân thảo và tuổi thọ lâu dài, phong lữ được xem là loài thực vật sống lâu năm. Thân cây có màu xám xanh, bên ngoài có một lớp lông tơ màu trắng bao phủ. Nó có chiều cao trung bình đạt khoảng 40 – 50cm. Thân cây hình trụ, mọc đứng, mọng nước và phân nhiều nhánh. Lá có màu xanh, mặt trên được phủ một lớp lông tơ màu trắng hoặc trắng xám.

Hoa phong lữ thảo nở trên mỗi cành và rất đẹp mắt
Hoa phong lữ thảo nở trên mỗi cành và rất đẹp mắt

Lá có hình dạng như những cánh hoa với những đường uốn lượn ở mép. Lá thường mọc đối xứng với nhau trên thân cây, bên trong chứa các túi tinh dầu có mùi thơm. Phong lữ có dạng chùm và được trồng với nhiều màu sắc khác nhau. Cuống hoa tương đối dài, mọc vươn cao lên trên, hoa mọc ở đình cuống. Cánh hoa khá mỏng, đan xen với nhau tạo nên bông hoa. 

1.3. Phân loại

Hiện nay, phong lữ thảo bao gồm 2 loại chính:

– Phong lữ thảo đứng là loại thân cây mọc đứng, sẽ bị hóa gỗ dần, phân nhiều nhánh

– Phong lữ thảo rủ cũng sẽ hóa gỗ nhưng cành lá sẽ buông rủ xuống, tỏa ra xung quanh chậu

2. Những ý nghĩa đằng sau của hoa phong lữ thảo

Nó có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, tím, trắng,… Vậy nên, mỗi màu sắc hoa lại có những ý nghĩa riêng biệt, chúng tô đẹp thêm cho loài hoa phong lữ.

– Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết, trong sáng như vẻ đẹp của thiếu nữ, nó còn là sự thanh cao, bền đẹp của tình bạn, anh em.

– Màu đỏ mang ý nghĩa của tình cảm gắn bó, sâu nặng của các thành viên trong một gia đình, đó là tình thân, tình người đối đãi với nhau.

– Màu hồng là tình yêu lãng mạn, đẹp đẽ, vô cùng thắm thiết và ngọt ngào của các cặp đôi đang yêu

– Màu tím là đại diện của sự u uất, nỗi buồn thầm kín của tình yêu đơn phương, đó cũng là nỗi đau của một tình yêu tan vỡ.

– Màu lá sồi là tình bạn chân thành, keo sơn gắn bó, cùng nhau vượt qua khó khăn.

Phong lữ được biết đến như một biểu tượng của sự may mắn và tình yêu 
Phong lữ được biết đến như một biểu tượng của sự may mắn và tình yêu

3. Hương thơm của hoa phong lữ thảo như thế nào?

Hoa và lá phong lữ được chiết xuất thành tinh dầu sẽ mang một hương thơm dịu nhẹ, vô cùng đặc trưng. Nó sẽ mang một chút hương ngọt ngào của hoa hồng, hòa cùng hương thơm tươi mới, the mát của bạc hà. Mùi thơm của phong lữ rất nhẹ nhàng và tạo cảm giác dễ chịu.

4. Tiết lộ các lợi ích không thể ngờ của hoa phong lữ thảo

Do có nhiều đặc tính độc đáo, phong lữ được nhiều người sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ngoài việc trồng làm cây cảnh, phong lữ còn có nhiều ứng dụng khác. 

4.1. Trang trí

Cánh hoa của loài hoa này có màu sắc sặc sỡ và được hình thành như những mảng màu rực rỡ trên cánh bướm. Mỗi làn gió thổi qua, những cánh hoa lung linh như một màn nhung bay bổng, lôi cuốn mọi ánh nhìn. Với chiều cao khá nhỏ nhắn nên chúng thường được đặt ở nhiều nơi để trang trí như ban công, góc tường, tên kệ, giỏ treo,… tạo nên cảnh quan gần gũi đầy sắc màu.

Hoạt động trang trí là một tác dụng nổi bật của phong lữ
Hoạt động trang trí là một tác dụng nổi bật của phong lữ

4.2. Làm hương liệu

Phong lữ thảo được sử dụng để lấy tinh dầu để làm hương liệu cho nhiều mặt hàng như nước hoa, mỹ phẩm, nước xả vải, xịt thơm,… Bởi mùi hương dễ chịu, dịu dàng nên nó rất được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Hương thơm tự nhiên từ loại cây này sử dụng trong các loại sản phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe con người. 

4.3. Chữa bệnh

Bên cạnh dùng làm hương liệu, tinh dầu phong lữ thảo còn được ứng dụng nhiều trong y học. Nó đã được nghiên cứu có tác dụng trên nhiều chứng bệnh của con người. Nghiên cứu đã chứng minh rằng phong lữ có nhiều đặc tính có lợi như khả năng chống oxy hóa, giảm mệt mỏi và trầm cảm, giảm viêm hoặc kháng khuẩn. Tinh dầu của nó thường được xông bằng máy khuếch tán để làm dịu da và thư giãn tinh thần. 

Chúng có rất nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác động đến sức khỏe mà tinh dầu của phong lữ có thể đem lại gồm chữa:

– Mụn trứng cá, mụn viêm, viêm da.

– Phù nề.

– Viêm tiền đình mũi.

– Nhiễm trùng.

– Thoái hóa thần kinh.

– Mãn kinh và tiền mãn kinh.

– Căng thẳng, lo lắng.

– Zona thần kinh.

– Dị ứng.

– Khử khuẩn cho vết thương hở.

– Đái tháo đường.

– Trầm cảm.

5. Các bước hướng dẫn trồng, chăm sóc hoa phong lữ thảo tại nhà dễ dàng

Phong lữ có khả năng thích nghi tốt với môi trường và đòi hỏi ít công chăm sóc, đặc biệt là nở hoa quanh năm. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn tự trồng những chậu hoa xinh xắn cho riêng mình tại nhà.

5.1. Cách trồng

Bạn có thể trồng phong lữ bằng cách gieo hạt hoặc cắt cành để trồng lại. Với phương pháp gieo hạt, bạn cần lựa chọn những hạt chắc, không sâu bệnh, ngâm nước ấm 2 – 3 tiếng. Sau khi chuẩn bị đất sạch sẽ, bạn có thể gieo hạt của loại cây này xuống các hố đào sâu 3 – 5cm, sau đó lấp đất mịn hoặc xơ dừa lên trên và tưới nước đều để kích thích sự nảy mầm. Với phương pháp giâm cành, bạn chọn cây mẹ khỏe mạnh, cắt cành rồi cắm xuống đất. Cây sẽ phát triển tốt hơn nếu bạn tưới nước đều đặn và đảm bảo độ ẩm cho đất.

Phong lữ được trồng trong các vườn nhỏ, sân vườn hoặc trong chậu 
Phong lữ được trồng trong các vườn nhỏ, sân vườn hoặc trong chậu

5.2. Cách chăm sóc

Bạn cần sử dụng loại đất có độ ẩm và thông khí tốt, giàu dinh dưỡng với nhiều mùn để trồng phong lữ. Bạn có thể trộn đất với trấu, xơ dừa, rơm rạ,… để đất thêm tơi xốp, thoát nước tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của phong lữ dao động trong khoảng từ 20 đến 30 độ C, không chịu được thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Hoa phù hợp sống ở nơi có ánh sáng vừa đủ và hơn nữa là không quá mạnh mẽ.

Advertisement

Bạn có thể trồng nó ở nơi có ánh snags bán phần hoặc phơi nắng khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Với khả năng hấp thụ nước tốt, việc tưới nước cho loại cây này nên được thực hiện đều đặn hàng ngày. Trong những ngày nắng nóng gay gắt, nên tưới cây hai lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Khi mới trồng và trước khi ra hoa, bạn nên bón phân NPK hoặc phân hữu cơ để cây khỏe mạnh, ra nhiều hoa, phát triển tốt. 

6. Giá hoa phong lữ thảo và nơi mua?

Bạn có thể tìm mua hoa ở rất nhiều nơi như nhà vườn, cửa hàng cây cảnh, cửa hàng hoa, cửa hàng cây giống,… Ngài ra, bạn có thể mua online tại các trang bán cây cảnh rất tiện lợi và nhanh chóng. Giá bán của nó dao động khoảng 60.000 – 200.000 đồng/cây tùy thuộc vào màu sắc và kích thước cây.

7. Những hình ảnh đẹp về hoa phong lữ thảo

Hình 1
Hình 1
Hình 2
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Hình 4
Hình 4
Hình 5
Hình 5

Hoa phong lữ thảo đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người yêu thích cây cảnh và trồng ở nhiều địa phương. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tươi mới và rực rỡ với mùi thơm nồng nàn nhưng lại thanh mát đã mang lại màu sắc mới cho cuộc sống và không gian. Ngoài ra, cây còn có nhiều ứng dụng đa dạng, bao gồm y học, làm đẹp và phong thủy, là những lý do tạo nên sự yêu mến và lựa chọn để trồng và chăm sóc loài hoa này trong gia đình. 

Advertisement
Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất