Hoa vô ưu – Loài hoa không ưu, không phiền của nhà Phật

Nguyễn Mai 554
Hoa vô ưu nổi tiếng với sự nở rộ quanh năm và xuất hiện dày đặc trên các cành và thân cây. Những bông hoa này có bốn cánh với gam màu chủ yếu là vàng cam hoặc đỏ, trước khi héo rụng thường chuyển sang màu đỏ dần. Với đức Phật Thích Ca, bông vô ưu mang một ý nghĩa thiêng liêng và đóng vai trò quan trọng trong những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời Ngài. 

1. Giới thiệu về loài hoa vô ưu

Hoa vô ưu (hoa sala) có tên gọi khoa học là Saraca Asoca hay Saraca Indica, thuộc vào chi vàng anh. Tên tiếng Anh là Ashoka tree, tên tiếng Phạn là Azoka अशोक hay Azokataru अशोकतरु hoặc Ashokavrkshah अशोकवृक्षः.

1.1. Đặc điểm

Vô ưu là loài thực vật thân gỗ, nhỏ, lá có hình thuôn dài. Kích thước của lá khoảng 8 –  30cm. Cụm hoa có hình nón, không có cánh thật, lá bắc bên dưới đài hoa. Đài hoa có hình ống dài gồm 4 thùy, tạo hình giống như cánh hoa. Nó thường mọc thành chùm, khi mới là nụ có màu vàng, bắt đầu nở sẽ chuyển dần sang màu đỏ rực. 

Vẻ đẹp tuyệt vời của hoa vô ưu 
Vẻ đẹp tuyệt vời của hoa vô ưu

1.2. Phân bố

Khu vực Nam Á và phía tây Myanmar là nơi chính của hoa sala trong việc phân bố, sinh trưởng. Theo một số ghi chép khác, loài thực vật này được phát hiện ở khu vực trung tâm phía đông của dãy Himalaya và khu vực phía tây của bờ biển Bombay. Sala nở hoa vào khoảng tháng 4 – tháng 5 hàng năm. 

Ở những nơi như Sri LanKa, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, hoa sala đã từng được trồng rộng rãi tại các sân chùa theo phái Nam Tông. Ngoài ra sự hiện diện của hoa sala đã được ghi nhận tại một số ngôi chùa thuộc vùng Nam Bộ của Việt Nam, trong đó có các ngôi chùa theo phong cách Khmer. Tuy nhiên ngày nay, tại các ngôi chùa của phái Mật Tông cũng đã trồng loại cây này.

2. Sự tích thú vị về loài hoa vô ưu

Chuyện kể rằng, ở khu vườn Lâm Tỳ Ni, có rất nhiều đóa hoa sala được trồng. Một hôm, hoàng hậu Ma Gia cùng với đoàn tùy tùng di chuyển về quê ngoại. Bởi theo tập tục của Ấn Độ thời bấy giờ sinh con đầu lòng phải rời Ca Tỳ La Vệ. Lúc này, khi đi qua vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu đã hạ lệnh dừng chân để bà vào vườn ngự uyển nghỉ ngơi.

Bà đi dạo, ngắm cảnh trong lâm viên, bỗng khi đi qua gốc cây vô ưu thì bà đau bụng rồi bắt đầu sinh con. Tại thời điểm đó, một hoàng từ đã được sinh ra và sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi hoàng hậu hạ sinh, nhưng cành vô ưu đã xà xuống để hoàng hậu vin vào. Khi thái tử vừa ra đời, cây sala liền nở rộ tỏa hương thơm ngào ngạt. 

Bức tượng cổ trong đền của hoàng hậu Ma Da miêu tả hình ảnh Đức Phật đang ra đời tại Lumbini. Đó là hình ảnh của cành cây vô ưu có thon dài mọc đối xứng với nhau. Người Nepal gọi loài cây này là Sita Ashok.

3. Ý nghĩa không thể bỏ lỡ về hoa vô ưu 

Hoa sala được coi là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa truyền thống của Ấn Độ và đặc biệt là trong tôn giáo Phật. Câu chuyện trong thần thoại Ramayana kể về việc ác thần Ravana đã gây hại cho nàng Sita. Nàng đã chạy trốn dưới tán cây vô ưu và trốn thoát an toàn. Vậy nên, hoa salo được phụ nữ Ấn Độ vô cùng tôn trọng. Đây được coi là loài hoa quý để dâng lên thần Siva. 

Theo truyền thuyết, hoa sala được cho là có linh hồn, có khả năng cảm nhận được tình cảm của con người. Vậy nên khi được phụ nữ chăm sóc thì cây rất nhanh trổ hoa và nở rất nhiều. “Vô ưu” có nghĩa là không vướng muộn phiền, rời xa trần tục thế gian. Ngoài ra, hoa sala có màu vàng – đỏ, đại diện cho sự giàu có sung túc, luôn đủ đầy, ấm no. Hơn nữa, sự thanh thản và lạc quan được tượng trưng bởi vẻ đẹp của hoa sala. 

Hoa sala tượng trưng cho sự giải thoát trong Phật giáo 
Hoa sala tượng trưng cho sự giải thoát trong Phật giáo

Trong Ấn độ giáo, hoa sala được coi là một loài hoa vô cùng linh thiêng. Nó còn được gọi với cái tên khác là hoa tình yêu. Hoa sala được sử dụng để thờ cúng thần tình yêu Kama Deva. Truyền thuyết kể rằng, uống nước rửa của hoa sal sẽ giúp cho con người gột rửa hết mọi muộn phiền, luôn tích cực, vui tươi. Hoa sala còn được tin rằng mang lại may mắn cho những người phụ nữ vô sinh.

4. Hoa vô ưu trong truyền thuyết Phật giáo 

Được truyền lại từ đời này sang đời khác, câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời dưới tán hoa sala vẫn luôn được kể lại. Hoa sala là loài hoa thiêng liêng với cái tên mang ý nghĩa cao nhất về mặt tâm linh trong giáo lý Phật giáo. Hoa vô ưu như con người đã thoát khỏi những điều tham, sân, si của cuộc đời. Bông hoa ấy như Đức Phật, vượt qua được những nỗi đau của cuộc sống, đồng thời hướng về phương hướng của niết bàn. 

Sala là loài hoa mang ý nghĩa về xuất thế và nhập thế của nhà Phật. Việc Đức Phật xuất thế được hỗ trợ bởi tán cây hoa sala. Nhập thế chính là vô ưu gieo mầm, phát triển những giáo lý trong lòng các Phật tử. Đó chính là sự ra đời của đấng cứu thế và sự giác ngộ, lòng thành của con người với Đức Phật.

Hoa sala là biểu tượng cho tinh thần không bị vướng bận của những khó khăn trong cuộc sống 
Hoa sala là biểu tượng cho tinh thần không bị vướng bận của những khó khăn trong cuộc sống

5. Hoa vô ưu có những công dụng gì trong đời sống
Advertisement

Hoa sala được sử dụng để trang trí cho các đền, chùa trong tín ngưỡng Phật giáo. Ngoài ra, nó cũng có thể trồng trong khuôn viên gia đình. Hoa đem đến bóng mát, hương thơm ngào ngạt, trang trí cho khuôn viên ngoại thất. Nó giúp cho con người cảm thấy thư giãn, thoải mái và tịnh tâm, rời xa cuộc sống bon chen, xô bồ. 

Loài hoa này còn được ghi nhận công dụng trong ngành y học. Các thành phần khác nhau của cây hoa sala có thể được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vỏ và lá cây có khả năng kháng khuẩn, giảm đau rất hữu hiệu. Có thể sử dụng vỏ cây để chữa trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và đau bụng không rõ nguyên nhân. Lá cây được dùng để điều trị các loại bệnh như sốt rét, mẩn ngứa và các bệnh ngoài da. Với tác dụng giảm đau, bạn có thể dùng lá non giã nát rồi đắp vào những chiếc răng sẽ nhanh chóng ngăn chặn cơn đau.

6. Hình ảnh hoa vô ưu 

Hình 1
Hình 1
Hình 2
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Hình 4
Hình 4
Hình 5
Hình 5

Hoa vô ưu là loài hoa vô cùng đặc biệt, tuy nhiên nó lại rất hay bị nhầm lẫn với các loài hoa khác. Vô ưu, sa la, ưu đàm hoặc ngọc kỳ lân là những loài hoa có thể bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã nhận biết được từng loài hoa và tầm quan trọng của chúng trong lịch sử Đức Phật. 

Advertisement
Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất