Tất tần tật thông tin dinh dưỡng về củ khoai tây

Nguyễn Mai 196

Củ khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, chúng có tác dụng giữ dáng và làm đẹp da. Tuy nhiên, loại củ này chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu như bạn sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại củ phổ biến này.

1. Giới thiệu về củ khoai tây

Khoai tây là một loại củ mọc ngầm trên bộ phận rễ của cây khoai tây, thuộc họ Cà. Cây này rất dễ trồng, chúng có thể sinh trưởng ở nhiều vùng miền có đặc điểm khí hậu và đất đai khác nhau.

1.1. Đặc điểm

Khoai tây – một loài thực vật có tên khoa học là Solanum tuberosum, thường được trồng để thu hoạch củ chứa tinh bột. Đây là loại cây trồng để lấy củ rộng rãi và phổ biến nhất trên toàn thế giới với thành tích đáng ấn tượng xếp thứ tư về mặt sản lượng tươi.

Cây khoai tây ưa chuộng đất chua, có hoa màu đỏ, hồng, trắng, tím hoặc xanh vào cuối mùa sinh trưởng. Cây cao khoảng 50cm với hệ thống rễ khá ngắn, nằm sâu dưới đất khoảng 60cm. Thường mỗi cây khỏe mạnh sẽ cung cấp khoảng 3 – 25 củ khoai tây.

Khoai tây là một loại củ mọc ngầm trên bộ phận rễ của cây
Khoai tây là một loại củ mọc ngầm trên bộ phận rễ của cây

1.2. Nguồn gốc

Thực chất, khoai tây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ nhiệt đới nơi có khí hậu nhiều nắng. Sau đó chúng được du nhập đến các quốc gia Châu Âu. Sau này, khoai tây được trồng thành vô số các giống khác nhau trên thế giới. Hiện tại, khoai tây là loại cây lương thực chính và có mức tiêu thụ lớn nhất tại các nước Châu Âu.

1.3. Phân bố

Trên thế giới đang có khoảng 5.000 giống khoai tây, trong đó 3.000 giống khoai tây được tìm thấy chủ yếu ở Bolivia, Peru, Chile, Colombia và Ecuador. Ở Việt Nam, diện tích đất trồng khoai tây tập trung ở 3 vùng chính là Đà Lạt (Lâm Đồng), Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.

1.4. Phân loại

Hiện nay, khoai tây được phân thành rất nhiều loại như khoai tây vàng, khoai tây tím và khoai tây hồng. Ở nước ta, loại khoai tây được trồng và tiêu thụ nhiều nhất là khoai tây vàng. Ngoài ra, khoai tây cũng có nhiều loại kích thước khác nhau, chẳng hạn như khoai tây bi. 

1.5. Mùa thu hoạch

Tùy vào từng vùng và địa hình mà khoai tây sẽ có sự khác biệt về mùa vụ thu hoạch. Tuy nhiên, các loại khoai tây thường được thu hoạch vào vụ Đông và Xuân, rơi vào khoảng từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 – 3 năm sau.

2. Những bài thuốc chữa bệnh từ củ khoai tây

Trong Đông y, khoai tây có tính bình, vị ngọt và có thể chữa các bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại củ này còn dùng để chữa một số bệnh lý ngoài da.

2.1. Hỗ trị điều trị dạ loét dạ dày hành tá tràng

Để khắc phục tình trạng bệnh loét dạ dày hành tá tràng, bạn hãy nghiền nát khoai tây thêm nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Bạn hãy chia nước 2 lần sáng tối, mỗi lần uống 1 bát, duy trì thực hiện trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Trong Đông y, khoai tây có tính bình, vị ngọt
Trong Đông y, khoai tây có tính bình, vị ngọt

2.2. Khắc phục tình trạng nôn mửa, viêm dạ dày, ăn không ngon

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nôn mửa, viêm dạ dày hay ăn không ngon có thể áp dụng bài thuốc sau. Bạn cần chuẩn bị 10g gừng tươi, 100g khoai tây và 1 quả quýt. Sau đó, bạn hãy đem tất cả nguyên liệu nghiền nát lấy nước, uống 1 thìa 15ml trước bữa ăn.

2.3. Hỗ trợ tình trạng táo bón mãn tính

Táo bón mãn tính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Bạn có thể khắc phục tình trạng này nhanh chóng bằng cách giã khoai tây lấy nước. Sau đó sử dụng nước uống trước mỗi bữa cơm, ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén con.

2.4. Điều trị tiết ít, phù thũng

Bạn hãy chuẩn bị 32g khoai tây gọt sạch vỏ giã nát, 24g rễ tranh cùng 400ml nước. Tiếp đó, bạn hãy đem tất cả các nguyên liệu trên đi sắc thành thuốc đến khi cô còn khoảng 200ml uống trong ngày. Bạn nên kiên trì sử dụng vài lần để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

2.5. Khắc phục tình trạng hạ huyết áp từ củ khoai tây

Trong củ khoai tây có chứa nhóm chất kukoamine có công dụng trong việc làm giảm huyết giảm và điều trị bệnh mất ngủ. Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp có thể bổ sung khoai tây luộc, nướng cả vỏ và nên hạn chế những sản phẩm khoai tây chiên rán.

2.6. Điều trị bệnh hen suyễn

Các nhà khoa học tại Pháp đã thành công chứng minh phụ nữ ăn nhiều khoai tây, táo, rau, cà rốt hay rau các loại có tỷ lệ mắc hen suyễn thấp hơn người thường. Chính vì vậy, các món được chế biến từ khoai tây được khuyến nghị sử dụng nhiều ở người lớn tuổi.

2.7. Chữa quai bị

Quai bị là tình trạng gây khó chịu và đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Bạn có thể khắc phục tình trạng này chỉ đơn giản với một nguyên liệu duy nhất là khoai tây. Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch khoai tây, sau đó mài rồi trộn với giấm bôi vào chỗ sưng của quai bị.

Trong củ khoai tây có chứa nhóm chất kukoamine có công dụng trong việc làm giảm huyết giảm và điều trị bệnh mất ngủ
Trong củ khoai tây có chứa nhóm chất kukoamine có công dụng trong việc làm giảm huyết giảm và điều trị bệnh mất ngủ

2.8. Chữa mẩn ngứa, bệnh chàm da

Bạn hãy chuẩn bị 100g khoai tây, 10g gừng, 1 quả quýt. Sau đó, bạn hãy giã nát đều tất cả các nguyên liệu trên vắt lấy nước. Dùng nước trước mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các vết chàm hay các nốt mẩn ngứa trên da hiệu quả.

3. Các món ăn được chế biến từ củ khoai tây

Không chỉ được sử dụng trong những bài thuốc, củ khoai tây còn được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon, độc đáo. Bạn có thể tham khảo một số món ăn từ loại củ này để thay đổi thực đơn bữa cơm gia đình.

3.1. Thịt viên chiên xù khoai tây

Món thịt viên với lớp vỏ giòn rụm, vàng ươm bên ngoài của khoai tây bao bọc lấy lớp thịt bên trong đảm bảo sẽ khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Dù cách làm khá đơn giản nhưng chất lượng thì khỏi phải chê. Món thịt viên chiên xù khoai tây hứa hẹn sẽ là món ăn ngon với nguyên liệu chính là khoai tây bùi bùi, beo béo.

3.2. Khoai tây nướng trứng

Khoai tây với hương vị bùi bùi khi được nướng lên cùng với phần lòng đỏ trứng tan chảy cùng phô mai béo ngậy sẽ đem lại món ăn ngon nức lòng. Không những vậy, món ăn này còn chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thích hợp cho cả gia đình có người lớn tuổi và trẻ em. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay làm ngay món này nhỉ.

3.3. Súp khoai tây

Quả thật thiếu sót nếu như bỏ qua món súp khoai tây, một trong những món có hương vị thơm ngon cùng cách làm vô cùng đơn giản. Mùi vị khoai tây bùi béo đầy dinh dưỡng, hấp dẫn sẽ khiến cả nhà bạn ai cũng mê mẩn từ lần thử đầu tiên. Bạn cũng có thể dùng món súp khoai tây góp mặt trong bữa sáng đầy dinh dưỡng của gia đình mình.

Bạn có thể dùng món súp khoai tây góp mặt trong bữa sáng đầy dinh dưỡng của gia đình mình
Bạn có thể dùng món súp khoai tây góp mặt trong bữa sáng đầy dinh dưỡng của gia đình mình

3.4. Khoai tây xào cay

Khoai tây xào cay là một món ăn khá lạ lẫm với nhiều người với hai nguyên liệu chủ yếu là ớt chuông và hành tây. Kèm với đó là các loại gia vị vừa miệng càng khiến món ăn trở nên đặc biệt. Tất cả các nguyên liệu đã tạo nên một món ăn có cách chế biến đơn giản nhưng mùi vị không hề thua kém bất cứ món khoai tây xào khác.

3.5. Bánh bao khoai tây

Món bánh bao nướng khoai tây phô mai có lớp vỏ mỏng, giòn rụm kết hợp cùng với lớp nhân khoai tây béo ngậy, thơm phức mà không hề gây ngán. Đây là món bánh có khả năng chinh phục bất cứ thực khách khó tính nào khi ăn thử miếng đầu tiên. Hãy trổ tài vào bếp thực hiện món ăn bổ dưỡng này mời cả nhà xem sao bạn nhé.

4. Tính độc của củ khoai tây bạn cần chú ý

Chất solanin có trong củ khoai tây là một chất có khả năng gây độc. Thông thường, chất này có hàm lượng thấp trong khoai tây nhưng nếu không được bảo quản không tốt hoặc trong những củ nảy mầm, thối thì hàm lượng solanin sẽ tăng vọt.

Hầu hết các bộ phận của khoai tây đều có chứa thành phần này. Trong đó bộ phận mầm là chứa nhiều nhất và phần ruột có chứa khoảng 0,05 – 0,1 % không gây độc. Mầm chứa solanin nhiều hơn ruột khoảng 100 lần và ở vỏ cao hơn 7 – 8 lần trong ruột khoai tây.

Ăn khoai tây chứa hàm lượng solanin khoảng 0,2g sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, 0,3 – 0,4g sẽ gây ngộ độc nặng. Khi ngộ độc sẽ xuất hiện các tình trạng như tê lưỡi, khô miệng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Trong trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới khó thở, co giật và dẫn tới tử vong.

Chất solanin có trong củ khoai tây là một chất có khả năng gây độc
Chất solanin có trong củ khoai tây là một chất có khả năng gây độc

5. Ai không nên ăn khoai tây?

Các món ăn từ củ khoai tây tuy ngon miệng nhưng có thể gây nguy hại đối với một số đối tượng. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thực phẩm này.

  • Bệnh nhân tiểu đường: Ăn khoai tây có thể làm tăng chỉ số đường huyết và gây ra sự tăng nhanh chóng lượng đường trong máu
  • Phụ nữ mang thai: Ăn khoai tây trong thai kỳ dễ gây ra một số tình trạng như khó tiêu, đầy bụng gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi
  • Người bị ứng với khoai tây: Bạn cần cẩn trọng xem cơ thể có bị dị ứng với khoai tây không bởi việc ăn khoai tây có thể xảy ra các triệu chứng như đau đầu, kích ứng da, khó tiêu, tiêu chảy…
  • Người đang ăn kiêng: Các thành phần dinh dưỡng sẽ bị hạn chế nếu được kết hợp cùng khoai tây, cơ thể sẽ khó hấp dụng được vitamin cùng các khoáng chất

6. Khoai tây là củ hay quả?

Theo quan niệm dân gian, người xưa thường gọi “quả” để chỉ những loại quả mọc trên cây, còn thứ gì đào dưới đất lên được gọi là “củ”. Trong tự nhiên, khoai tây được xếp là loài cây công nghiệp ngắn ngày, được trồng để thu hoạch củ. Hơn nữa, trong các loại sách về khoa học đều ghi nhận khoai tây là một loại củ thay vì một loại quả.

Trong  các loại sách về khoa học đều ghi nhận khoai tây là một loại củ thay vì một loại quả
Trong các loại sách về khoa học đều ghi nhận khoai tây là một loại củ thay vì một loại quả

7. Cách bảo quản củ khoai tây chất lượng được lâu nhất
Advertisement

Nhiệt độ bảo quản được coi là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản của củ khoai tây. Nếu bảo quản củ trong nhiệt độ khoảng từ 6 – 10 độ C sẽ giữ được trong nhiều tháng mà không bị hư hỏng.

Ngoài ra, việc bảo quản khoai tây trong điều kiện không khí thoáng mát cũng có thể giúp trì hoãn tình trạng mọc mầm – một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy khoai tây đã bị hư hỏng. Vì vậy, phương pháp bảo quản khoai tây trong nhiệt độ thấp sẽ làm tăng tuổi thọ của khoai tây gấp 4 lần so với việc chỉ bảo quản trong nhiệt độ phòng.

Đồng thời, việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp cũng giúp lưu giữ hàm lượng vitamin C lâu hơn khoảng 4 tháng. Ngược lại, loại củ này được bảo quản trong nhiệt độ cao sẽ mất tới 20% lượng vitamin C chỉ sau 1 tháng.

8. Mua khoai tây ở đâu? Giá bao nhiêu 1kg?

Cách trồng cây khoai tây khá đơn giản bởi giống cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Không chỉ vậy, củ khoai tây còn có thời gian thu hoạch rất ngắn và đạt năng suất trồng cao. Vì thế việc tìm kiếm khoai tây cũng như giá thành của loại củ này tương đối rẻ.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua khoai tây tại các khu chợ dân sinh, hệ thống các siêu thị trên toàn quốc hoặc tại các cửa hàng bán rau củ quả sạch. Trong quá trình lựa chọn, bạn nên cân nhắc thật kỹ để mua chọn được một địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Cách trồng cây khoai tây khá đơn giản
Cách trồng cây khoai tây khá đơn giản

Hiện nay, giá của củ khoai tây tươi được thu mua trực tiếp tại vườn sẽ rẻ hơn so với giá mua trên thị trường rơi vào khoảng 25.000 –  30.000 đồng/kg. Khi tung ra thị trường, giá khoai tây sẽ khoảng từ 40.000 – 70.000 đồng/kg, tương đương với giá của năm 2021.

Tuy nhiên, giá thành củ còn phụ thuộc vào địa điểm mua, thường thì giá thành ở vườn hoặc chợ sẽ thấp hơn khi mua các các siêu thị hay các cửa hàng rau củ quả. Bạn có thể tham khảo để chọn được địa điểm cũng như giá thành phù hợp với túi tiền.

Củ khoai tây sẽ phát huy những tác dụng là thực phẩm tốt cho cơ thể nếu như bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hy vọng với những thông tin mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp đến bạn thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khoai tây. Hãy cập nhật những bài viết khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất