Củ cải đường – Vị thuốc quý đến từ dân gian ngừa bệnh ung thư

Nguyễn Mai 408

Củ cải đường là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất trong các loại rau củ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn và không phân biệt được loại thực phẩm này. Để biết chi tiết hơn về củ cải đường, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!

1. Củ cải đường là gì?

Củ cải đường được trồng như một loại rau, được sử dụng làm thức ăn gia súc trước khi được các chuyên gia đánh giá cao về lượng đường. Lượng nước trong loại củ này chứa sucrose chỉ đứng sau cây mía.

1.1. Đặc điểm

Củ cải đường hay còn gọi với tên tiếng anh là Sugar Beet, thuộc họ Dền, có tên khoa học là Beta vulgaris. Chúng xuất hiện lần đầu tiên tại châu Mỹ và châu Âu, giống cây chủ yếu được trồng với mục đích sản xuất đường. Đây cũng là lý do mà cái tên của chúng ra đời.

Củ có hình tròn, vỏ ngoài thô màu nâu kem, rắn chắc. Củ thuôn dài, có đường kính trung bình khoảng từ 10 – 12cm, tùy điều kiện trồng trọt và khí hậu sẽ cho ra kích thước khác nhau. Ngọn lá mảnh gắn liền với phần củ, màu xanh lục và dài trung bình 35cm, có thể ăn được.

Củ cải đường là một loại củ thuộc họ Dền
Củ cải đường là một loại củ thuộc họ Dền

1.2. Tên gọi ở Việt Nam

Củ cải được sản xuất để tạo ra đường, tương tự chức năng như cây mía. Loại củ này cũng được sử dụng để sản xuất các loại đường tinh luyện khác như đường nâu và mật đường. Tuy nhiên tại Việt Nam, vẫn nhiều người sử dụng cụm từ “củ cải đường” để chỉ các loại củ cải có màu đỏ, hình bầu dục hoặc tròn, vỏ màu đỏ hồng, ruột màu trắng.

1.3. Phân loại

Hiện nay, trên thế giới mới tìm thấy 1 loại củ cải đường duy nhất. Đó là loại củ thuộc giống Beta vulgaris, có đường kính khoảng từ 10 –  12cm. Màu sắc vỏ màu nâu kem, bên trong củ có màu trắng hoặc trắng ngà với hương vị ngọt nhẹ.

1.4. Củ cải đường có ăn sống được không?

Nhiều người lần đầu sử dụng củ cải đường thường nấu chính để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, loại củ này hoàn toàn có thể ăn sống được mà không cần qua chế biến. Vị của chúng thanh mát, nhiều nước và cách ăn sống phổ biến nhất là thái mỏng, trộn chung với salad hoặc làm nộm.

Củ cải đường có thể ăn sống hoặc chế biến đều được

2. Sự khác nhau giữa củ cải đường với củ cải trắng, đỏ và củ dền

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa củ cải đường, củ cải đỏ, củ cải trắng và củ dền. Tuy nhiên, nếu đem 3 loại củ còn lại so sánh với củ cải đường, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn.

So với củ cải đường, củ cải trắng và đỏ có đường kính nhỏ hơn, chỉ từ 2 – 5cm, màu sắc bên trong củ trắng, vị hơi hăng và ngọt nhẹ. Củ dền thì có đường kính 5 – 7cm, màu vỏ đỏ thẫm hoặc tím than, bên trong màu đỏ tím, có vị hơi đắng và ngọt.

Hình ảnh phân biệt giữa củ cải đường với củ dền, củ cải trắng và củ cải đỏ

3. Thành phần dinh dưỡng có trong củ cải đường

Mặc dù củ cải đường chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều thành phần khoáng chất và vitamin có giá trị. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong 100 gam củ cải đường đã luộc chín:

  • Calo: 44
  • Chất đạm: 1,7 gam
  • Chất béo: 0,2 gam
  • Carbs: 10 gam
  • Chất xơ: 2 gam
  • Folate: 20% DV
  • Mangan: 14% DV
  • Đồng: 8% DV
  • Kali: 7% DV
  • Magie: 6% DV
  • Vitamin C: 4% DV
  • Vitamin B6: 4% DV
  • Sắt: 4% DV

4. Lợi ích của cải đường đối với sức khỏe

Trong Đông y, củ cải đường có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình nên có tác dụng tốt với sức khỏe, được sử dụng ở dạng khô. Dưới đây sẽ giới thiệu lợi ích cụ thể của loại củ này.

4.1. Khắc phục tình trạng cương dương ở nam giới

Thành phần nitrat trong củ cải có khả năng chuyển đổi thành oxit nitric, một chất giúp mạch máu giãn nở. Đồng thời làm tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận sinh dục, giúp nam giới cương cứng tốt hơn nhằm cải thiện khả năng trong sinh hoạt tình dục.

4.2. Thanh lọc máu

Theo một số nghiên cứu, hàm lượng sắt trong củ cải có thể cải thiện tình trạng ở bệnh nhân thiếu máu. Đây là hợp chất cần thiết có chức năng hình thành hợp chất hemoglobin – protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển tới các cơ quan của cơ thể. Đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai hay trong chu kỳ kinh nguyệt.

4.3. Tốt cho hệ tim mạch

Hợp chất nitrat có trong củ cải có khả năng cải thiện tim mạch, đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân bị cao huyết áp và mắc bệnh về tim. Dung dịch nước củ cải sẽ giúp cơ thể bạn được thanh lọc máu và làm cải thiện tình trạng lưu thông máu.

Bổ sung củ cải đường sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn
Bổ sung củ cải đường sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn

4.4. Đẩy lùi tiến trình lão hóa não bộ

Nước ép củ cải đường có khả năng phục hồi lại phần vỏ não trước trán do có chứa axit nitrat. Dung nạp được nitrat vào cơ thể sẽ khiến quá trình lưu thông máu lên não nhanh hơn, làm cho tốc độ lão hóa não chậm lại và giúp cải thiện chức năng nhận thức của não bộ. Từ đó giúp bạn ngăn ngừa được bệnh suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer.

4.5. Kiểm soát tiểu đường

Bổ sung nước ép từ loại củ này có công dụng khá tốt với chức năng giúp cải thiện insulin và các phản ứng glucose sau bữa ăn. Trong nước ép củ cải có chứa thành phần betalain giúp giảm hàm lượng đường và làm tăng độ nhạy của insulin. Từ đó giúp ngăn ngừa những thay đổi gây căng thẳng oxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường.

4.6. Phòng ngừa bệnh ung thư

Thành phần betalain có trong củ cải đóng vai trò quan trọng trong việc giúp loại bỏ tế bào của các khối u và độc tố. Hơn nữa, lượng đường betacyanin có trong loại củ này còn giúp làm chậm tốc độ phát triển của các khối u ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

4.7. Giảm đau

Hợp chất có vị cay trong hỗn hợp nước ép củ cải có công dụng kháng khuẩn cũng như hoạt lạc gân cốt. Đồng thời, chúng có khả năng giảm đau hiệu quả, nhất là vào mùa đông khi cơ bắp bị mỏi hoặc đau khớp. Khi đó, bạn có thể đắp vỏ củ cải lên vị trí đau sẽ thấy thuyên giảm.

4.8. Giảm béo

Phụ nữ Nhật Bản thường sử dụng nước ép củ cải trước mỗi bữa ăn nhằm giữ vóc dáng thon gọn. Họ sử dụng với tần suất thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để duy trì vóc dáng đáng mơ ước. Đây cũng là một trong những bí quyết làm đẹp vô cùng nổi tiếng của phụ nữ đất nước này.

Củ cải đường rất thích hợp với chế độ ăn kiêng
Củ cải đường rất thích hợp với chế độ ăn kiêng

5. 5 món ăn phổ biến được chế biến từ củ cải đường

Củ cải đường được rất nhiều người ưa chuộng vì có vị ngọt thanh dễ ăn và giàu vitamin tốt cho sức khỏe. Hãy trổ tài vào bếp và trải nghiệm ngay những công thức nấu ăn sau để bổ sung dinh dưỡng cho cả nhà nhé.

5.1. Bánh củ cải đường

Chỉ với một vài bước chế biến cơ bản cùng những nguyên liệu dễ tìm kiếm, bạn đã có thể làm ra món bánh củ cải rồi. Món này vừa ngon miệng vừa lạ mắt, đảm bảo cả nhà ai cũng mê mẩn.

Nguyên liệu

  • 300g củ cải đường
  • 60ml sữa tươi
  • 2 chén bột mì
  • ½ muỗng canh bột nở
  • 30g bơ lạt
  • 80g đường trắng

Cách làm

  • Bước 1: Loại bỏ vỏ, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ rồi trộn đều cùng với sữa tươi và bơ lạt
  • Bước 2: Cho bột nở, bột mì, đường trắng vào trộn đều thành hỗn hợp mềm mịn
  • Bước 3: Múc hỗn hợp ra khay có lót sẵn giấy nến, nướng trong lò khoảng 20 phút với nhiệt độ 220 độ C
Món bánh củ cải đường thơm ngon, bổ dưỡng
Món bánh củ cải đường thơm ngon, bổ dưỡng

5.2. Salad trộn củ cải

Với vẻ ngoài bắt mắt cùng hương vị ngọt ngào, củ cải là nguyên liệu được yêu thích trong giới ẩm thực. Bởi chúng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc điều trị bệnh cao huyết áp.

Nguyên liệu

Cách làm

  • Bước 1: Luộc chín củ cải và khoai tây, sau đó vớt ra để nguội rồi cắt thành hình lập phương
  • Bước 2: Cắt miếng nhỏ dưa cải chua, dưa leo và hành tây
  • Bước 3: Cho củ cải vào tô, cho 1 muỗng canh dầu ô liu vào trộn đều tay
  • Bước 4: Cho hành tây, dưa leo, củ cải muối, khoai tây vào tô, tiếp tục cho 1 muỗng canh dầu ô liu, ½ muỗng cà phê tiêu, ⅓ muỗng cà phê muối vào và trộn đều

5.3. Củ cải nướng tỏi

Mặc dù nghe khá lạ lẫm nhưng củ cải đem nướng chung với nhau sẽ tạo nên một món ăn ngon đến khó cưỡng. Từng miếng củ cải giòn ngọt tự nhiên được nướng cùng với tỏi thơm lừng rất thích hợp để bạn nhâm nhi cùng người thân và bạn bè trong dịp hội ngộ. Bạn còn chần chờ gì mà không thử làm ngay món ăn này nhỉ.

Nguyên liệu

  • 450g củ cải
  • 2 muỗng canh dầu ô liu
  • ½ muỗng cà phê bột tỏi
  • ¼ muỗng cà phê muối
  • ¼ muỗng cà phê tiêu

Cách làm

  • Bước 1: Bật sẵn lò nướng ở chế độ 175 độ C, rửa sạch củ cải rồi để ráo, bổ đôi
  • Bước 2: Cho củ cải vào tô cùng 2 muỗng dầu ô liu, 1 muỗng bột gia vị Ý, ½ muỗng bột tỏi cùng tiêu rồi trộn đều tay
  • Bước 3: Cho củ cải vào khay, nướng trong vòng 30 phút đến khi củ cải chín chuyển sang màu vàng nâu, thơm lừng
  • Bước 4: Rắc thêm muối và tiêu để làm gia tăng hương vị cho món ăn, cho lượng thích hợp tùy vào khẩu vị của mỗi người
Củ cải được nướng lên béo ngậy, vàng ươm
Củ cải được nướng lên béo ngậy, vàng ươm

5.4. Củ cải hầm cánh gà

Nếu bạn đang có ý định thay đổi thực đơn bữa cơm trở nên đa dạng hơn, tuyệt đối đừng bỏ qua món ngon củ cải hầm cánh gà nhé. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn dậy mùi thơm của nấm hương vô cùng hấp dẫn. Cánh gà khi ăn thì dai mềm, thấm đẫm gia vị cùng củ cải, nấm hương mềm thơm tuyệt hảo.

Nguyên liệu

  • 700g củ cải
  • 8 cái nấm hương
  • 8 cánh gà
  • Đậu Hà Lan
  • Gừng, hành hoa
  • Ớt
  • Vừng
  • Dầu ăn, rượu
  • Muối, tiêu, hạt nêm, đường, xì dầu

Cách làm

  • Bước 1: Rửa sạch cánh gà, chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng tiêu, muối, hạt nêm trong 20 phút
  • Bước 2: Đợi dầu nóng rồi cho cánh gà vào chiên vàng đều hai mặt, củ cải thái miếng dày khoảng 2cm
  • Bước 3: Cắt nhỏ hành lá, ngâm nấm vào nước nóng cho nở, đem đậu Hà Lan rửa sạch
    Advertisement
  • Bước 4: Cho đậu Hà Lan, nấm cùng cánh gà vào, sau đó đổ rượu, xì dầu, đường và hạt nêm vào đun trên nền lửa nhỏ đến khi chín mềm

5.5. Món nộm củ cải

Đây là món ăn được nhiều người chế biến vì chúng có vị chua kết hợp cùng với vị ngọt thanh hoàn hảo. Độ giòn từ củ cải sẽ tạo nên món nộm đầy sức hấp dẫn, nếu muốn ngon hơn bạn có thể cho thêm thịt heo hoặc tôm vào trộn cùng.

Nguyên liệu

  • Củ cải
  • Tỏi khô
  • Chanh, ớt
  • Giấm, tiêu, muối, dầu hào, đường

Cách làm

  • Bước 1: Củ cải rửa sạch để nguyên vỏ, cắt thành miếng mỏng
  • Bước 2: Ướp củ cải cùng muối trong vòng 15 phút rồi vắt sạch nước, tiếp tục cho đường vào ướp thêm 10 phút
  • Bước 3: Vắt kiệt nước đường của củ cải để tránh bị nhão
  • Bước 4: Cho giấm, xì dầu, dầu hào cùng tỏi băm vào trộn đều tay
Gà hầm mềm, thơm cho bạn chiêu đãi cả nhà nhân dịp cuối tuần
Gà hầm mềm, thơm cho bạn chiêu đãi cả nhà nhân dịp cuối tuần

6. Mua củ cải đường ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, củ cải đường không được bày bán nhiều tại thị trường Việt Nam do chúng được sử dụng cho nền công nghiệp sản xuất đường. Tuy nhiên, loại củ cải đỏ mà người ta vẫn hay gọi là củ cải đường đang có giá dao động khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg. Loại này được bày bán phổ biến nhiều ở các khu chợ dân sinh, các cửa hàng thực phẩm rau củ hay tại siêu thị.

7. Bảo quản củ cải đường như thế nào cho đúng cách

Có thể lưu trữ củ cải đường tại nhà theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và khả năng của mỗi người. Bạn có thể bảo quản chúng trong hộp đựng chân không, đóng gói túi nhựa hay bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với bảo quản bằng tủ lạnh, loại củ này có thể sử dụng nhưng không quá một tháng. Sau thời gian này, củ cải sẽ bắt đầu mất dần đi các giá trị dinh dưỡng cùng độ ẩm của chúng. Do đó, bạn cũng cần phải tuân thủ sẽ các điều kiện và quy tắc lưu trữ nhất định sau đây:

  • Rửa sạch các vật dụng bảo quản, lưu trữ củ cải
  • Rửa sạch củ, loại bỏ các phần dư lượng của ngọn và nhúng củ qua dung dịch nước muối
  • Đậy nắp kín trong quả trình bảo quản củ cải
  • Nên cắt hạt lựu rồi bảo quản trong ngăn cấp đông tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn khoảng từ 3 – 4 tháng
Nên sử dụng củ trong vòng 1 tháng là tốt nhất
Nên sử dụng củ trong vòng 1 tháng là tốt nhất

Những thông tin xoay quanh củ cải đường trên đây do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp đã giúp bạn giải đáp khá chi tiết và kỹ càng về loại thực phẩm này. Củ cải đường là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bạn cũng có thể tự phục vụ nhu cầu tiêu thụ của gia đình mình bằng cách tự trồng chúng tại nhà. Chúc bạn thành công!

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

4 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất

Yêu thầm – Chương 5

10 giờ 21 phút trước

Yêu thầm – Chương 4

10 giờ 22 phút trước

Yêu thầm – Chương 3

10 giờ 23 phút trước

Yêu thầm – Chương 2

10 giờ 29 phút trước

Yêu thầm – Chương 1

10 giờ 31 phút trước