Tác dụng của cây quao và 8 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời 

Nguyễn Mai 228

Mặc dù có tên gọi hơi khó đọc nhưng cây quao lại là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiện nay. Cây được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị những bệnh về gan, ho, trị sỏi thận,… Bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp xin giới thiệu về tác dụng và các bài thuốc từ quao cho mọi người tham khảo.

1. Tìm hiểu về cây quao

Cây quao là thực vật thuộc họ Núc nác, có tên khoa học Dolichandron spathaceall.K.Schum. Đây là cây thân gỗ xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka và các tỉnh phía nam của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây thường mọc trong các khu rừng rậm hoặc gần sông suối, kênh rạch ở những tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Đồng Nai, An Giang, Long An, Vĩnh Phúc,…

Hình ảnh về cây quao được nhiều người quan tâm
Hình ảnh về cây quao được nhiều người quan tâm

Ngoài tên gọi quao, cây còn được gọi bằng những cái tên khác như cây quao nước và khé cây. Đến thời kỳ trưởng thành, cây sẽ phân ra thành nhiều nhánh nhỏ để tạo thành tán lớn. Lúc này, chiều cao của quao có thể đạt tới 15m. Khi về già, vỏ ngoài cây mang màu nâu xám kèm những nốt sần nhỏ. 

 Đặc điểm lá quao dài từ 25 – 30cm, không có lông và có 3 – 6 cặp lá chét hình bầu dục thuôn. Lá chét thường nhọn ở đầu rội rộng về phía gốc, từ 6 – 14cm, rộng khoảng 3 – 6cm. Hoa quao mọc ở đầu cành, khá to và gồm 4 – 8 cánh màu trắng. Đặc biệt đầu hoa nhọn, có đài úp kín sau nụ và mới phát triển thành máng rộng. Quả quao mọc thòng xuống, dạng nang, tròn dẹt. Bên trong quả có chứa rất nhiều hạt hình chữ nhật, cánh dày.

2. Cây quao chứa thành phần hóa học gì? 

Các bộ phận của quao gồm vỏ thân, lá, rễ và hạt có chứa chất trắng kết tinh. Trong đó, vỏ chứa hàm lượng chất này dồi dào nhất. Giới y học hiện đại đã chỉ ra rằng, chất trắng kết tinh ở quao có công dụng hoạt huyết, giúp thanh nhiệt và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có khả năng trị xơ gan cổ trướng, viêm gan, chữa bế kinh và viêm da dị ứng rất nhanh.

3. Cây quao có những công dụng gì trong đời sống hàng ngày?

Để hiểu rõ những tác dụng của quao mang lại, chúng ta cùng khám phá cách sử dụng dược liệu của người dân ở một số nước trên thế giới. Theo đó để trị bệnh sốt, người Ấn Độ đã lấy rễ, lá và hoa quao sắc thành nước uống. Bên cạnh đó, họ còn kết hợp sắc hạt quao với gừng để trị co thắt dạ dày. 

Quao là một vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả
Quao là một vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả

Còn người dân Indonesia đã dùng nước sắc được từ quao chữa trị căn bệnh tưa lưỡi. Người dân nước ta đã tận dụng hoa và quả quao để chữa trị khi bị bọ cạp cắn. Ngoài ra, hoa quao rất đẹp nên nhiều gia đình Việt đã trồng cây với mục đích tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống.

4. Top 8 bài thuốc chữa bệnh từ cây quao cần biết

Tùy vào từng bài thuốc mà người bệnh có thể bào chế quao ở dạng tươi hoặc khô đều được. Dưới đây là 8 bài thuốc quý chữa bệnh từ dược liệu quao đang được nhiều người đánh giá tích cực.

4.1. Trị xơ gan 

Bạn cần chuẩn bị 50gr mỗi vị gồm vỏ quao, lá rễ cây cỏ xước, lá cối xay, vỏ cây cách, lá trầu bà và 20gr thân ráy, 20gr quả dứa dai. Tiến hành làm sạch các nguyên liệu rồi cắt thành đoạn nhỏ và cho vào nối. Sau đó đổ nước cho ngập với dược liệu, đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi còn ½ nước thì ngưng. Chắt hỗn hợp thu được ra bát, uống sau ăn sẽ cho hiệu quả trị xơ gan bất ngờ.

Quao được sử dụng trong bài thuốc trị xơ gan
Quao được sử dụng trong bài thuốc trị xơ gan

4.2. Chữa ho 

Lấy 40gr thảo dược quao, 20gr bọ nắm, 50gr mía lau, 20gr lạc tiên, 10gr huyết dụ cùng 5gr cỏ chân vịt. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và đem đi phơi khô. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy một ít dược liệu sắc với 2 bát tô nước để lấy hỗn hợp uống chữa ho.

4.3. Giúp giải độc gan 

Chuẩn bị lượng vừa đủ các nguyên liệu gồm vỏ cây quao và cây ô rô. Làm sạch 2 dược liệu này rồi đem nấu thành cao lỏng để uống giúp thanh nhiệt, giải độc gan rất hiệu quả. Khi thực hiện bài thuốc này cần kiêng kỵ rượu, bia và nước ngọt có ga.

4.4. Chữa bệnh viêm gan

Bài thuốc chữa viêm gan gồm 100gr vỏ quao, 40ml rượu trắng, 1g acid benzoic và đường. Người bệnh lấy vỏ quao sao vàng, bỏ vào nồi sắc cùng với 3 lít nước cho đến khi còn lại 1,5 lít nước thì tắt bếp. Tiến hành lọc lấy nước cốt và hòa thêm một ít đường vào. 

Sau đó cho hỗn hợp lên lên bếp đun sôi, đến khi còn 1 lít thì ngưng. Tiếp theo thêm 400ml rượu trắng và 1gr acid benzoic vào, thực hiện khuấy đều tay. Cuối cùng cho hỗn hợp vào bình thủy tinh sạch để dùng dần. Mỗi lần uống hỗn hợp bằng ½ thìa canh để chữa bệnh viêm gan, ngày uống 2 lần sáng tối.

4.5. Trị sỏi thận

Người bệnh lấy 30gr mỗi vị gồm rễ cây quao, rễ rau ngót và 20gr hà thủ đô. Thực hiện làm sạch các dược liệu trên và cho vào ấm sắc với 2 lít nước. Chia hỗn hợp làm 3 lần uống sau ăn, duy trì bài thuốc ít nhất 1 tháng để nhân thận thấy sự cải thiện.

Thành phần trong quao có tác dụng chữa sỏi thận
Thành phần trong quao có tác dụng chữa sỏi thận

4.6. Chữa ngộ độc 

Để chữa ngộ độc cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm 12gr mỗi loại: Vỏ thân quao và vỏ cây ô rô. Rửa sạch 2 dược liều này rồi đem thái thành từng khúc nhỏ. Tiếp theo đem ra nắng phơi khô và cho vào ấm đun cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn lại 100ml thì dừng lại, chắt lấy nước cốt và chia làm 2 lần uống/ngày.

4..7. Chữa ứ huyết và giúp điều hòa kinh nguyệt 

Bài thuốc có các thảo dược với liều lượng bằng nhau gồm lá quao, cù đèn, cây chó đẻ, cam thảo và ích mẫu. Cho tất cả các dược liệu trên đã được làm sạch vào trong nồi nấu cùng 500ml nước. Khi sôi sắc hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi còn 150ml nước thì chắt lọc lấy nước cốt. Chia nước thuốc thu được thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày 

Advertisement

4.8. Trị xơ gan cổ trướng 

30gr mỗi vị gồm cành cây quao, ô rô, bán chi liên, mướp gai. 20gr mỗi dược liệu có cỏ nhọ nồi, cỏ  bạc đầu và 10gr củ riềng, 10gr thủy xương bồ. Lấy những nguyên liệu trên sắc cùng với 3 bát tô nước cho khi cô đặc còn lại khoảng 1 bát thì tắt bếp. Người bệnh chắt lọc lấy nước cốt và chia thành 2 lần uống/ngày vào sáng tối.

5. Những lưu ý khi sử dụng cây quao để chữa bệnh nhất định cần quan tâm

Sau khi tìm hiểu về những bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược quai xong mọi người cần nắm rõ thêm về những điều kiêng kỵ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng hàng đầu mọi người nên tham khảo khi có ý định sử dụng quao để trị bệnh.

  • Một số thành phần trong quao có khả năng gây dị ứng nên bạn cần sử dụng một lượng nhỏ trước để tránh nổi mẩn đỏ
  • Những người đang bị suy thận hoặc mắc căn bệnh huyết áp thấp thì tuyệt đối không nên sử dụng quao
  • Đối tượng gồm phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần hết sức cẩn thận khi dùng thực vật chao
  • Khi sử dụng dược liệu đã nhận thấy bệnh thuyên giảm thì nên giảm liều lượng để không làm tổn thương đến dạ dày

6. Những hình ảnh nhận biết cây quao

Hoa quao màu trắng và có cuống dài
Hoa quao màu trắng và có cuống dài
Quả quao dài, thường mọc thòng xuống
Quả quao dài, thường mọc thòng xuống
Quao thường mọc trong các khu rừng rậm
Quao thường mọc trong các khu rừng rậm

Qua bài trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng đã giúp ích cho mọi người trong việc hiểu rõ thêm về cây quao. Để biết chính xác cách dùng và liều lượng sử dụng từng bài thuốc từ quao, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 4 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất