Củ gừng: Vị thuốc Đông y tuyệt vời đến từ Châu Á

Nguyễn Mai 673

Củ gừng là một gia vị vô cùng quen thuộc với ẩm thực của người Việt. Không chỉ vậy, đây còn là vị thuốc Đông y chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy chính xác loại củ này có tác dụng gì và chế biến như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Mời bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!

1. Củ gừng là gì?

Củ gừng hay còn có tên gọi khác là can khương, sinh khương, bào khương… tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng, có nguồn gốc từ Châu Á. Hiện nay, chúng được trồng phổ biến ở khắp nơi trên nước ta để làm gia vị trong ẩm thực và làm thuốc.

Củ gừng không có bất kỳ một hình dạng cụ thể nào. Củ thường dài từ 3 – 7cm, dày hơn 1cm, vỏ ngoài sần sùi, có nhiều đốt và vân tròn rõ. Ruột trong củ có màu vàng nhạt hoặc màu trắng tro, mặt cắt ngang rõ hình sợi thưa, nhiều chấm sáng.

Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, vị cay nồng
Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, vị cay nồng

2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ gừng

Không phải tự nhiên người ta lại sử dụng gừng với mục đích chữa bệnh. Theo nghiên cứu, trong một muỗng canh gừng có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 4,8 lượng calo
  • 1,07g carbohydrate
  • 0,11g protein
  • 0,12g chất xơ
  • 0,5g chất béo

Không những vậy, gừng còn chứa lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, folate, niacin, kali, magie, kẽm và riboflavin. Toàn bộ thành phần những chất này không những có lợi mà còn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của bạn.

Củ gừng có chứa thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào
Củ gừng có chứa thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào

3. 12+ tác dụng của củ gừng

Y học hiện đại phát triển, phát hiện thêm nhiều tác dụng qúy của gừng trong việc điều trị và ngăn ngừa một số căn bệnh. Dưới đây là những tác dụng nổi bật mà gừng mang lại.

3.1. Chữa cảm lạnh

Gừng có tính ấm, vị cay nóng nên khi ăn sẽ có tác dụng giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và làm ấm cơ thể từ bên trong. Phương pháp này sẽ giúp hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời giúp chống lại virus hợp bào hô hấp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay giảm cảm, tiêu đờm, giải lạnh vô cùng hiệu quả.

Gừng chứa tính ấm nên có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh
Gừng chứa tính ấm nên có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh

3.2. Điều trị bệnh đường tiêu hóa

Gừng tươi có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, ợ hơi, buồn nôn… Uống trà gừng cũng giúp đẩy lùi triệu chứng khó tiêu, đau bụng và làm tăng cảm giác thèm ăn. Sử dụng gừng thường xuyên có thể làm tăng khả năng hấp thu, duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

3.3. Giảm căng thẳng

Bạn có thể dùng nước gừng nóng để khắc phục tình trạng đau một bên đầu. Chúng còn có tác dụng loại bỏ trạng thái căng thẳng, giải tỏa tinh thần, làm giảm bồn chồn, lo âu. Về lâu dài, gừng còn có thể làm gia tăng tuổi thọ của các tế bào não bộ, cung cấp chất chống oxy hóa cho não để chống lại các bệnh về trí nhớ như Alzheimer.

3.4. Giảm đau mỏi vai gáy

Đối với những trường hợp đau mỏi vai gáy do ngồi nhiều, ít vận động nên thường xuyên dùng khăn thấm nước gừng nóng thêm chút mật ong hoặc muối để bôi lên vùng đau nhức. Bằng cách này bạn sẽ thấy cơ bắp được lưu thông, giãn cơ thoải mái hơn. Bạn cũng có thể sử dụng chút rượu gừng xoa bóp, mát xa để cơ bắp được thả lỏng hơn.

3.5. Điều trị cao huyết áp, giảm cholesterol cơ thể

Gừng tươi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Do đó, bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng cao huyết áp. Nước gừng nóng sẽ thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân khiến huyết quản giãn nở, giúp huyết áp được hạ dần xuống.

3.6. Chữa loét miệng, viêm nha chu

Để phòng chống các bệnh về răng như sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu… bạn có thể thường xuyên súc miệng bằng nước gừng đều đặn hai lần mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp răng miệng trở nên khỏe mạnh, đồng thời còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác.

Ăn gừng có thể giúp điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng
Ăn gừng có thể giúp điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng

3.7. Tăng cường miễn dịch

Gừng có thể bảo vệ cơ thể chống lại cảm cúm và cảm lạnh vào mùa Đông. Bởi trong gừng giàu magie, kẽm, crom kích thích sự lưu thông máu, khiến cơ thể ấm áp hơn. Sự kết hợp giữa gừng và chanh cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ hệ thống miễn dịch. Uống một cốc chanh gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh.

3.8. Ngăn ngừa ung thư

Củ gừng có tăng cường chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, gừng có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trực tràng và làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Một cốc trà gừng vào buổi sáng sẽ giúp bạn phòng chống căn bệnh nguy hiểm một cách tiện lợi.

3.9. Kích thích tình dục

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong gừng tươi có chứa các dưỡng chất như methyl heptenone, chavicol, citral, zingiberene… Đây đều là các thành phần có công dụng làm giãn nở mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện chứng yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả.

Chuyện "yêu" thăng hoa hơn chỉ với việc sử dụng củ gừng mỗi ngày
Chuyện “yêu” thăng hoa hơn chỉ với việc sử dụng củ gừng mỗi ngày

3.10. Ngừa bệnh sỏi mật

Chất muxin có thể kết hợp với các bilirubin và ion canxi trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi mật. Một số chất trong củ gừng có công dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, từ đó làm giảm bớt hàm lượng mucin trong dịch mật và giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật. Vì thế, bạn có thể bổ sung gừng để hạn chế căn bệnh này.

3.11. Giảm cân

Gừng có thể dễ dàng làm giảm đi sự tiêu thụ của thức ăn bằng cách được kết hợp cùng với chúng. Bên cạnh đó, củ gừng thúc đẩy cảm giác no, có nghĩa là cần nạp ít lượng calo hơn mà vẫn cảm thấy no. Gừng cũng được cho là nguyên nhân ngăn cản cảm giác đói và thèm ăn, cực kỳ thích hợp với những người giảm cân.

3.12. Trị chứng say xe

Say tàu, xe là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là say sóng. Trong trường hợp này, gừng chính là một vị cứu tinh tuyệt đối an toàn và hiệu quả sẵn sàng cứu cánh bạn. Để chữa nôn mửa, bạn chỉ cần sử dụng một chút bột gừng đã có thể làm giảm và loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.

3.13. Chống viêm

Gừng có chứa một hoạt chất có khả năng chống viêm là gingerol có tác dụng đẩy lùi các cơn đau mãn tính hoặc cấp tính. Các loại tinh dầu có trong gừng hoạt động như chất chống viêm và chống lại các bệnh nhiễm trùng vô cùng hiệu quả. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy với các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân.

Chất gingerol có trong gừng có tác dụng chống viêm cho cơ thể
Chất gingerol có trong gừng có tác dụng chống viêm cho cơ thể

4. 5 bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng

Ngoài làm công dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, củ gừng còn là vị thuốc Đông y sử dụng rất phổ biến. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng gừng cho bạn tham khảo.

4.1. Bài thuốc tuyên lợi, phế khí, khai âm

Để khắc phục các tình trạng trên, bạn cần chuẩn bị 6g tỏi, 3g gừng tươi, 20g lá ngải, 1 lòng trắng trứng gà. Sau đó, bạn đem 3 vị thuốc giã nhuyễn rồi bỏ lòng trắng trứng vào trộn đều thành hỗn hợp. Tiếp theo, bạn đắp hỗn hợp vào huyệt đại chùy và huyết dũng tuyền ở lòng bàn chân rồi dùng băng quấn chặt lại.

4.2. Bài thuốc trị sắc mặt nhợt nhạt, kém sắc

Để sắc mặt trở nên hồng hào, tươi tắn hơn, bạn có thể áp dụng cách rửa mặt bằng nước gừng nóng vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Với cách này, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu ngủ, thiếu chất hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Bạn nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong 2 tháng liên tiếp sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.3. Bài thuốc trị cảm do gió lạnh

Bạn có thể tham khảo cách trị cảm do nhiễm gió lạnh đơn giản với công thức sau. Bạn hãy chuẩn bị 400g tỏi, 100g gừng, 800ml rượu, 10ml mật ong, 3 – 4 quả chanh. Tiếp đến, bạn hãy đun gừng, chanh, tỏi đập dập bóc vỏ với 5ml mật ong thành dung dịch. Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ rượu vào dung dịch ngâm khoảng 3 tháng sau là dùng được.

Bài thuốc từ gừng giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cảm do gió lạnh
Bài thuốc từ gừng giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cảm do gió lạnh

4.4. Bài thuốc trị cảm cúm, sốt

Bạn cần chuẩn bị 6 tép tỏi, 15g gừng tươi, đường để thực hiện bài thuốc trị cảm cúm, sốt lạnh. Đầu tiên, bạn cho tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống và nên uống ngay lúc còn nóng. Sau đó, bạn lên giường đắp chăn kín sẽ thấy tình trạng thuyên giảm rõ rệt. Kiên trì uống 1 thang như hướng dẫn bạn sẽ thấy các dấu hiệu cảm dần biến mất.

4.5. Bài thuốc trị say đồ uống có cồn

Việc sử dụng nước gừng nóng để uống không những đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu. Củ gừng sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng, đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau cơn say. Bạn có thể cho thêm một chút mật ong vào nước gừng nóng, uống thành nhiều lần sẽ càng thấy hiệu quả.

5. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng củ gừng

Khi được sử dụng dưới dạng gia vị hay nhâm nhi như một loại trà, củ gừng được coi là an toàn cho người lớn và trẻ nhỏ. Việc tiêu thụ quá nhiều gừng ở một số người có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như ợ chua, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã công nhận rằng, gừng là một loại thực phẩm an toàn kể cả đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Cũng theo FDA cho biết, mức tiêu thụ an toàn đối với loại thực phẩm này là 4g mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng trà gừng thường đậm đặc hơn so với các sản phẩm gừng khác nên chúng được cho rằng an toàn khi chỉ sử dụng khoảng 1 – 2 lần/ngày.

Bên cạnh đó, vì củ gừng có công dụng hỗ trợ làm loãng máu và làm giảm huyết áp. Do đó, những người đang sử dụng thuốc huyết áp hoặc thuốc làm loãng máu nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe để sử dụng vị thuốc này. Gừng cũng được biết là làm tăng sản xuất mật, vậy nên bạn cũng cần tránh sử dụng chúng cho những bệnh nhân mắc bệnh túi mật.

Không nên lạm dụng gừng để tránh gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc
Không nên lạm dụng gừng để tránh gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc

6. Uống nước gừng hàng ngày có tốt không?

Từ xưa đến nay, củ gừng là vị thuốc và cũng là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy củ gừng là một nguyên liệu an toàn và tự nhiên, thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Cụ thể, bạn cần chú ý đến liều lượng sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Đối với trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi không nên uống quá 2g mỗi ngày và đặc biệt không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Với phụ nữ đang mang thai không nên uống quá 1g gừng tươi 1 ngày và chỉ nên dùng khoảng 4 lần nước gừng sẽ giúp giảm buồn nôn trong thai kỳ.

Tóm lại, bạn có thể uống nước gừng hàng ngày với hàm lượng vừa đủ để tránh gặp phải các tác dụng phụ đáng tiếc. Bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về bất kỳ về loại thảo mộc nào bạn muốn thử. Và nếu bạn đang đặc biệt quan tâm đến củ gừng, hãy bắt đầu bằng cách tự làm nước từ củ gừng tươi nhé.

Uống nước gừng với lượng vừa đủ rất tốt cho sức khỏe
Uống nước gừng với lượng vừa đủ rất tốt cho sức khỏe

7. Hình ảnh củ gừng tươi

Củ gừng có lịch sử rất lâu đời, chúng được sử dụng sớm ngay cả trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Gừng là một loại thực vật có hoa, nguồn gốc từ Đông Nam Á, có quan hệ họ hàng gần với củ nghệ, bạch đậu khấu và củ riềng. Phần củ gừng là bộ phận thường được dùng trong ẩm thực. Sau đây là một số hình ảnh về củ gừng để giúp bạn có cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn.

Hình ảnh nguyên cây gừng vừa được thu hoạch
Củ gừng có nguồn gốc từ Châu Á
Từ gừng tươi có thể điều chế thành nhiều sản phẩm dưới dạng bột, sấy khô...
Từ gừng tươi có thể điều chế thành nhiều sản phẩm dưới dạng bột, sấy khô…
Củ gừng có vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, ruột trong màu vàng
Gừng được dùng phổ biến để làm thuốc hay chế biến thành các món ăn ngon trong ẩm thực
Gừng được dùng phổ biến để làm thuốc hay chế biến thành các món ăn ngon trong ẩm thực

8. Củ gừng mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Advertisement

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ củ gừng trên thế giới ngày càng tăng cao bởi những giá trị tuyệt vời mà loại củ này đem lại. Những năm gần đây, củ gừng không chỉ được sử dụng trong ngành thực phẩm mà chúng còn trở thành nguyên liệu của ngành dược, mỹ phẩm hay đồ uống giải khát.

Tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng gừng là các trang trại sản xuất gừng mọc lên khiến bạn không biết lựa chọn địa điểm mua gừng uy tín. Để đảm bảo nguồn cung cấp gừng chất lượng tốt, dưới đây là một số địa chỉ bán gừng tươi uy tín cho bạn tham khảo:

  • GingerVietNam
  • Nông Sản Dũng Hà
  • Bách hóa xanh
  • Ông Giàu Food
  • Suni Green Farm
  • Nông sản gia vị Phương Trang

Giá gừng tươi bao nhiêu 1kg đang là thắc mắc hầu hết của các người nội trợ. Gừng được sử dụng nhiều nên mọi người thường sẽ mua số lượng lớn để ăn dần vì chúng có thể bảo quản trong tủ lạnh khá lâu. Mỗi kg gừng tươi sẽ có giá dao động từ 60.000 – 100.000/1kg, tùy thuộc vào chất lượng và độ tuổi của cây gừng.

Để mua được giá tốt, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các cửa hàng đại lý hoặc trang trại để mua củ gừng, như vậy củ sẽ đảm bảo được chất lượng và độ tươi ngon hơn.

9. Cách bảo quản củ gừng được lâu

Củ gừng là gia vị nhanh bị mọc mầm, khô héo và nấm mốc. Với những củ gừng tươi có kích thước lớn mà không thể dùng hết, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản sau để luôn giữ được độ tươi và mùi thơm đặc trưng của củ.

9.1. Bảo quản gừng trong ngăn mát tủ lạnh

Trước khi cho gừng vào tủ lạnh bảo quản, bận cần rửa sạch gừng và để ráo nước. Sau đó, dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ hoặc gói chúng vào một chiếc khăn khô, rồi cho túi nhựa kín bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Bạn cũng có thể sử dụng màng bọc thực phẩm hay giấy bạc để quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản củ trong thời gian khá lâu mà vẫn giữ được độ tươi và mùi thơm của gừng.

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được độ tươi, độ thơm của gừng

9.2. Sấy khô

Để thực hiện phương pháp bảo quản này, bạn cần đem gừng đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, thái gừng thành từng miếng nhỏ đem trải đều lên khay, mang ra phơi khô hoặc sấy trực tiếp trong lò nướng.

Gừng sau khi sấy khô có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không bị mất đi giá trị dinh dưỡng hay mùi vị của chúng. Lưu ý, sau khi sấy khô gừng xong bạn nên cho chúng vào các hộp thủy tinh đậy kín và bỏ túi ẩm vào để tránh bị nấm mốc.

9.3. Ngâm với giấm

Gừng ngâm với giấm là cách bảo quản gừng tươi lâu nhất mà bạn có thể tham khảo. Cách thực hiện củ gừng tươi ngâm giấm như sau:

  • Bóp gừng với muối, chần qua nước sôi để giảm vị cay nồng
  • Vớt gừng ra, vắt bớt nước rồi để ráo nước
  • Đun sôi hỗn hợp giấm, nước và đường theo tỷ lệ 1:1:1
  • Đổ hỗn hợp vào cùng với gừng và ngâm vài ngày ở nhiệt độ phòng
  • Cuối cùng, bảo quản gừng ngâm giấm trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần
Phương pháp với ngâm giấm là cách bảo quản kéo dài thời gian của gừng nhất

Hy vọng với bài viết trên đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn hiểu hơn về củ gừng cũng như cách sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả. Hãy cập nhật thêm nhiều bài viết trong mục Sức khỏe để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất