Hoa sử quân tử: Loài hoa đổi màu vô cùng độc đáo

Nguyễn Mai 591
Hoa sử quân tử là một loài hoa vô cùng thu hút, khiến nhiều người mê mẩn với vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Mặc dù được đặt tên theo một danh hiệu quân tử, nhưng hoa lại mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng và nữ tính. Được trang trí bởi những đường nét mềm mại và gam màu đỏ rực rỡ, loài hoa này còn sở hữu một hương thơm dịu nhẹ làm say đắm trái tim của mọi người.

1. Điểm qua những đặc điểm độc đáo của hoa sử quân tử

Hoa sử quân tử có tên gọi khoa học là combretum indicum, nó có nhiều tên gọi là khác hoa giun, hoa trang leo. Loài cây này thuộc họ Trâm bầu, là một trong những loài cây được trồng phổ biến ở nhiều khu vực.

Sử là loài thực vật dây leo, khi già thân cây sẽ hóa gỗ. Nó thường leo lên giàn, tường, thân cây khác,… Nó là loài mọc dại trong tự nhiên, chiều cao trung bình đạt khoảng 10 – 15m. Thường thì các cây trồng trong khu vực dân cư có chiều cao dao động trong khoảng từ 3 đến 4 mét. Hoa thường mọc ra từ nách lá, mọc theo từng chùm dày đặc. 

Từng chùm hoa sử quân tử đầy màu sắc và đặc trưng mọc từ kẽ lá rất rậm
Từng chùm hoa sử quân tử đầy màu sắc và đặc trưng mọc từ kẽ lá rất rậm

Cây nở rất nhiều hoa tạo thành những lớp hoa nặng trĩu, buông rủ xuống. Hoa có hình dạng dài ống, chia thành năm cánh đều nhau, tạo thành hình dạng giống như cánh hoa. Hoa nở xòe rộng thành hình ngôi sao nhỏ nhắn, chen chúc nhau. Loài hoa này rất đặc biệt bởi khi nụ hoa còn nhỏ sẽ có màu trắng hoặc vàng nhạt. Mới nở sẽ có màu hồng, dần về chiều muộn sẽ chuyển sang màu đỏ tươi. 

2. Sự tích về loài hoa sử quân tử

Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Lưu Thiện, người con trai của Lưu Bị thời Tam Quốc. Một ngày cậu bé này mắc một chứng bệnh lạ, da xanh xao, bụng phình to như cái trống, hay quấy khóc. Cậu bé không ăn được gì chỉ ăn được hoàng thổ là gạo chưa nấu thành cơm. Hôm ấy cậu bé được đưa đi xem kịch những bỗng nhiên bị tiêu chảy và nôn mửa dữ dội, ôm bụng kêu đau đớn. 

Lưu Bị thấy con trai như vậy liền nôn nóng hỏi 2 người lính đi cùng. Họ trả lời rằng cậu bé đã ăn một loại quả dại ven đường. Lưu Bị nghĩ rằng con trai bị ngộ độc bởi loại quả kia liền cho mời thầy lang đến xem bệnh. Trong khi chờ thầy lang đến, cậu bé đã đi ngoài rất nhiều giun rồi ngoan ngoãn, không quấy khóc. Lúc này, cậu bé đã ăn được một ít cháo rồi ngủ thiếp đi trước khi thầy lang đến.

Bụng cậu bé cũng xẹp dần và bình phục sức khỏe. Thấy vậy, Lưu Bị đã cho người đi hái loại quả này để chữa trị cho những người cũng mắc bệnh giống cậu bé. Rất nhiều người được chữa khỏi bệnh nên họ rất cảm ơn Lưu Bị. Bởi nó được con trai của Lưu sứ quân ăn đầu tiên nên người ta đặt cho nó cái tên là sử quân tử. Ngoài ra, tác dụng chữa bệnh của mình nên nó cũng được gọi là hoa giun. 

3. Các ý nghĩa liên quan đến hoa sử quân tử

Sử quân tử được biết đến như là một loài hoa rất dễ trồng và chăm sóc, có thể phát triển mạnh mẽ trong nhiều môi trường khác nhau. Hoa luôn vươn lên bám vào những vật trụ xung quanh để phát triển xanh tốt, nở hoa rực rỡ. Vậy nên, hoa đại diện cho sự vươn lên khỏi những điều khó khăn, gian khổ. Hoa có thể vượt qua được những thử thách trong cuộc sống để luôn tỏa hương thơm ngát cho đời.

Hoa thể hiện được sự kiên trì, sức sống mãnh liệt và lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống 
Hoa thể hiện được sự kiên trì, sức sống mãnh liệt và lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, loài hoa này đem đến cho gia chủ nhiều may mắn, thịnh vượng và bình an. Vậy nên, người ta thường trồng nó ở trước cổng, tường nhà để hy vọng thu hút được vượng khí, đem đến những điều tốt đẹp cho gia đình. 

4. Hoa sử quân tử hợp với mệnh gì?

Đây là loại cây hết sức đặc biệt. Khi mới nở hoa thì có màu trắng, chuyển sang hồng rồi đỏ vậy nên nó hợp với mệnh kim và mệnh hỏa. Bởi là cây thường xanh mọc từ đất nên nó cũng hợp với những người mang mệnh Thủy và mệnh Thổ. Trồng loại hoa này sẽ giúp bạn thu hút được tài lộc may mắn cho bản thân và gia đình. 

5. Hoa sử quân tử có ăn được không?

Cuốn sách “Từ điển các cây thuốc Việt Nam” có ghi lại về độc tính của cây trang leo. Nếu bạn vô tình ăn phải nhựa, mủ cây sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, mất sức,… Nếu bạn uống phải nước ngâm từ lá cây sẽ gây nên những tình trạng ngộ độc nặng hơn. Hoa của cây cũng có độc tính nhất định, trẻ nhỏ ăn phải sẽ gây đau bụng, nôn mửa thậm chí hôn mê.

6. Những tác dụng của hoa sử quân tử trong đời sống

Phổ biến nhất là sử quân tử thường được trồng để làm cảnh, tạo bóng mát cho các gia đình, trường học, cơ quan,… Hoa có tán mọc dày đặc, đan xen nhau nên chê nắng và tạo bóng râm rất tốt. Ngoài ra, hoa còn có những bông hoa rực rỡ tỏa hương thơm ngát, tạo nên những chiếc cổng hoa, bức tường hoa trang trí cho ngôi nhà. 

Bên cạnh đó, trang leo cũng là một bài thuốc, theo sách cổ ghi chép lại nó có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh tỳ và vị. Hoa dùng chữa chứng cam ở trẻ với những biểu hiện như tiểu tiện đục, tả lỵ, sát trùng. Ngoài ra, hoa còn có tác dụng kiện tỳ vị nên chữa được các bệnh gây ghẻ lở, ngứa ở trẻ em. 

Sử quân tử được trồng làm cây cảnh và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền 
Sử quân tử được trồng làm cây cảnh và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền

7. Các bài thuốc chữa bệnh về hoa sử quân tử

Nhờ vào các tác dụng dược tính của mình, sử quân tử đã trở thành một nguyên liệu phổ biến trong các loại thuốc dân gian. Từ xa xưa, hoa đã được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

7.1. Chứng cam tích do tỳ hư ở trẻ em

Bài thuốc bao gồm sử quân tử 20g, mạch nha 20g, nhục đậu khấu 20g, hoàng liên 40g, thần khúc 40g, mộc hương 80g, tân lang 20 quả. Đem tất cả tán thành bột rồi vo viên lại. Theo hướng dẫn sử dụng, bài thuốc cần được uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 4g phải được pha với nước ấm.

7.2. Trị chứng suy dinh dưỡng, tiêu chảy ở trẻ em do giun

Sử dụng các vị thuốc gồm trang leo 80g, hoài sơn 80g, thần khúc 80g, đậu ván trắng 8g, hoàng liên 4g, bạch đậu khấu 40g, sơn tra 40g, binh lang 20g, sài hồ 6g, mạch nha 6g, lô hội 5g. Sau đó, bạn đem tất cả tán thành bột rồi vo viên, mỗi viên 4g, mỗi lần uống từ 4 – 8g. 

7.3. Trị đau răng

Bạn đạp nát khoảng 10 quả sử quân tử rồi nấu với một bát con nước. Sau khi đun khoảng 15 phút, bạn cần tắt bếp và để cho nước nguội tự nhiên. Bạn dùng nước này để ngậm hoặc súc miệng. Bạn cần sử dụng bài thuốc này đều đặn hàng ngày và tiếp tục dùng cho đến khi triệu chứng bệnh được giảm đi.

Sử quân tử có tác dụng trị đau răng 
Sử quân tử có tác dụng trị đau răng

7.4. Phù mặt, hư thũng ở trẻ em

Đập nát khoảng một nắm to quả sử quân tử để lấy nhân hạt. Đem nhân hạt đã lấy tẩm với mật ong rồi sao thơm rồi tán thành bột mịn. Sử dụng bằng cách hòa tan một thìa cà phê loại bột trên với nước cơm hoặc nước cháo cho trẻ uống. 

7.5. Trị trùng roi ở đường ruột

Bạn sử dụng hạt sử quân tử sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Trẻ dưới 1 tuổi sẽ dùng 3g/ngày chia ra thành 1 – 2 lần uống. Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, nên sử dụng liều lượng 5g mỗi ngày, chia thành 2 lần uống. Người lớn uống 15g/ngày chia làm 2 – 3 lần. Bạn cần sử dụng bài thuốc này mỗi ngày trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày liên tục. 

8. Hình ảnh nổi bật về hoa sử quân tử

Hình 1
Hình 1
Hình 2
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Hình 4
Hình 4
Hình 5
Hình 5

Hoa sử quân tử có nhiều ứng dụng khác nhau, từ trang trí không gian đến việc sử dụng trong điều trị bệnh tật. Nếu bạn muốn tận hưởng hương sắc độc đáo của loài hoa này mỗi buổi sáng. Đừng chần chừ mà hãy sở hữu ngay một chậu cây nhỏ trên ban công của bạn.

Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất