Củ dền là loại rau củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể và sắc đẹp như vitamin A, vitamin C, acid folic. Nhiều người sử dụng để làm nước ép, chế biến thành các món ăn ngon nhưng chưa thật sự hiểu rõ về chúng. Trong bài viết này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giải đáp cụ thể các thông tin về loại củ này.
1. Củ dền là gì?
Củ dền hay còn gọi là củ dền đỏ hay củ cải tía, tên tiếng Anh là beetroot, thuộc loại củ cải ngọt. Thường được trồng nhiều nhất các tại các khu vực ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Anh Quốc. Củ dền đỏ thường có kích thước củ to, màu trắng, được sử dụng để chiết lấy đường.
Nhiều người thường nhầm lẫn củ dền đỏ và củ cải đường (sugar beet) là một, tuy nhiên đây là 2 loại củ hoàn toàn khác nhau. Củ dền đỏ thường có kích thước lớn hơn củ cải đường, có màu trắng và chuyển sử dụng với mục đích chiết lấy đường.
2. Giới thiệu về củ dền?
Củ dền có 2 màu thường thấy là tím than và đỏ thẫm, bên ngoài có lớp vỏ đen, xù xì. Ruột củ có nhiều khoanh tròn đồng tâm, màu sắc đậm nhạt đan xen nhau.
Ruột củ dền có màu đỏ là do hợp chất tự nhiên được tạo ra từ hóa tính thực vật betaxanthins, bao gồm các sắc tố màu vàng đến da cam. Cùng với đó là betacyanin, bao gồm các sắc tố từ đỏ đến tím.
3. Thành phần dinh dưỡng có trong củ dền
Theo nghiên cứu, bên trong củ dền và lá của chúng có chứa nhiều thành phần vitamin A, vitamin B1, B2, B6 và vitamin C. Đặc biệt, phần thân và lá còn chứa hàm lượng chất sắt dồi dào.
Củ dền đỏ còn là nơi cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, natri, magie, đồng, sắt và phốt pho. Củ còn cung cấp các chất như choline – một chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, mangan, acid folic, kali, carbohydrates, natri hữu cơ, chất xơ… ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
4. Những lợi ích khi ăn củ dền
Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, củ cải tía không chỉ được sử dụng làm thức ăn mà chúng còn mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do đó, việc bổ sung củ cải tía là điều cần thiết đối với mỗi thành viên trong gia đình bạn.
4.1. Bổ máu
Như vừa đề cập, củ cải tía chứa hàm lượng sắt khá cao. Đặc biệt, đây là khoáng chất cần thiết trong việc tái tạo tế bào máu trong cơ thể ở bệnh nhân thiếu máu hay mất máu do tổn thương. Ngoài ra, củ cải tía đỏ còn cung cấp chất đồng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.
4.2. Ngừa đột quỵ và biến chứng tim mạch
Do chứa chất chống oxy hóa nên củ dền có công dụng giúp ngăn ngừa oxy hóa, kiểm soát cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bổ sung củ dền còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ hợp chất nitrosamine, một trong những tác nhân gây ung thư.
4.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Các chất dinh dưỡng và thành phần vitamin của củ dền đỏ đã được chứng minh có tác dụng chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất dinh dưỡng sẽ kích thích sự oxy hóa của tế bào, làm sản sinh ra những tế bào mới mới.
Hợp chất betaine có vai trò quan trọng, làm thúc đẩy sự sản sinh ra serotonin tự nhiên cho cơ thể. Do đó, ăn loại củ này sẽ khiến tâm trạng bạn vui vẻ, hưng phấn hơn.
4.4. Chống táo bón
Củ dền chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao, đặc biệt hiệu quả và phù hợp với người bị táo bón. Có thể bổ sung bằng cách uống nước ép hoặc ăn thường xuyên sẽ thấy tình trạng được cải thiện. Ngoài ra, chất xơ cùng giá trị dinh dưỡng khác mà chúng cung cấp cũng góp phần giúp cơ thể giải độc tốt hơn.
5. Nước ép từ củ dền có tốt không?
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao kèm các khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể mỗi ngày thì việc uống nước ép là cần thiết. Trong đó, việc lựa chọn uống nước ép củ dền sẽ giúp bạn nạp đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng với liều lượng hợp lý, tránh lạm dụng sẽ gây hại cho sức khỏe. Việc chế biến nước ép sai cách và sử dụng chưa đúng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về lợi ích, tại hại cũng như cách sử dụng có lợi nhất cho sức khỏe nhé.
6. Những món ăn được chế biến từ củ dền?
Từ lâu, củ cải tía được xem là loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe với đủ cách chế biến tạo ra các món thơm ngon và bổ dưỡng. Những món ăn từ củ cải tía sẽ giúp mâm cơm gia đình trở nên đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.
6.1. Canh củ dền đỏ thịt băm
Canh củ dền thịt băm là một món ăn ngon, dễ ăn mà không tốn nhiều thời gian chế biến. Món ăn với hương thơm hấp dẫn của nước dùng, xen lẫn vị ngọt thanh của các loại rau củ, vị thịt đậm đà hứa hẹn sẽ làm tăng độ phong phú cho mâm cơm gia đình bạn.
6.2. Nước ép củ dền táo gừng
Theo dân gian, gừng có tác dụng xoa dịu các cơn đau bụng kinh của phụ nữ. Vì vậy, bạn có thể làm món nước ép củ dền táo gừng cho những ngày bị kinh nguyệt.
Hương nước ép với vị ấm nồng, thơm thơm của gừng hòa quyện cùng với vị ngọt của táo sẽ làm giảm đi cơn đau tức thời. Đồng thời, màu sắc hồng tím của nước ép cũng làm gia tăng độ thơm và hấp dẫn hơn.
6.3. Món cháo
Món cháo này vô cùng phù hợp với gia đình đang có các bé trong độ tuổi ăn dặm. Hãy tham khảo và bắt tay vào làm ngay cho bé thưởng thức và đổi vị nhé.
Cháo củ dền đỏ là một món bổ dưỡng và thơm ngon với màu đỏ cam vô cùng bắt mắt. Cháo nấu xong sẽ mềm mịn, cùng với vị ngọt từ tôm và củ dền chắc chắn sẽ khiến bé thích miệng.
6.4. Món xôi
Sẽ thật tuyệt vời nếu như có sự góp mặt của món xôi vào bữa sáng trong gia đình. Sở hữu màu đỏ bắt mắt cùng với mùi thơm đặc trưng, gạo nếp mềm dẻo, đậu xanh bùi bùi sẽ đem tới cho cả nhà cảm giác ngon miệng từ lần đầu tiên. Ăn kèm với chả lụa sẽ làm tăng hương vị, khiến món xôi ngon hơn.
6.5. Tiết canh
Đây là món tiết canh không phải làm từ động vật, chúng sở hữu màu hồng bắt mắt đặc trưng của củ cải tía. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên hòa cùng với lòng vịt, cuống họng heo giòn sần sật. Cùng với đó là những miếng gan ngon, mềm hấp dẫn, đảm bảo sẽ khiến mê mẩn.
7. Ai không nên ăn củ dền?
Mặc dù chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên loại thực phẩm này nếu không được dùng cho đúng đối tượng thích hợp sẽ gây nguy hiểm. Nên hạn chế với người có tiền sử mắc sỏi thận hoặc bị sỏi thận, bởi chúng có thể gây tái phát hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đó là do chất oxalate có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, góp phần hình thành nên sỏi thận.
Bên cạnh đó, không nên sử dụng để bổ sung cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không nên kết hợp sữa với củ dền đỏ cho trẻ uống, vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm.
8. Hướng dẫn bảo quản củ dền đúng cách được lâu nhất
Củ cải tía có cách bảo quản tương đối dễ dàng. Bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong thời gian tối đa nửa tháng hoặc cho trực tiếp vào ngăn đông với thời gian 12 – 18 tháng.
Lưu ý, bạn không được rửa củ cải tía trước khi cấp đông. Ngoài ra, không nên bỏ lá của củ vì chúng có thể nấu chín như rau bina và đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Bảo quản ở các hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa trước khi cho vào tủ lạnh.
Với những thông tin trong bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về củ dền cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại củ này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.