Vốn là thực vật mọc hoang dã trong tự nhiên ở các vùng quê Việt Nam, cây tầm bóp trở thành món rau ăn thân thuộc hàng ngày. Trong Đông y, tầm bóp được sử dụng như một dược liệu với tác dụng thanh nhiệt, trị ho, giải đờm,… Để hiểu rõ về những tác dụng của tầm bóp, mọi người hãy xem ngay bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.
1. Tổng quan về cây tầm bóp
Cây tầm bóp thuộc họ cà độc dược và có tên khoa học Physalis angulata L. Tại nhiều vùng miền khác nhau, tầm bóp được gọi với những tên như thù lù, bôm bốp, lồng đèn, bùm bụp,… Cây phân thành nhiều cành với thân và rễ rủ xuống. Tuy nhiên phần thân rỗng có gân với đường kính 1 – 2cm.
Lá tầm bóp màu xanh lục, mọc so le, có chiều dài 3 – 15cm và rộng 2 – 10cm. Đặc biệt một cây có thể cho tới 200 lá và các lá được nối với thân thông qua cuống lá. Hoa tầm bóp màu vàng tươi hoặc trắng nhạt, thường mọc đơn độc và chia thành hình mũi mác về giữa.
Quả tầm bóp hình cầu có quanh năm, trông khá mọng và bề mặt nhẵn. Lúc mới ra, quả khá nhỏ màu xanh và theo thời gian đến giai đoạn trưởng thành dần chuyển về màu đỏ. Phía ngoài quả bao phủ một lớp đài hoa giống như lồng đèn rất đẹp. Bên trong tầm bóp chứa nhiều hạt li ti, khi già bóp có tiếng kêu lốp bốp vui tai.
Tầm bóp mọc nhiều ở vùng nhiệt đới và hàn đới như Châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Mỹ và Afghanistan. Tại Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở những vùng quê bên đường, bờ ruộng, rừng cây, bãi đất hoang. Tầm bóp được thu hái toàn bộ cây quanh năm để sử dụng ở dạng tươi hoặc khô.
2. Các giá trị dinh dưỡng bất ngờ cho sức khỏe của cây tầm bóp
Các thành phần có trong tầm bóp sẽ quyết định đến tác dụng của cây. Các nhà khoa học đã ghi nhận quả tầm bóp có chứa chất béo, chất xơ, đường, vitamin C, protein. Đồng thời còn có các khoáng chất gồm sắt, kẽm, lưu huỳnh, magie, canxi, natri,… Trong thân tầm bóp chứa các alkaloid, physalin A – D, physagulin A – G,…
3. Top 8 tác dụng của cây tầm bóp
Khi ăn rau tầm bóp có vị hơi ngăm đắng, tính mát và không độc. Trong dân gian, tầm bóp được ông bà ta lưu truyền và trở thành cây thuốc nam cho rất nhiều tác dụng với người dùng.
3.1. Tốt cho sức khỏe, đặc biệt tim mạch
Lượng vitamin C trong tầm bóp đã được các nhà khoa học phát hiện và chứng minh có thể giúp mạch máu chống lại quá trình gây hại đến từ các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó khi sử dụng thường xuyên, cây điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh. Hơn nữa kết hợp với lượng vitamin A có trong cây đã kiểm soát cholesterol trong máu hiệu quả.
3.2. Giảm thiểu và điều trị ung thư hiệu quả tại nhà rất dễ thực hiện
Thành phần vitamin C từ tầm bóp có tác dụng tiêu diệt nhanh chóng các tế bào ung thư. Nhờ đó cây được tận dụng để điều trị ung thư phổi, gan, dạ dày, đại tràng,… Với tác dụng thần kỳ, cây đang được nhiều gia đình trồng ở khuôn viên của ngôi nhà.
3.3. Giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh
Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp cực kỳ tốt cho sức khỏe đôi mắt của chúng ta. Thành phần vitamin sẽ ngăn ngừa tình trạng khô mắt để võng mạc luôn khỏe mạnh. Từ đó ngăn ngừa được căn bệnh đục thủy tinh nguy hiểm. Vì thế ăn tầm bóp đúng cách sẽ cực kỳ có lợi cho sức khỏe của đôi mắt.
3.4. Chữa cảm lạnh, giúp hạ sốt
Nguồn vitamin C đến từ tầm bóp có hiệu quả tích cực trong việc hạ sốt, chữa cảm lạnh. Bên cạnh đó, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể từ cây đã tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy khị bị những tổn thương tầm bóp làm ngăn ngừa nhiễm trùng.
3.5. Cây tầm bóp phòng ngừa và chữa tiểu đường
Lượng vitamin C chứa ở tầm bóp có ích trong việc chữa trị tiểu đường. Lý do vì cây sẽ làm tăng lượng insulin ở trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin A trong tầm bóp giúp tăng canxi photphat để ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu.
3.6. Làm lành những tổn thương ở mô cơ nhanh chóng
Nhiều người sử dụng tầm bóp đã chứng minh lá cây có khả năng giảm nhanh các tổn thương và đau nhức ở các mô. Hiệu quả có được nhờ vitamin C trong cây đã ngăn ngừa viêm nhiễm tại những vị trí tổn thương.
3.7. Điều trị bệnh Alzheimer
Lá tầm bóp chứa vitamin C giúp cơ thể tránh khỏi căn bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tiêu thụ 500mg lá tầm bóp mỗi ngày giúp phòng tránh bệnh Alzheimer trên 60%. Do đó, chúng ta nên thêm rau tầm bóp vào món ăn thường xuyên hơn nữa.
3.8. Giúp tăng trưởng cơ bắp
Các chuyên gia thuộc lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ em chỉ ra rằng phụ huynh cần tích cực cho con ăn nhiều rau tầm bóp trong giai đoạn phát triển. Vì vitamin A trong cây có khả năng giúp tăng trưởng cơ bắp rất nhanh và nâng cao sức khỏe cho xương.
4. Cây tầm bóp được ví như thần dược trong bài thuốc chữa bệnh nào?
Tầm bóp mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, được nhiều người sử dụng như một loại rau sạch ăn hàng ngày. Đặc biệt, trong Đông y đã sử dụng cây trong các bài thuốc chữa bệnh.
4.1. Bài thuốc chữa tiểu đường
Sử dụng 40g tầm bóp khô cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước. Sắc thuốc trên bếp nhỏ lửa khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp và chia ra 3 lần uống. Chứng bệnh tiểu đường sẽ được cải thiện tốt khi người bệnh áp dụng bài thuốc với tần suất đều đặn mỗi ngày trong 1 tháng.
4.2. Bài thuốc chữa u gan
Lấy khoảng một nắm tay gồm tầm bóp khô và cây diệp hạ châu. Rửa nguyên liệu sơ qua với nước, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Chia hỗn hợp thành 2 lần uống sáng tối, thực hiện khoảng 2 tháng.
4.3. Bài thuốc chữa viêm họng
Những người có biểu hiện viêm họng hoặc ho khan có thể dùng 20gr tầm bóp sắc với nước uống thay trà. Uống thuốc trong 4 ngày liên tục sẽ chữa trị dứt điểm tình trạng sưng đau họng. Bài thuốc cũng có tác dụng tốt với những người đang bị thủy đậu hoặc nổi ban đỏ.
4.4. Bài thuốc chữa mụn nhọt
Đem một nắm tầm bóp tươi rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Sau đó dùng bã đắp lên những vị trí bị mụn nhọt khoảng 30 phút rồi rửa lại nước sạch. Thực hiện bài thuốc trong thời gian ngắn khoảng tầm 10 ngày đã thấy mụn thuyên giảm.
5. Những món ăn ngon được chế biến từ cây tầm bóp
Thời thời ông bà ta, ở các vùng thôn quê của nước ta tầm bóp đã được sử dụng như một loại rau rừng bổ dưỡng. Giờ đây, với những công dụng đặc biệt với sức khỏe, cây đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách chế biến rau tầm bóp ngon cho mọi người tham khảo.
5.1. Rau tầm bóp luộc
Mặc dù đơn giản nhưng món tầm bóp luộc lại giữ được nhiều chất dinh dưỡng của rau. Không những giữ được hương vị giòn ngọt đặc trưng, món ăn còn giúp cơ thể chống ung thư, nấm và vi khuẩn hiệu quả.
5.2. Rau tầm bóp xào tỏi
Với hương vị thơm ngon, vị ngọt thanh và đắng nhẹ, món tầm bóp xào tỏi đã hấp dẫn với nhiều người. Tuyệt vời hơn việc ăn thường xuyên sẽ giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt. Đồng thời những dưỡng chất từ tỏi và tầm bóp có tác dụng tích cực xương khớp.
5.3. Rau tầm bóp xào thịt bò
Xào tầm bóp kết hợp với thịt bò trở thành món ăn bổ dưỡng quen thuộc. Vị ngọt thơm từ thịt bò cùng chút đắng từ tầm bóp giúp trị viêm họng. Hơn nữa, món ăn rau tầm bóp xào thịt bò còn cung cấp thành phần protein và vitamin B6 cho cơ thể.
5.4. Canh cua rau tầm bóp
Vào những ngày hè nóng oi bức không thể bỏ qua món canh cua rau tầm bóp. Hương vị ngọt thanh từ món ăn có tác dụng trị mụn nhọt và thanh nhiệt. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn canh cua rau tầm bóp sẽ giúp tăng canxi cho xương.
6. Khi sử dụng cây tầm bóp cần lưu ý những gì?
Tầm bóp là dược liệu lành tính đã được cả giới Đông y và Y học hiện đại nghiên cứu công phu. Mặc dù vậy cũng cần chú những điều sau:
– Những người có cơ địa dị ứng với tầm bóp không nên sử dụng.
– Cần dừng lại ngay khi dùng tầm bóp có các triệu chứng về buồn nôn, khó thở, nổi mẩn,…
– Phụ nữ đang trong giai đoạn nhạy cảm như có thai và đặc biệt cho con bú cũng cần tránh sử dụng tầm bóp.
– Khi đang uống thuốc Tây đặc biệt kháng sinh cần thận trọng khi dùng tầm bóp.
– Tránh nhầm lẫn tầm bóp với một loại cây có độc tính chứ không có tác dụng chữa bệnh mang tên cây lu lu.
7. Cách trồng và chăm sóc cây tầm bóp tại nhà
Tầm bóp thuộc cây mọc dại trong tự nhiên nên cách trồng và chăm sóc cây rất đơn giản. Đầu tiên bạn đem hạt tầm bóp ngâm trong thời gian 4 tiếng với nước ấm đã được chuẩn bị. Sau đó tiến hành đem hạt gieo trong giá thể và thực hiện tưới nước rồi che kín. Khoảng 7 – 12 ngày hạt sẽ thành những cây con có lá.
Lúc này, chuyển cây ra những chậu nhỏ và đặt ở những nơi thoáng đãng có ánh sáng mặt trời. Khi cây đủ lớn hãy mang trồng ra chậu lớn hoặc ở vườn với khoảng cách 50cm/cây. Cần chú ý tưới nước đầy đủ với một lượng thích hợp để đảm bảo cây đủ độ ẩm để phát triển xanh tốt. Thông thường sau khoảng 1 tháng cây đã cho lá xum xuê và khoảng 2 tháng thu hoạch quả.
Hiện nay, trong tự nhiên cây tầm bóp mọc hoang và có sẵn rất nhiều ở các bụi rào. Nếu như có nhu cầu ăn hoặc sử dụng các bộ phận từ tầm bóp để chữa bệnh, mọi người hoàn toàn có thể tự trồng cây ngay tại nhà với cách chăm sóc đơn giản đã được chia sẻ phía trên.