Khi nhắc tới cây nho, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ tới những trái nho thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng lá nho mới chính là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Hiện nay, một loại cây nho ăn lá đang dần phổ biến trên toàn thế giới. Bài viết hôm nay, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cùng bạn khám phá những điều mới mẻ về loại lá nho này.
1. Giới thiệu về cây nho ăn lá
Cây nho có tên khoa học là Vitis vinifera, thuộc họ Ampelidaeae và có nguồn gốc tại các nước có khí hậu khô Âu Á. Cây nho là cây có tuổi thọ lâu đời và hiện nay được trồng tại nhiều nơi trên thế giới với hàng trăm loại giống khác nhau.
Cây nho là loại cây dây leo lâu năm có đặc trưng bởi các vòng xoắn và phát triển dài. Lá nho thường có dạng hình trái tim, xẻ thành nhiều thuỳ và có răng cưa ở mép lá. Phiến lá có mạng lưới gân nối liền lá với cành, lá nho thường xòe to và mọc đối xứng nhau.
Hoa của cây nho rất nhỏ, thuộc hoa lưỡng tính nghĩa là có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo. Chính vì vậy, loại nho có thể tạo ra thành nhiều loại nho với những đặc điểm và màu sắc quả nho khác nhau. Quả nho có hình cầu hoặc hình tròn dài và mọc thành chùm với nhiều quả. Khi chín, quả sẽ có màu sắc khác nhau từ xanh sang đỏ hoặc tím hoặc đen,…
2. Bộ phận quý nhất của cây nho là gì?
Quả nho là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và nhận được sự quan tâm của nhiều người dân. Mỗi quả nho chứa hàm lượng protein, canxi, sắt cao đồi thời cũng là nguồn cung cấp vitamin B1, vitamin C. Nho được đánh giá là loại trái cây đắt giá, vừa có ngoại hình đẹp, hương vị thơm ngon đặc trưng vừa có nhiều tác dụng lớn tới sức khoẻ.
Bệnh cạnh quả nho, các nhà khoa học phát hiện ra lá nho cũng là thực phẩm dinh dưỡng cao và bổ dưỡng trong tất cả các bộ phận của cây. Lá nho có chứa các khoáng chất như đồng, canxi, kali, mangan, sắt,… cùng với các vitamin dồi dào như vitamin A, K, B6, B2,… Không chỉ vậy, một lá nho có chứa tới 1,5g chất xơ và 13 calo trên 100g. Vì thế, lá này được sử dụng chủ yếu trong các món ăn Địa Trung Hải và làm thành phần thuốc điều trị các bệnh như mệt mỏi mãn tính, viêm loét,…
3. Những tác dụng của lá nho trong đời sống
Chính vì sở hữu hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dào như vậy, lá nho không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn là thảo dược thần kỳ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
3.1. Có tác dụng giảm viêm
Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho ra kết quả, lá nho có đặc tính chống viêm. Chính vì thế, những người đang gặp mắc các bệnh về viêm nhiễm như viêm amidan, viêm khớp, viêm dạ dày mãn tính,… có thể sử dụng loại lá này để góp phần chữa trị bệnh. Đồng thời, dược liệu còn chữa các axit béo omega-3 có vai trò như chất chống oxy hoá, hỗ trợ giảm viêm và điều trị các bệnh mãn tính.
3.2. Kiểm soát mức đường huyết và lợi cho hệ tiêu hoá
Lá nho có hàm lượng đường thấp và lượng chất xơ dồi dào. Chính vì thế, bổ sung loại rau này vào bữa ăn sẽ giúp ổn định mức đường huyết đồng thời thúc đẩy chức năng tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn. Ngoài ra, chất xơ có trong lá còn giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
3.3. Bảo vệ lớp niêm mạc thành ruột
Lá nho có chứa hàm lượng kẽm cao rất có lợi trong việc phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc ruột. Từ đó, ruột phục hồi nhanh chóng, khắc phục các vết tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, lá sở hữu một lượng lớn Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C có vai trò kích thích các kháng thể chống lại vi khuẩn và vi rút trong cơ thể.
3.4. Phòng chống thiếu máu nhất là các bà bầu
Lá nho là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt, loại chất này ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Loại lá này còn góp phần quan trọng trong việc hình thành hemoglobin trong hồng cầu, từ đó giảm thiểu tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là với bà bầu, sắt đóng vai trò quan trọng nên cần bổ sung thảo dược này vào thực đơn hàng ngày.
3.5. Ngăn ngừa ung thư – đánh bại các gốc tự do
Vitamin C trong lá nho hoạt động như một chất chống oxy hóa ngăn ngừa các tác hại do các gốc tế bào tự do. Đồng thời, lá này còn ngăn chặn sự đột biến và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Từ đó, góp phần bảo vệ cơ thể tránh xa các loại bệnh khác nhau trong đó có ung thư.
3.6. Giúp xương chắc khỏe hơn
Lá nho cũng chứa hàm lượng canxi – đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Vì thế, bổ sung canxi giúp tăng cường xương cốt và nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra, loại lá này cũng là một nguồn sở hữu mangan hết sức cần thiết trong quá trình hình thành sụn. Nó giúp bôi trơn các khớp, giảm ma sát, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về viêm khớp.
3.7. Có tác dụng làm đẹp da.
Đồng là chất hình thành nên collagen rất cần thiết để cơ thể tái tạo làn da trẻ đẹp và khoẻ mạnh. Đồng thời, vitamin E cũng rất quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Chính vì thế, lá nho là một trong những thực phẩm mang tới làn da đẹp. Bổ sung lá nho nghĩa là bạn đang cung cấp những chất dưỡng da làm cho làn da ngày càng trẻ và sáng hơn.
3.8. Lợi cho hệ thần kinh, cải thiện nhận thức
Vitamin B có trong lá nho như một chiếc khiên giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi những yếu tố gây hại. Nó bảo vệ mỗi đầu dây thần kinh tránh khỏi bất kỳ tổn thương nào. Đồng thời, nó làm giảm triệu chứng tê hoặc cảm giác ngứa ran.
Lá này không chỉ sở hữu vitamin B mà còn có vitamin B6 cần thiết đối với hệ thần kinh trung ương. Nó bảo vệ và thúc đẩy các dây thần kinh tăng cường chức năng nhận thức, giảm thiểu nguy cơ mất trí nhớ.
4. Các món ăn ngon được chế biến từ lá nho
Lá nho chứa đa dạng và giàu có các chất dinh dưỡng mang lại nhiều công dụng với con người. Chính vì thế, nhiều người đã nghiên cứu và tìm hiểu về các cách ứng dụng lá nho. Lá này được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn như gỏi, cuốn, salad, các món nướng và làm nước ép. Lá khô còn được chế biến thành một loại trà thượng hạng. Hiện nay, loại lá này được đóng hộp để bảo quản và tiêu thụ với lượng lớn trên thị trường khắp thế giới.
5. Nho ăn lá trồng ở đâu nhiều nhất
Cây nho lá loại cây ưa khí hậu khô, nhiều nắng và độ ẩm không khí thấp. Chính vì thế, cây nho được trồng rộng rãi tại Lưu vực Địa Trung Hải, Tây Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, do đặc tính thụ phấn chéo, cây nho có đa dạng các loại giống cây và được trồng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nho được trồng chủ yếu cho năng suất cao là tại tỉnh Ninh Thuận.
6. Những lưu ý khi sử dụng lá nho
Mặc dù loại lá này được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp. Nhưng trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây để đảm bảo sức khỏe.
- Ngừng sử dụng loại thảo dược này nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng nhất là những người mắc các bệnh về sức khỏe
Cây nho không chỉ mang tới một loại quả thơm ngon mà còn sở hữu lá nho – loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể trồng loại cây này trong vườn nhà bạn để vừa có góc sân vườn đẹp, mát lại có dược liệu với nhiều công dụng. Hãy để lại bình luận cuối bài viết cho Tuổi trẻ và Sắc đẹp biết nhé!