Quả ô mai – Ký ức tuổi thơ và công dụng diệu kỳ

Nguyễn Mai 427

Quả ô mai gắn liền với ký ức của thế hệ học sinh, sinh viên 8x, 9x. Hơn cả một thức quà vặt, nó còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ngày nay, với sự đa dạng các món ăn, ẩm thực nên quả ô mai không còn chiếm ưu thế với các bạn trẻ như trước. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp ôn lại kỉ niệm qua những thông tin thú vị về loại quả này nhé!

1. Quả ô mai là quả gì?

Quả ô mai thực chất là quả mơ, được chế biến theo cách ướp gia vị đường, muối, gừng để tạo nên hương vị mặn ngọt, cay cay. Ngoài ra, các loại quả như dâu tây, mận, đào, quýt,… cũng được chế biến thành ô mai, mang hương vị riêng, hấp dẫn người ăn.

quả ô mai
Quả ô mai thực chất là quả mơ

Không chỉ để ăn, quả ô mai còn được như một loại dược liệu quý, giúp tiêu đờm, bổ phế. Mặc dù loại quả này chiếm vị trí khá khiêm nhường trong sở thích các bạn trẻ ngày nay, nhưng nó vẫn là thức quà đặc sản để biếu tặng, đong đầy tình cảm và ý nghĩa.

2. Thành phần dinh dưỡng trong quả ô mai 

Dân dã, thiên nhiên và cũng chẳng cần cầu kỳ, quả ô mai vẫn đủ sức quyến rũ, mê hoặc thực khách. Nó cũng là thức quà đặc sản, đầy tinh tế ghi dấu văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa.

Trong y học cổ truyền, quả ô mai mơ có vị chua, hơi chát, tính ấm có tác dụng chữa ho, điều trị kiết lỵ, bổ phế tiêu đờm. Thành phần dinh dưỡng trong ô mai hay quả mơ gồm axit, caroten, vitamin C và B15, tanin, lycopen, pectin,…  giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, kích thích chuyển hóa oxy, khôi phục tế bào trong cơ thể.

3. Quả ô mai có tác dụng gì?

Quả ô mai mang đến không ít công dụng tốt cho sức khỏe, được xem là dược liệu quý. Dân gian chế ô mai thành món ăn, vừa nhâm nhi lại vừa chữa bệnh. Sự hòa quyện các vị ngọt của đường, mặn của muối và cay nóng của gừng là liều thuốc hoàn hảo dùng để:

  • Điều trị ho, viêm họng, khản tiếng, chống khô họng
  • Chữa trị viêm phế quản
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn
  • Tiêu khát, trừ đờm
  • Điều trị bệnh tả, lỵ lâu ngày không khỏi
  • Chống ung thư cổ tử cung
  • Ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh
ô mai gừng
Ngậm ô mai ướp gừng trị ho hiệu quả

Tuy nhiên tình trạng thực phẩm sạch đang là vấn đề đáng lo ngại với nhiều món ăn, trong đó có ô mai. Trong quá trình chế biến, bảo quản không cẩn thận có thể khiến sản phẩm ẩm mốc, mất vệ sinh gây ảnh ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, bạn nên chọn mua ô mai ở những địa chỉ uy tín, có chất lượng để đảm bảo an toàn.

3. Các bài thuốc quý chữa bệnh của quả ô mai

Quả ô mai có thể ăn trực tiếp, ngậm hoặc kết hợp với các thảo dược khác để điều trị bệnh. Nó là một phương thuốc lành tính, an toàn và ít gây tác dụng phụ. Có thể kể đến một số bài thuốc chữa bệnh từ quả ô mai như:

3.1. Ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi

Đem ô mai sắc cô đặc thành cao, thêm chút mật ong cho dễ uống. Với người bệnh ho kéo dài, có thể sắc ô mai với các vị thuốc như bán hạ, hạnh nhân, a giao, sinh khương (mỗi loại 12g), tô diệp 8g, củ túc xác 6g, cam thảo 4g. Ngày một lần, uống trước khi đi ngủ.

3.2. Trị tiêu chảy

Nghiền các loại thảo dược gồm ô mai, nhục đậu khấu, kha tử, thương truật, phục linh, đẳng sâm mỗi loại 12g và túc anh ca, mộc hương (6g), 4g cam thảo đem sắc uống. Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày chớ nên dùng phương thuốc này, tránh gây phản ứng phụ nhé.

3.3. Trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu cần bao gồm ô mai, thiên phấn, cát căn, hoàng kỳ, mạch môn. Mỗi loại 10g sắc cùng với 3g cam thảo. Thay vì sắc cũng có thể nghiền rồi vo viên uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g.

ô mai dùng làm dược liệu
Quả ô mai được dùng làm dược liệu

3.4. Điều trị kiết lỵ

40g ô mai bỏ hột, đốt sơ và tán thành bột, sử dụng 8g/lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng nước cơm để tăng tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, những người mới bị kiết lỵ giai đoạn đầu không nên sử dụng ô mai để điều trị.

3.5. Điều trị viêm gan

Sắc 40 –  50g ô mai cùng với 500ml nước đến khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong một ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng với vitamin C và B để điều trị vàng da, hạ men gan.

3.6. Cao ô mai

Loại bỏ hạt ô mai, lấy phần thịt và cô đặc lại thành cao. Mỗi lần uống đem hòa với nước sôi, có thể thêm đường, uống ngày 3 lần. Phương pháp này dùng cho người mắc bệnh ngứa da, bong tróc, ghẻ lở.

3.7. Bột ô mai, hồ tiêu, chè khô

Nghiền 8g ô mai, 10 hạt tiêu và 5g chè thành bột, hòa với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, liên tục trong vòng 5 – 6 ngày. Bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn thể hư hàn, đi ngoài phân ít, lẫn mủ máu, bệnh tái đi tái lại nên dùng.

Bột ô mai, chè khô
Bột ô mai, hồ tiêu và chè khô có công dụng trị bệnh lỵ hiệu quả

3.8. Chữa bệnh ra mồ hôi

Sắc 10g quả ô mai với 50g đường phèn, uống thay trà. Người bị bệnh phiền nhiệt, ra nhiều mồ hôi uống vào sẽ thuyên giảm.

4. Quả ô mai chế biến được những món nào?

Ngoài cách sắc, nghiền thành bột, ô mai còn được chế biến thành những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Có thể với một số người còn khá xa lạ với cách biến tấu này, song nếu ăn thử một lần dễ bị “nghiện” lắm đấy.

4.1. Cháo ô mai mơ

Nguyên liệu gồm: ô mai, quả hồng táo, 100g gạo tẻ, đường phèn vừa đủ.

Cách thực hiện: Ô mai sau khi rửa sạch cho vào nồi và đổ nước nấu đến khi rút lại ½ thì vớt ra, bỏ hạt. Tiếp tục, dùng phần nước này nấu với gạo tẻ và hồng táo. Nhớ cho thêm nước vào nấu đến khi thành cháo, thêm đường phèn vào là có thể dùng được. Cháo này có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau điều trị chứng đau đại tràng,  trực tràng mạn tính. Trẻ nhỏ đau bụng giun ăn rất hữu hiệu.

4.2. Cháo ô mai trần bì

Nguyên liệu gồm: 20g ô mai, 30g trần vỏ quýt chín phơi khô, 50g gạo tẻ. 

Cách làm: Nấu hỗn hợp ô mai và vỏ quýt khô với nước trong vòng nửa tiếng, sau đó chắt nước, bỏ phần cái. Bạn dùng nước đó nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn để điều trị chứng nôn mửa khi mang thai hay thể thể nhiệt.

4.3. Ô mai ướp đường phèn

Nguyên liệu bạn cần là 250g ô mai và 250g đường phèn. Cho ô mai vào nồi, đổ thêm nước nấu chín rồi vớt thịt ra, bỏ hạt. Đợi nguội hãy rắc lớp đường bên ngoài, cho vào bình dùng dần. Người bị giun, tiêu chảy, kiết lỵ, đái tháo đường nên ăn.

Advertisement

Ô mai ướp đường phèn
Ô mai ướp đường phèn có vị chua thanh rất ngon và trị tốt các bệnh về tiêu hóa

4.4 Trà ô mai muối

Chuẩn bị một lượng ô mai, muối ăn và đường vừa đủ. Đem hãm chúng với nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Người bị sởi, ra nhiều mồ hôi dùng rất tốt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng nhé!

5. Ăn nhiều ô mai có tốt không?

Ô mai là loại quả lành tính, biết cách vận dụng sẽ đem lợi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì lượng đường trong ô mai khá nhiều, nên khi ăn quá nhiều không tốt cho cơ thể. Cũng không nên ăn quả ô mai trong lúc đói, sẽ khiến cho bạn cồn cào ở ruột, viêm loét dạ dày, tổn thương răng.

Bên cạnh đó, những bài thuốc từ quả ô mai là phương pháp dân gian, nó có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Đồng thời, cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, nên cách dùng đều khác nhau. Những trường hợp không nên dùng ô mai để ăn hay chữa bệnh như: người bị sốt rét, kiết lỵ mới phát, bệnh nhân hen suyễn, bệnh dạ dày. 

6. Quả ô mai bao nhiêu tiền?

Ngoài ô mai mơ, còn có đa dạng các loại quả có thể làm ô mai như mận, đào sấy dẻo, me chua,… với hương vị khác nhau và hấp dẫn mọi người, nhất là giới trẻ. Thật thích hợp để nhấm nháp quả ô mai cùng với chén trà nóng vào mỗi sáng sớm. Hay các chàng trai có thể chọn nó làm quà, tặng cho bạn gái, đảm bảo các nàng thích mê. Đặc biệt, giá của quả ô mai không quá đắt, dao động từ 30 – 50.000 đồng/hộp. Đây cũng là món ăn vặt vừa tiết kiệm tài chính, vừa mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Giá của quả ô mai
Quả ô mai là một thức quà quê vừa ngon vừa bổ vừa rẻ

7. Mua ô mai ở đâu?

Trên thị trường có đa dạng các loại ô mai, làm từ nhiều hoa quả khác, có hương vị riêng. Thật khó để có thể bình chọn loại nào ngon, vì yếu tố này phụ thuộc vào khẩu vị và sở thích của mỗi người. Bạn có thể tìm mua ô mai trên các gian hàng thương mại, tiệm thuốc hay cửa hàng chuyên bán đặc sản này. Tuy nhiên, trong quá trình mua hàng bạn nên cẩn thận lựa chọn cơ sở uy tín, có chất lượng và sản phẩm có ghi rõ ràng nguồn gốc, ngày sản xuất. 

Đã từng có không ít trường hợp các cơ sở sản xuất ô mai bẩn, kém chất lượng được báo đài phản ánh. Song bằng những chiêu thức tinh vi, cùng lòng tham nên không ít người làm ô mai đã tẩm hóa chất, dùng hoa quả thối để chế biến thành sản phẩm qua mắt người tiêu dùng. Khi cơ thể tiếp xúc với những chất này sẽ dễ bị ngộ độc, nhiễm khuẩn và có hại cho sức khỏe về lâu dài. 

Trên đây là bài viết “Quả ô mai là quả gì? Các loại ô mai ngon” do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp. Hy vọng, qua đây quý độc giả sẽ có thêm thông tin bổ ích, thú vị về thức quà vặt giản dị, nhưng cũng đầy tinh tế này. 

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất