Bất ngờ với những tác dụng của củ riềng!

Nguyễn Mai 225
Nội dung bài viết

Củ riềng được dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn. Đồng thời, chúng được xem như một loại dược liệu chữa bệnh trong Đông y với tên gọi cao lương khương. Bên cạnh đó, trong y học hiện đại tinh chất có trong loại củ này cũng được sử dụng nhiều để điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cung cấp đến bạn những thông tin vô cùng hữu ích.

1. Củ riềng là củ gì? Có mấy loại?

Cây riềng là một cây thuộc họ Gừng, bộ phận thường được sử dụng là củ, lá và hạt. Củ riềng được hình thành và phát triển bởi rễ riềng phình to, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu đến khi già sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.

Lớp vỏ ngoài của củ khá dày và cứng, có nhiều mắt được chia thành nhiều đốt với kích thước không đồng đều, phần ruột có màu trắng hoặc hơi vàng, có vị cay nóng, nhiều sợi xơ. Hiện trên thế giới mới chỉ mới ghi nhận hai loại riềng đó là riềng thường và riềng nếp.

Củ riềng thuộc họ Gừng, được dùng làm gia vị phổ biến trong các món ăn
Củ riềng thuộc họ Gừng, được dùng làm gia vị phổ biến trong các món ăn

2. Thành phần hóa học có trong củ riềng

Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, trong thành phần của củ riềng có các thành phần hóa học chủ yếu là hoạt chất cineol và metylcinnamit. Ngoài ra, trong riềng còn chứa chất dầu mang vị cay là galangol cùng các dẫn chất của falvon ở dạng tinh thể như galangin,  kaempferin và alpinin.

Thành phần hóa học trong riềng rất tốt cho sức khỏe
Thành phần hóa học trong riềng rất tốt cho sức khỏe

3. 9+ tác dụng của củ riềng trong đời sống hàng ngày

Như chúng ta đã biết, riềng có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng của riềng thể do trang tin Natural Food Series cung cấp.

3.1. Kháng viêm

Một số nghiên cứu khoa học đã thành công chứng minh được rằng các đặc tính kháng viêm trong riềng giúp chúng trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Không những vậy, bổ sung củ riềng vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày còn giúp bạn giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây nên.

3.2. Tăng cường số lượng tinh trùng ở nam giới

Riềng được cho là có tác dụng mạnh mẽ, giúp kích thích khả năng sinh sản ở nam giới. Theo chuyên trang Iranian Journal of Reproductive Medicine, một cuộc nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho loại củ này có khả năng làm tăng sự di động, số lượng và sức khỏe tinh trùng.

Riềng có khả năng làm tăng cường số lượng tinh binh ở nam giới
Riềng có khả năng làm tăng cường số lượng tinh binh ở nam giới

3.3. Ngăn ngừa ung thư

Đây có lẽ là lợi ích bất ngờ và ấn tượng nhất của củ riềng. Theo cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện trên những người bị khối u ở vú và phổi cho thấy riềng có chứa những đặc tính phòng chống bệnh ung thư. Thành phần chất galanin có trong loại củ này đã góp phần hình thành nên đặc tính trên của riềng.

3.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Cũng theo các nghiên cứu, chiết xuất polysaccharide từ củ riềng có tác động kích thích hệ lưới mô. Đồng thời, chất này cũng làm tăng số lượng tế bào lá lách và tế bào rỉ viêm phúc mạc vốn đóng vai trò then chốt ở hệ miễn dịch trong cơ thể.

3.5. Cải thiện chức năng nhận thức ở não bộ

Một thành phần hiện hữu trong củ riềng có tên gọi là ACA có tác dụng trong việc hỗ trợ chức năng nhận thức ở cơ quan não bộ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần này cũng có khả năng làm giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến vấn đề nhận thức.

Bổ sung riềng sẽ giúp não bộ được cải thiện một cách đáng kể
Bổ sung riềng sẽ giúp não bộ được cải thiện một cách đáng kể

3.6. Tăng cường chức năng tuần hoàn máu của cơ thể

Riềng có khả năng cải thiện tuần hoàn máu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, kèm theo các dưỡng chất cung cấp cho mô da. Đặc tính chất oxy hóa trong loại củ này giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương cho da, từ đó duy trì độ mềm của da.

3.7. Hỗ trợ mọc tóc

Củ riềng cũng có thể được sử dụng với mục đích nhằm thúc đẩy tăng trưởng tóc cho da đầu bởi chúng có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu. Đối với những người có mái tóc mỏng và thưa, nước riềng kết hợp cùng với dầu jojoba sẽ tạo thành một hỗn hợp hiệu quả, giúp tóc nhanh chóng mọc dài, dày hơn.

3.8. Đẩy lùi tình trạng lão hóa da

Theo công bố của Costerics and Toilettries, các nhà khoa học đã chứng minh rằng chiết xuất của riềng giúp làm sản sinh ra chất có tác dụng dưỡng ẩm, làm hạn chế nếp nhăn là axit hyaluronic. Ngoài ra, chiết xuất từ riềng cũng làm giảm các bệnh về da như nấm, chàm hay bỏng ngứa.

Cải thiện tình trạng lão hóa da nhanh chóng với củ riềng
Cải thiện tình trạng lão hóa da nhanh chóng với củ riềng

3.9. Ngăn ngừa đau do kinh nguyệt

Kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể gây ra một số tình trạng như đau bụng hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách dùng một chút riềng ngay tại thời điểm đó. Riềng là một lựa chọn tốt như một vị thuốc tự nhiên cho bệnh nhân tiêu chảy và có thể đạt hiệu quả tốt trong thời gian dài.

3.10. Đối phó với căn bệnh trầm cảm

Trong riềng có chứa một loại dưỡng chất thực vật quan trọng có khả năng ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha, từ đó giúp bạn đối phó bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên coi thường. Nếu bạn thấy những người thân xung quanh có dấu hiệu của căn bệnh này cần đưa họ thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. 12+ bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ củ riềng

Trong giới Đông y, củ riềng được ghi nhận là một vị thuốc được sử dụng trong cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ loại củ này cho bạn tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

4.1. Bài thuốc chữa nôn mửa, đau bụng

Đau bụng, nôn mửa có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh đơn giản như rối loạn đường tiêu hóa. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo công thức từ bài thuốc sau.

Nguyên liệu:

  • 8g củ riềng
  • 1 quả đại táo

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem hai nguyên liệu trên sắc cùng 350 – 400ml nước
  • Bước 2: Sắc đên khi lượng nước trên cô còn 100ml là xong
  • Bước 3: Chia thành 3 phần nhỏ sử dụng hết trong ngày

4.2. Bài thuốc điều trị chứng nôn mửa

Nôn mửa là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Do đó, bạn cần xác định được nguyên nhân tình trạng bệnh để áp dụng những bài thuốc an toàn, hợp lý.

Nguyên liệu:

  • 10g riềng
  • 10g gừng
  • 10g bán hạ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mang riềng, gừng cùng bán hạ sắc lấy thuốc uống
  • Bước 2: Sử dụng thuốc khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả, dùng 2 – 3 lần một ngày
Tình trạng nôn mửa sẽ biến mất hoàn toàn với bài thuốc từ riềng
Tình trạng nôn mửa sẽ biến mất hoàn toàn với bài thuốc từ riềng

4.3. Bài thuốc chữa sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp khiến thân nhiệt tăng tạm thời, đồng thời là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang chống lại nhiễm trùng hoặc một số bệnh khác. Khi phát hiện, bạn có thể can thiệp bằng cách áp dụng bài thuốc dưới đây.

Nguyên liệu:

  • 40g riềng tẩm dầu vừng sao
  • 40g can khương

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem riềng tẩm dầu vừng cùng can khương tán thành bột mịn
  • Bước 2: Thêm một ít mật lợn rồi vo tròn thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô
  • Bước 3: Mỗi ngày sử dụng khoảng 15 – 20 viên, chia thành nhiều lần uống

4.4. Bài thuốc điều trị sốt rét

Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và dễ lây truyền giữa người với người thông qua việc bị muỗi đốt. Với đặc tính an toàn, bài thuốc sau sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng khỏe mạnh.

Nguyên liệu:

  • 300g bột củ riềng
  • 100g bột quế khô
  • 100g bột thảo quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn bột riềng, bột quế khô cùng bột thảo quả thành hỗn hợp bột
  • Bước 2: Thêm chút mật rồi vo viên nhỏ bằng hạt ngô, bảo quản trong lọ thủy tinh và sử dụng trong nhiều ngày
  • Bước 3: Mỗi ngày sử dụng 15 viên cùng với nước ấm trước khi lên cơn sốt, chia thành nhiều lần trong ngày

4.5. Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa có thể dẫn tới ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến người bệnh. Sử dụng bài thuốc Đông y từ củ riềng dưới đây có thể giúp bạn đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Nguyên liệu:

  • 60g riềng
  • 60g hương phụ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mang riềng cùng với hương phụ tán nhỏ thành bột mịn, thêm chút mật rồi vo thành từng viên nhỏ
  • Bước 2: Mỗi lần sử dụng khoảng 3g viên thuốc với nước ấm, ngày chia 3 lần

4.6. Bài thuốc chữa đau bụng kèm tiêu chảy

Khi bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa có thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như đau bụng kèm tiêu chảy. Bạn có thể khắc phục tình trạng nhẹ nhàng với bài thuốc sau đây.

Nguyên liệu:

  • 10g riềng
  • 10g hương phụ
  • 30g đan sâm
  • 30g bách hợp
  • 6g sa nhân
  • 12g ô dược
  • 9g đinh hương

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem tất cả các vị thuốc vừa chuẩn bị sắc cùng với 700ml nước
  • Bước 2: Sắc thuốc trên nền lửa nhỏ đến khi thuốc cô lại còn 200ml
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, chắt lấy nước rồi chia uống 2 – 3 lần trong ngày
"Đánh bay" tình trạng đau bụng kèm tiêu chảy với riềng
“Đánh bay” tình trạng đau bụng kèm tiêu chảy với riềng

4.7. Bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bạn hãy thử ngay bài thuốc từ riềng cực đơn giản để khắc phục tình trạng này xem sao nhé.

Nguyên liệu:

  • 6g riềng
  • 6g trần bì
  • 6g mộc đường
  • 6g thanh bì
  • 15g sơn tra
  • 4g đinh hương

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mang tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 700ml nước
  • Bước 2: Đun trên nền lửa nhỏ đến khi cô lại khoảng 200ml thì tắt bếp
  • Bước 3: Bỏ bã, chắt lấy nước rồi chia nhỏ thành 2 phần sử dụng hết trong ngày

4.8. Bài thuốc chữa tình trạng chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng do hơi tăng lên trong đường tiêu hóa hay do sự rối loạn lên men của vi khuẩn đường ruột hoặc do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột. Bạn có thể khiến chúng biến mất hoàn toàn chỉ với chỉ dẫn sau đây.

Nguyên liệu:

  • 10g riềng
  • 10g tô mộc
  • 10g cam thảo chích
  • 15g bạch chỉ
  • 30g bạch thược (sao)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem riềng, tô mộc cùng cam thảo chích, bạch chỉ, bạch thược tán thành bột mịn
  • Bước 2: Mỗi lần dùng pha bột với nước đun sôi để nguội, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang

4.9. Bài thuốc điều trị lang ben

Lang ben là một trong những bệnh lý về da liễu bị gây ra do nấm. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau để điều trị bệnh lang ben.

Nguyên liệu:

  • Riềng
  • Rượu (hoặc giấm)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch riềng để loại bỏ lớp bùn đất, sau đó đem giã nát nguyên liệu
  • Bước 2: Tiếp theo, ngâm riềng cùng với rượu trắng hoặc giấm trong khoảng 7 – 10 ngày rồi đem ra bôi lên vùng da bị tổn thương

4.10. Bài thuốc điều trị hắc lào

Hắc lào là bệnh lý do nhiễm nấm, bệnh có thể gặp ở nhiều vùng da trên cơ thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này, hãy thử áp dụng công thức điều trị từ bài thuốc sau. 

Nguyên liệu:

  • 100g riềng già
  • Rượu trắng 70 độ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem riềng đi giã nát rồi ngâm với 200ml loại rượu 70 độ
  • Bước 2: Sau 3 – 5 ngày ngâm đã có thể mang ra sử dụng, ngày dùng 2 – 3 lần bôi lên vùng da bị hắc lào
Bài thuốc từ riềng giúp bạn khắc phục tình trạng hắc lào hiệu quả
Bài thuốc từ riềng giúp bạn khắc phục tình trạng hắc lào hiệu quả

4.11. Bài thuốc chữa ho, đau rát họng, viêm họng

Trong Đông y, có những bài thuốc được sử dụng chuyên để chữa tình trạng ho, viêm họng hay đau rát họng rất hiệu nghiệm. Bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục hoàn toàn khỏi những tình trạng này.

Nguyên liệu:

  • Riềng
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem củ riềng đi thái thành từng lát mỏng, sau đó mang đi muối chua
  • Bước 2: Khi xuất hiện triệu chứng ho hoặc đau họng, ngậm hoặc nhai nát một vài lát riềng với muối hạt rồi nuốt từ từ

4.12. Bài thuốc chữa phong thấp từ củ riềng

Phong thấp là tình trạng sưng tấy, đau nhức và gây cứng khớp khiến việc cử động, di chuyển gặp khó khăn. Để chữa bệnh phong thấp, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau.

Nguyên liệu:

  • 60g riềng
  • 60g trần bì
  • 60g hạt tía tô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem riềng, trần bì cùng hạt tía tô sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn
  • Bước 2: Mỗi lần uống 4g với nước sôi để nguội hoặc uống cùng rượu ấm vào buổi sáng và tối, duy trì dùng liên tục trong 7 – 10 ngày

4.13. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa, đau khớp

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh xương khớp khá phổ biến khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau nếu mình hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này.

Nguyên liệu:

  • 20g riềng phơi khô
  • 20g thạch xương bồ
  • 20g nhân hạt gấc (sao vàng)
  • 16g trần bì
  • 16g thiên niên kiện
  • 24g quế

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu ngâm cùng với rượu trong vòng 10 ngày
  • Bước 2: Mỗi khi bị đau nhức, bầm tím, chấn thương da lấy một ít rượu thuốc thoa và xoa bóp nhẹ để giúp giảm đau, mau lành hơn

5. Món ăn sử dụng củ riềng

Củ riềng là một gia vị quen thuộc giúp dậy mùi để món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn hơn. Dưới đây là những món ăn được chế biến từ loại củ này đảm bảo sẽ khiến bạn mê mẩn.

5.1. Thịt giả cầy củ riềng

Nhắc đến những món ăn có sử dụng củ riềng, quả là thiếu sót nếu như bỏ qua món thịt giả cầy. Đây là món ăn có thể ăn kèm với bún hay cơm nóng đều ngon. Mặc dù ở mỗi vùng miền món ăn này sẽ có những biến tấu trong khâu chế biến để phù hợp với khẩu vị. Tuy nhiên, công thức chung vẫn sẽ tạo nên món ăn đầy đủ nguyên liệu, thơm ngon chuẩn vị.

Món thịt giả cầy riềng thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà
Món thịt giả cầy riềng thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà

5.2. Cá lóc kho riềng

Nếu bạn đang có ý định làm đa dạng thêm thực đơn bữa cơm gia đình thì hãy thử tham khảo món ăn đặc biệt này. Món cá lóc kho riềng với màu sắc bắt mắt cùng với hương thơm nồng cay từ củ riềng, thịt cá săn chắc, gia vị thấm đều trên từng sớ thịt đảm bảo sẽ không khiến bạn thất vọng. Món sẽ ngon hơn gấp bội nếu bạn ăn chung với cơm nóng.

Cá lóc mềm cùng riềng thơm lừng khiến ai cũng mê mẩn
Cá lóc mềm cùng riềng thơm lừng khiến ai cũng mê mẩn

5.3. Ba chỉ kho riềng
Advertisement

Ba chỉ kho riềng là món ăn đậm chất bình dân, không cầu kỳ chỉ với những nguyên liệu đơn giản lại vô cùng hấp dẫn. Những miếng thịt ba chỉ béo mềm, thấm đẫm gia vị riềng thơm phức sẽ ngon hơn nếu ăn kèm với cơm đấy.

Món có vị thơm cay rất phù hợp cho bữa cơm gia đình bạn ngày se lạnh. Món chế biến cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút là đã có ngay một bữa ăn hoàn hảo cho cả nhà rồi.

Món ăn từ riềng thấm đẫm gia vị đảm bảo khiến bạn nhớ mãi không quên
Món ăn từ riềng thấm đẫm gia vị đảm bảo khiến bạn nhớ mãi không quên

5.4. Vịt rang riềng

Vịt rang riềng là một món ăn khá lạ nhưng không kém phần ngon miệng trong mỗi bữa cơm. Thịt vịt dai mềm, thấm đẫm gia vị, hòa quyện cùng với hương thơm lừng từ củ riềng và sả sẽ khiến cả nhà bạn ai cũng phải mê mẩn. Hơn nữa, thịt vịt được chiên giòn rụm màu vàng ươm đẹp mắt, chút màu xanh của hành lá rất thích hợp bày biện trên các bàn tiệc.

Món vịt rang riềng thơm ngon khó cưỡng
Món vịt rang riềng thơm ngon khó cưỡng

5.5. Chả nướng riềng

Chả thịt heo nướng cùng củ riềng đậm đà, hấp dẫn với phần thịt thấm đẫm gia vị cùng với sự dậy mùi của riềng góp phần tạo nên màu sắc cho món ăn. Bạn cũng có thể pha nước chấm riêng với nước cốt chanh, mắm tôm, ít đường hoặc nước chấm mắm chanh ớt cũng rất ngon. Hãy bắt tay vào bếp thử ngay món chả lạ miệng này chiêu đãi gia đình nhân dịp cuối tuần bạn nhé.

Chế biến ngay món chả nướng riềng thơm ngon, cuốn miệng
Chế biến ngay món chả nướng riềng thơm ngon, cuốn miệng

6. Củ riềng bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

Củ riềng được trồng rất phổ biến, vì thế có khá nhiều địa chỉ bán riềng với giá tốt mà bạn có thể tham khảo. Hiện nay trên thị trường, riềng tươi được bán với giá khoảng 15.000 đồng/kg và riềng khô có giá khoảng 20.000 đồng/kg.

Ngoài ra, riềng tươi và khô được bán ở rất nhiều nơi trên toàn quốc, bạn có thể mua riềng tiện lợi tại các cửa hàng rau củ quả sạch, các khu chợ, siêu thị Big C, Vinmart… Bên cạnh đó, giá thành của riềng còn dao động phụ thuộc vào một số yếu tố như chất lượng hay địa chỉ cung cấp.

7. Hình ảnh về củ riềng

Như đã đề cập, củ riềng có hai loại thường thấy là riềng thường và riềng nếp. Sau đây là một số hình ảnh giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại củ này.

Củ riềng có vỏ bề ngoài khá cứng và dày
Củ riềng có vỏ bề ngoài khá cứng và dày
Củ riềng có nhiều mắt nối liền nhau
Củ riềng có nhiều mắt nối liền nhau
Thông thường, riềng có màu trắng hoặc màu hơi ngà vàng
Thông thường, riềng có màu hơi ngà vàng
Riềng có nhiều sợi xơ, vị cay nóng nên được dùng nhiều làm gia vị
Riềng có nhiều sợi xơ, vị cay nóng nên được dùng nhiều làm gia vị
Phần ruột bên trong của củ có màu trắng
Phần ruột bên trong của củ có màu trắng

Bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã tóm tắt một số thông tin về củ riềng. Để sử dụng những bài thuốc Đông y từ củ riềng một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ. Hy vọng rằng sẽ nhận được sự đồng hành của bạn ở những bài viết tiếp theo.

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất