Khám phá tác dụng tuyệt vời từ hạt hạnh nhân

Nguyễn Mai 305

Hạnh nhân là loại hạt dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Người ta sử dụng loại hạt này để ăn vặt, chế biến món ăn hoặc dùng trong chế độ giảm cân. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hạt hạnh nhân các bạn nhé!

1. Hạt hạnh nhân là gì?

Hạnh nhân xuất hiện đầu tiên tại Iran và những vùng lân cận xung quanh, sau đó lan rộng theo dọc bờ Địa Trung Hải về phía bắc châu Phi cùng phía nam châu Âu ở thời cổ đại. Gần đây được đưa tới California, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, cây hạnh nhân trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, như Thanh Hóa, Hà Tình, Nghệ An,…

Hạnh nhân là một loại cây thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 10 m, đường kính lớn tới 30 cm. Khi cây non, cành có màu xanh, sau đó chuyển tím dưới tác động ánh sáng mặt trời, từ năm thứ hai trở đi, cành chuyển qua màu xám. Lá hạnh nhân dài khoảng 7 – 13 cm, cuống lá dài 2.5 cm và mép lá hình răng cưa. 

Hoa hạnh nhân có màu trắng hoặc hồng nhạt, đường kính từ 3 – 5 cm, thường có 5 cánh, nở vào mùa xuân. Quả cứng, có độ dài 3.5 – 6 cm. Bên trong là hạt hạnh nhân, được bao phủ bởi một lớp da dày màu xám. 

Hạnh nhân là loại hạt giàu dinh dưỡng
Hạnh nhân là loại hạt giàu dinh dưỡng

2. Dinh dưỡng có trong hạt hạnh nhân

Nhiều người lựa chọn hạnh nhân vì gia trị dinh dưỡng dồi dào của nó. Trong 100g hạt, có chứa:

  • Năng lượng: 579 Calo
  • Nước: 4 %
  • Protein: 21,20 g
  • Carbohydrate: 21,60 g
  • Đường: 4,40 g
  • Chất xơ: 12,50 g
  • Chất béo: 49,90 g

Ngoài ra, ăn hạnh nhân còn giúp bạn bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, như Vitamin E, B6, B1, B2, Canxi, Magie, Sắt,…

3. Hạt hạnh nhân có tác dụng gì?

Hạnh nhân có nhiều lợi ích dành cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của loại hạt này mà bạn nên biết:

3.1. Ngăn ngừa bệnh tim

Trong hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa và axit béo không bão hòa đơn lành mạnh,có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. Hạnh nhân cũng giữ một số khoáng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, như arginine, magie, đồng, canxi, mangan, kali. Ăn loại hạt này thường xuyên còn có thể giảm  LDL cholesterol “xấu”.

Hạnh nhân tốt cho người bệnh tim
Hạnh nhân tốt cho người bệnh tim

3.2. Giúp não bộ khỏe mạnh

Hạnh nhân chứa chất dinh dưỡng như riboflavin và L-carnitine, giúp tác động tích cực tới hoạt động thần kinh, ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Do đó, loại hạt này được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là người già. Dùng hạt này thường xuyên giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, tránh gây nên rối loạn chức năng não, như mất trí nhớ và Alzheimer.

3.3. Tốt cho sức khỏe da

Hạnh nhân cung cấp lượng vitamin E cùng chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng nuôi dưỡng và làm giảm những dấu hiệu lão hóa trên da. Ngoài ra, hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chống ung thư, tổn thương da, bằng cách chống ô nhiễm, tia cực tím, stress oxy hóa. Chất béo cùng khả năng cải thiện lưu thông trong hạnh nhân giúp da ngậm nước, chữa lành vết thương. 

3.4. Kiểm soát mức đường huyết 

Sử dụng hạnh nhân thường xuyên giúp bạn quản lý lượng đường huyết, ngăn ngừa kháng insulin. Không những vậy, loại hạt này còn giúp giảm những nguy cơ của bệnh đái tháo đường như trọng lượng cơ thể không được kiểm soát, viêm,…

3.5. Tốt cho giảm cân

Trong hạnh nhân chứa hàm lượng chất xơ và chất béo lành mạnh dồi dào, giúp bạn cảm giác nhanh no, hạn chế thèm ăn, tránh ăn nhiều món ăn giàu năng lượng. Đây là một trong những loại hạt phù hợp với những người đang thực hiện chế độ giảm cân. 

Hạnh nhân hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả
Hạnh nhân hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả

3.6. Tăng hấp thụ dinh dưỡng

Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt cho việc kiềm hóa đường tiêu hóa, từ đó, làm giảm tích tụ axit, cân bằng pH trong cơ thể. Có thể thấy, mức độ pH khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, khả năng miễn dịch cũng như phòng chống bệnh tật.

3.7. Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, nhiều phân tử kiềm, cùng các thành phần probiotic tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, giúp giải độc, phát triển vi khuẩn một cách lành mạnh trong hệ vi sinh vật đường ruột.

3.8. Giúp chống lại ung thư và viêm

Hạnh nhân có chứa gamma-tocopherol. Đây là một dạng của vitamin E, giúp chống lại các gốc tự do cũng như oxy hóa liên quan tới ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn hạnh nhân có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt.

3.9. Duy trì sức khỏe răng, xương

Hạnh nhân cung cấp lượng khoáng chất vi lượng cao, như magie và phốt pho,. Những chất này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng cũng như duy trì xương, răng. Dinh dưỡng trong hạt hạnh nhân còn giúp giảm nguy cơ sâu răng, gãy xương, chống loãng xương. 

Hạnh nhân tốt cho xương và răng
Hạnh nhân tốt cho xương và răng

4. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn hạt hạnh nhân

Tuy chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng hạnh nhân vẫn tiềm ẩn một số tác dụng phụ gây hại cho người dùng. Dưới đây là một số tác hại mà bạn không nên bỏ qua:

4.1. Gây tăng cân

Nếu tiêu thụ một lượng lớn hạnh nhân, bạn có thể bị tăng cân mất kiểm soát. Do trong loại hạt này chứa nhiều calo và chất béo. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn 25g hạnh nhân mỗi ngày.

4.2. Quá liều vitamin E

Nhắc đến hạnh nhân, mọi người sẽ nghĩ ngay tới loại thực phẩm cung cấp vitamin E dồi dào. Trong 30g hạt hạnh nhân có khoảng 7,4 mg vitamin E. Hàm lượng này bằng nửa lượng vitamin E cần thiết cho mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá 1.000 mg vitamin E bạn có thể bị quá liều. Từ đó, dẫn tới một số triệu chứng: lờ đờ, đau đầu, mờ mắt, tiêu chảy và đầy hơi,…

4.3. Một số vấn đề về dạ dày, ruột

Chất xơ dồi dào trong hạnh nhân giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không quen tiêu thụ chất xơ thì ăn quá nhiều hạnh nhân có thể gây nên táo bón và đầy bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, giúp cơ thể xử lý được lượng chất xơ dư thừa.

Hạnh nhân có thể gây hại cho dạ dày
Hạnh nhân có thể gây hại cho dạ dày

5. Món ăn chế biến từ hạt hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt ăn vặt hấp dẫn. Không những dùng ăn trực tiếp mà bạn có thể sử dụng loại hạt này để chế biến nhiều món ăn khác như:

  • Sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân làm từ máy làm sữa sẽ mang đến hương vị bùi béo, thơm ngậy, rất đơn giản và dễ uống. Nên dùng sữa hạnh nhân vào buổi sáng, giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng tối ưu nhất.
  • Kem hạt hạnh nhân: Là món kem lý tưởng dành cho bé, kem có hương vị thơm ngon, mịn, vị bùi bùi hòa lẫn vị béo của sữa tươi và sour cream, ăn rất ngon. Món ăn này cung cấp rất nhiều dinh dưỡng.
    Advertisement
  • Bánh hạnh nhân: Cookies hạnh nhân được rất nhiều người yêu thích, bánh được nướng màu vàng kem, giòn rụm, có vị thơm ngon đặc trưng của hạnh nhân hòa trộn với bơ.

6. Hướng dẫn bảo quản hạt hạnh nhân được lâu nhất

Để bảo quản hạnh nhân được lâu nhất, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Với hạnh nhân tươi, chưa bóc vỏ: Có thể cho hạt vào túi zip hút chân không hoặc túi kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng từ 6 – 12 tháng
  • Với hạnh nhân đã rang: Có thể cho hạnh nhân vào hũ thủy tinh, lọ kín, đậy nắp lại và đặt trên ngăn mát tủ lạnh

Ngoài ra, bạn có thể bảo quản hạnh nhân ở nhiệt độ phòng, đảm bảo khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tuy nhiên, cách này sẽ không bảo quản được lâu, hạt có thể bị chảy dầu nhanh hơn 2 cách trên.

Nên bảo quản hạnh nhân trong hũ kín
Nên bảo quản hạnh nhân trong hũ kín

7. Hạt nhân giá bao nhiêu tiền? Dùng được bao nhiêu lâu?

Trên thị trường, hạnh nhân được bày bán rộng rãi với nhiều mẫu mã khác nhau. Thông thường, loại hạt này có mức giá dao động từ 120.000 – 300.000 đồng/kg. Đối với hạnh nhân tươi chưa bóc vỏ, thời gian dùng có thể từ 6 – 12 tháng, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với loại hạnh nhân đã qua chế biến, thời gian sử dụng có thể từ 3 – 6 tháng, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn về hạt hạnh nhân. Và đừng quên thêm ngay loại hạt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất