Củ lùn: Thực phẩm quen thuộc từ miền Tây có công dụng tuyệt vời

Nguyễn Mai 689

Củ lùn xuất hiện không ít trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, đặc biệt là người dân miền Tây. Không chỉ là một loại thực phẩm được ưa chuộng mà chúng còn rất đa dạng về công dụng, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngay bây giờ, hãy khám rõ hơn về loại củ này cùng với Tuổi trẻ và Sắc đẹp bạn nhé!

1. Củ lùn là gì?

Củ lùn còn có tên gọi khác là củ khoai lùn, củ sâm lùn hay năng tàu, tên khoa học là Calathea allovia hoặc Calathea allouia, thuộc họ Dong. Nếu chỉ thoạt nhìn, củ lùn có dáng vẻ bên ngoài khá giống với củ khoai tây. Tuy nhiên, vị của củ khoai lùn lại bở và béo hơn nhiều so với khoai tây.

Củ lùn còn có tên gọi khác là củ khoai lùn, củ sâm lùn hay năng tàu
Củ lùn còn có tên gọi khác là củ khoai lùn, củ sâm lùn hay năng tàu

1.1. Đặc điểm

Cây khoai lùn thường mọc thành bụi, cao khoảng 1 mét, lá dài từ 20 – 30cm, màu xanh. Phần củ có hình dáng hơi tròn hoặc hình trứng, lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt, phần cuống dài mọc thành chùm, phần ruột có màu trắng trong, lõi màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột.

Khi ăn khoai lùn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, hương thơm với vị bùi, dẻo lẫn chút béo ngọt. Khoai lùn có mùi thơm nhẹ, ăn không chán bởi kết cấu phần ruột củ giòn sần sật, không quá bở hay nhiều bột như các loại củ khác.

1.2. Nguồn gốc

Cây khoai lùn được ghi nhận đã xuất hiện từ rất lâu trên trái đất, hơn 1000 năm trước tại vùng Caribe, Nam Mỹ và một số nước như Cuba, Brazil, Hispaniola, Puerto Rico, Tiểu Antilles. Chúng thường được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới với mục đích trồng để thu hoạch củ.

1.3. Phân bố

Ngày nay, củ khoai lùn được phân bố khắp nơi trên thế giới như châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, loại củ này được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An… Những năm gần đây ở tỉnh Hậu Giang, Tây Ninh cũng có khá nhiều bà con nông dân bắt đầu trồng giống khoai này.

1.4. Phân loại

Hiện nay, người dân Việt Nam chỉ gieo trồng và thu hoạch duy nhất một loại củ khoai lùn có tên gọi là khoai Thái Lan. Hầu hết, số lượng khoai lùn được bày bán trên thị trường đều thuộc giống khoai này. Người nông dân ưu tiên giống khoai này bởi chúng có thể trồng đan xen với các loại cây trồng khác mà không sợ bị ảnh hưởng.

1.5. Mùa thu hoạch

Củ lùn thường được thu hoạch khi các tán lá bắt đầu úa, trong vòng 9 tháng kể từ khi mầm đầu tiên mọc. Khi thu hoạch, mỗi gốc có khoảng 20 – 30 củ bám lấy nhau tạo thành từng chùm. Thông thường, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch vào khoảng tháng 11 – 12 âm lịch và có thể kéo dài đến tháng 1 – 2 năm sau.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ lùn

Theo một số tài liệu, thành phần dinh dưỡng trong củ khoai lùn khá đa dạng và phong phú. Thành phần chiếm nhiều nhất trong loại củ này là nước và tinh bột, cụ thể gồm các chất như protein, axit amin và carbohydrate…

Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa nhiều hàm lượng vitamin C, A, B như niacin, thiamin và riboflavin. Hơn nữa, chúng còn chứa các khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần như canxi, kali, sắt và phốt pho.

Theo một số tài liệu, thành phần dinh dưỡng trong củ khoai lùn khá đa dạng và phong phú
Theo một số tài liệu, thành phần dinh dưỡng trong củ khoai lùn khá đa dạng và phong phú

3. Củ lùn có những tác dụng gì?

Dù củ khoai lùn chỉ có thân hình bé nhỏ nhưng loại củ này lại dồi dào nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng tốt mà khoai lùn có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

3.1. Hỗ trợ tim mạch, làm giảm mỡ máu

Như đã đề cập, củ khoai lùn là thực vật giàu hàm lượng vitamin, kali, canxi cùng nhiều thành phần có lợi khác. Đây đều là các hoạt chất có tác dụng làm ổn định hệ tim mạch, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan.

Ngoài ra, các chất này cũng góp phần làm giảm thiểu các nguy cơ và rối loạn tim mạch như nhồi máu tim, thiếu máu tim, đột quỵ. Do đó, việc bổ sung khoai lùn sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và tình trạng huyết áp.

3.2. Giải khát, lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể

Vì củ khoai lùn có chứa nhiều nước – một trong những nguyên liệu quan trọng cung cấp độ ẩm cũng như chống mất nước cho cơ thể. Còn gì tuyệt vời hơn nếu được thưởng thức các món ăn thơm ngon, mát lành được chế biến từ khoai lùn giữa trưa hè nóng bức.

Các món ăn từ loại củ này không chỉ có công dụng giúp thanh nhiệt, giải khát mà chúng còn hỗ trợ cho người mắc chứng tiểu khó. Bên cạnh đó, bổ sung khoai lùn thường xuyên còn giúp làm mát gan và thanh nhiệt cơ thể cực hiệu quả.

3.3. Tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa

Trong củ khoai lùn có chứa hàm lượng chống oxy hóa và các khoáng chất như vitamin A, C, B, K cùng hợp chất canxi… tương đối phong phú. Đặc biệt là vitamin K và C góp phần quan trọng trong quá trình hình thành các collagen và các mô liên kết.

Không những vậy, các chất này còn có tác dụng làm tăng độ đàn hồi của da, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài. Đồng thời, chúng còn làm chậm quá trình lão hóa da, giúp làm giảm tình trạng mụn nhọt khiến da dẻ mịn màng hơn.

rong củ khoai lùn có chứa hàm lượng chống oxy hóa và các khoáng chất
rong củ khoai lùn có chứa hàm lượng chống oxy hóa và các khoáng chất

4. Ăn củ lùn có bị béo không?

Trên thực tế, ăn củ khoai lùn không gây ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng của cơ thể. Bởi trong loại củ này có chứa hàm lượng tinh bột nhưng lại rất ít calo. Do đó, việc bổ sung khoai lùn vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp chị em phụ nữ cung cấp lượng tinh bột tự nhiên cho cơ thể mà không hề lo ngại về vấn đề cân nặng.

Hơn nữa, việc ăn khoai lùn còn giúp cơ thể được thanh lọc, giải độc và đem lại làn da mịn màng đáng mơ ước. Đặc biệt, khoai lùn rất phù hợp sử dụng cho các đối tượng đang thực hiện chế độ ăn kiêng hay đang giảm béo.

5. Các món ăn ngon được làm từ củ lùn

Củ khoai lùn là loại thực phẩm dân dã, bình dị của người dân miền Tây. Củ khoai lùn ngoài cách luộc như nhiều người vẫn thường áp dụng thì chúng còn dùng để chế biến thành những món ăn khác vô cùng ngon với hương vị tuyệt hảo. 

5.1. Chè củ lùn

Chẳng còn gì tuyệt vời hơn vào những ngày trời hè oi bức được thưởng thức món chè khoai lùn ngọt thanh, mát dịu, giòn sần sật. Tuy được chế biến đơn giản, dân dã nhưng món ăn vặt giải nhiệt này lại khiến nhiều  người phải nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu bên nồi chè củ khoai lùn mẹ nấu.

5.2. Gà om củ sâm lùn

Gà om củ sâm lùn cũng được biết đến là một trong những món ăn chứa đầy chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể một cách hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, vị ngọt của loại củ này hòa quyện cùng với vị ngọt từng thớ thịt săn chắc của gà tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.

5.3. Súp năng tàu

Củ năng tàu có tính mát và ít năng lượng nên có thể thay thế các loại rau củ khác để nấu món súp cho cả nhà. Nếu bạn đang có ý định làm mới bữa ăn cho gia đình, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua món ăn này. Đây là món nhẹ chống béo nhưng vẫn đảm bảo được no bụng mà còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn.

5.4. Củ năng tàu luộc

Một trong những cách chế biến đơn giản và dễ thực hiện nhất từ năng tàu đó chính là luộc chín. Năng tàu luộc được nhiều người yêu thích bởi vịt ngọt và giòn tự nhiên, mang đến cho nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể chấm thêm đường để món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.

5.5. Chè năng tàu thốt nốt

Chè năng tàu thốt nốt mang hương vị đậm chất miền Tây, tựa như vị ngọt giòn của củ năng khiến ai cũng phải mê mẩn từ lần thử đầu tiên. Nấu chè từ đường thốt nốt rất đơn giản, bạn chỉ cần thả củ năng tàu nấu chín với nước đường cùng lá dứa, sau đó để tủ lạnh cho mát rồi thưởng thức.

Chè củ lùn thốt nốt
Chè củ lùn thốt nốt

6. Củ lùn cần luộc bao lâu thì chín

Nghe có vẻ khá đơn giản, tuy nhiên để năng tàu đạt được độ ngon hoàn hảo cũng cần có những bí kíp riêng. Khi luộc loại củ này, bạn cần lưu ý phải đổ nước sao cho ngập hết phần củ để tránh tình trạng thiếu nước khiến củ không chín hoặc bị xơ cứng.

Luộc năng tàu khoảng nửa tiếng tùy theo số lượng nấu, bạn có thể cho thêm một ít lá dứa vào luộc cùng để mùi vị của củ được thơm ngon hơn. Ngoài ra, để năng tàu dễ lột vỏ hơn, sau khi củ chín bạn hãy vớt ra ngâm trong một chậu nước lạnh. Cuối cùng, bạn chỉ cần chín năng tàu nguội rồi vớt ra rổ, để ráo nước.

7. Củ lùn giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại củ này ở bất cứ đâu như tại các nhà vườn, các khu chợ xung quanh khu vực khi vào mùa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm năng tàu tại siêu thị, cửa hàng củ quả sạch hay các sàn thương mại điện tử uy tín. Lưu ý, bạn chỉ nên chọn mua tại những địa chỉ có tiếng để tránh mua phải củ kém chất lượng mà lại không ngon.

Hiện nay, giá bán của củ lùn trên thị trường không quá đắt đỏ, trung bình chỉ dao động khoảng từ 25.000 – 35.000 đồng/kg với loại củ sống chưa qua chế biến, tùy thuộc vào kích thước củ lớn hay nhỏ. Còn đối với những loại củ đã được luộc sẵn, thường giá sẽ rơi vào khoảng từ 45.000 – 60.000 đồng/kg.

8. Những hình ảnh về củ lùn

Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ dễ nhầm lẫn củ lùn với một số loại củ như củ khoai tây, củ từ… Một số hình ảnh sau đây do Tuổi trẻ và Sắc đẹp sưu tầm được sẽ giúp bạn nhận biết loại củ này dễ dàng hơn rất nhiều.

Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh

9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc củ lùn

Sau đây là một số kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc củ năng tàu tốt nhất, giúp cây đạt được nhiều củ to, ngon và chất lượng nhất. Bạn có thể tham khảo và áp dụng trồng tại nhà hoặc dùng trong việc chăm sóc trang trại.

Advertisement

9.1. Khâu chuẩn bị và một số lưu ý

Để trồng loại củ này, bạn cần chuẩn bị những trói củ lùn, đây thực chất là phần dưới rễ nối giữ phần củ và phần thân. Củ khoai lùn sau khi được bà con nông dân thu hoạch hết sẽ sót lại những trói củ lùn. Lúc này, bạn cần mua lại để trồng chúng thành những cây khoai lùn mới.

Thông thường, trói củ lùn sẽ được bán với giá dao động khoảng từ 10.000 – 15.000 đồng tùy theo từng kích thước. Tuy nhiên, bạn nên lựa những trói có củ cái to, bởi chúng có khả năng cao sẽ trồng ra được nhiều củ khoai lùn nhất. Bạn nên trồng củ vào đầu mùa mưa và trồng trực tiếp trên đất cát thì lượng củ sẽ thu về nhiều hơn.

9.2. Kỹ thuật trồng củ lùn

Cách trồng củ khá đơn giản, bạn cần dùng xẻng đào một cái hố nhỏ tại chỗ muốn trồng, sâu khoảng 5cm dưới lòng đất, độ rộng tùy thuộc theo chiều dài của trói củ lùn. Sau đó, bạn hãy đặt trói củ vào theo chiều nằm ngang và quay phần chồi củ lên trên rồi lấp đất cát lại.

Khoảng cách trồng củ hợp lý nhất nên từ 40 – 50cm, bạn cần lưu ý để chừa khoảng không gian cho những bụi củ khoai lùn mọc xòe ra. Nếu trồng gần, khả năng những bụi này sẽ mọc dính với bụi kia, khi thu hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong trường hợp bạn lỡ mua phải những trói củ lùn nhỏ cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể trói hai củ lùn nhỏ lại vào nhau và trồng chung trong một chiếc hố. Với cách này, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra những bụi củ lùn to mà không cần phải tốn kém thêm chi phí. Những bụi củ to “nhân tạo” như vậy vẫn có thể tạo ra nhiều củ như bình thường.

9.3. Kỹ thuật chăm sóc củ lùn

Sau khi trồng xong, bạn cần đợi đến khi nào củ khoai lùn mọc lên nhiều chồi. Lúc đó, bạn sẽ rải vào phần gốc một ít phân urê để giúp cân mọc tốt hơn. Đến khoảng tháng 9 – 10 âm lịch, bạn hãy tiếp tục rải thêm kali vào gốc cây để giúp củ sinh trưởng và phát triển với số lượng tối đa.

Nhờ có nhiều ưu điểm về thành phần dinh dưỡng, ngon miệng và tác dụng tốt cho sức khỏe nên củ lùn được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Qua bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp, có thể thấy rằng không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời từ loại thực phẩm đặc biệt này đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham vấn ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia, bác sĩ để giảm thiểu tối đa rủi ro và những tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng.

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

1 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất