Bỏ túi 7+ công dụng không thể bỏ qua của lá chua đối với sức khỏe 

Nguyễn Mai 739

Lá chua là luôn được biết đến với công dụng làm gia vị thay giấm và thường được dùng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ít người biết được rằng lá chua cũng là một loại thảo dược rất có lợi cho cơ thể. Chính vì thế, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cung cấp tất tần tật những tác dụng của lá chua thông qua bài viết dưới đây. 

1. Giới thiệu về cây rau chua

Cây rau chua hay còn được biết đến với các tên gọi khác như: cây bụp giấm, atiso đỏ, bụp chua,… Cây rau chua có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L. và thuộc cây họ Bông (Malvaceae). Có nguồn gốc xuất xứ từ những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân bố ở một số ít nước ở châu Phi, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam,…

Cây rau chua là cây hàng năm, thuộc cây cỏ bụi, cao khoảng 1,5 – 2m, có thân màu tím hoặc đỏ và phân nhánh gần gốc. Lá nhẵn, hình tim, có răng cưa ở mép lá, xẻ thuỳ và có màu xanh đậm hoặc đỏ tía. Hoa thường mọc ở nách lá, tràng hoa màu vàng hồng hoặc tía và gần như không có cuống. Quả của cây rau chua có hình trứng, có lông thô, mang đài màu đỏ sáng và bao quanh quả.

Giới thiệu về cây rau chua
Cây rau chua hay còn gọi là cây bụp giấm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể

2. Những tác dụng của lá chua

Cây lá chua thường được biết đến với công dụng làm gia vị và là thực phẩm để nấu ăn. Tuy nhiên, ngoài công dụng trên, lá chua còn có những tác dụng tốt cho sức khoẻ mà bạn đọc nên biết. Dưới đây là 7 công dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mang tới. 

2.1. Chữa bệnh về gan

Cây lá chua có chứa các hoạt chất như silymarin và cynarin đem lại nhiều lợi ích cho gan, điều trị một số bệnh liên quan tới gan. Đồng thờ, những hoạt chất trên cũng giúp phục hồi chức năng gan rất tốt. 

Ngoài ra, thành phần có trong cây rau chua có chứa nhiều chất gây ức chế việc hấp thụ rượu vào cơ thể. Từ đó, sử dụng trà cây này có thể giúp giải rượu, loại bỏ các độc tố trong gan và giúp bảo vệ gan tốt hơn. 

 Chữa bệnh về gan
Lá chua giúp điều trị một số bệnh liên quan tới gan

2.2. Có lợi cho hệ tiêu hoá

Theo Đông y, lá chua có tính mát, vị chua, quy kinh. Vì vậy, thảo dược này kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, hoạt chất có trong cây rau chua giúp tẩy ký sinh trùng có trong đường ruột, kháng khuẩn, giúp nhận tràng và ngăn ngừa bệnh trĩ. 

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Lá chua có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa tình trạng béo phì nhờ một số thành phần hợp chất có khả năng ức chế men amylase. Từ đó, giảm khả năng hấp thụ đường, tinh bột và ngăn ngừa tình trạng mỡ thừa có trong cơ thể. Bên cạnh đó, các hợp chất này còn giúp làm giảm cholesterol toàn phần và cải thiện tình trạng mỡ máu.

2.4. Chống lại quá trình lão hoá

Vitamin C cùng với các hợp chất có tác dụng chống quá trình oxy hóa mạnh. Những chất trên còn có tác dụng ngăn chặn và hạn chế những tổn thương do tế bào gốc gây ra như bệnh tim mạch, viêm khớp,… Ngoài ra, dịch chiết methanol có trong hoa của cây cũng có khả năng ức chế các tế bào ung thư có ở trực tràng, niêm mạc miệng, bạch cầu,… 

2.5. Kiểm soát đường huyết

Theo như nghiên cứu của các nhà dược lý học của Senegal, cây rau chua có khả năng ức chế alpha-glucosidase và alpha-amylase. Đây là hai enzym liên quan mật thiết đến việc chuyển hóa nhóm bột đường của cơ thể. Sự ức chế này sẽ làm giảm tốc độ hấp thụ glucose thông qua quá trình chuyển hóa carbohydrate chậm và kéo dài thời gian tiêu hoá. Bên cạnh đó, lá chua còn cải thiện rối loạn lipid máu và đái tháo đường. 

Kiểm soát đường huyết
Lá chua giảm tốc độ hấp thụ đường vào trong máu

2.6. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Hàm lượng vitamin C có trong lá chua là rất cao. Kết hợp với các axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm tăng khả năng miễn dịch. Không chỉ vậy, nó còn gây ức chế một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm, ho, viêm họng,…

Dịch ép từ hạt còn có khả năng kháng sinh đối với Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,… và một số loại nấm như Trichophyton, Aspergillus và Cryptococcus,… 

2.7. Công dụng khác

Đài hoa của cây lá chua có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giãn cơ trơn tử cung, tăng khả năng bài tiết urê của thận, lợi tiểu. Đồng thời, bộ phận này còn hỗ trợ điều trị các bệnh về mật, tim, xơ vữa động mạch.

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá chua

Bạn có thể chế biến lá chua thành 3 dạng sau để có thể dễ dàng sử dụng mà không làm mất đi những lợi ích của cây lá chua. 

3.1. Pha trà cây rau chua

Theo Đông Y, trà của cây rau chua có vị chua và mang tính hàn. Vì thế, sử dụng trà này sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu và có ích lợi trong quá trình giảm cân.

Thành phần:

  • Đài hoa rau chua 15g 
  • Nước lọc 500ml

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch đài hoa với nước rồi để ráo
  • Bước 2: Hãm đài hoa với nước sôi, sau đó chắt lấy nước

Bạn có thể sử dụng thay cho trà và uống trong ngày. Bạn nên uống trong vòng 15 ngày theo một liệu trình. Ngoài ra, tuỳ vào cơ địa từng người mà có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như: hoa hồng, lá ngân hạnh,…

3.2. Siro hoa rau chua 

Siro hoa cây rau chua có tác dụng làm giảm viêm họng, ho, phòng ngừa cảm cúm và viêm phế quản. Cách làm siro hoa hết sức đơn giản tại nhà với những nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm. 

Thành phần:

  • Hoa rau chua tươi 1kg
  • Đường 1kg
  • Bình thuỷ tinh

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Thực hiện làm sạch hoa rau chua với nước sạch, tráng qua 1 một lần nước sôi và để ráo nước
  • Bước 2: Tiến hành cho hoa và đường vào bình thuỷ tinh sao 1 lớp hoa và 1 lớp đường 
  • Bước 3: Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi thoáng mát, sau 15 ngày, siro hoa có thể sử dụng được

Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng liều lượng 30ml mỗi lần sử dụng để tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ngậm một chút siro hoặc pha siro với nước uống.  

Siro hoa rau chua
Hoa của cây rau chua có thể làm siro

3.3. Rượu từ cây rau chua

Ngoài những cách trên, thì rượu từ lá cây chua cũng được thực hiện phổ biến. Rượu ủ từ cây rau chua có công dụng lợi mật và hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể tham khảo cách ủ rượu dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp. 

Nguyên liệu:

  • Hoa rau chua tươi 1kg hoặc hoa rau chua khô 600g
    Advertisement
  • Mật ong 150ml
  • Rượu trắng 40 độ 3l
  • Bình thuỷ tinh.

Cách ngâm rượu:

  • Bước 1: Rửa sạch hoa và để ráo nước
  • Bước 2: Sau đó, cho cả hoa vào bình rồi tiến hành bỏ rượu và mật ong sao cho ngập hoa
  • Bước 3: Tiến hành đóng kín, bảo quản tại nơi thoáng mát sạch sẽ và ủ rượu trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng

Bạn chỉ nên uống 1 chén rượu nhỏ tương ứng 30ml mỗi lần sử dụng để có hiệu quả tốt nhất. 

4. Món ăn được chế biến từ lá chua

Lá chua là loại lá có vị chua và thường được dùng để chế biến nhiều món khác nhau như: nấu canh chua, làm món chiên xào, làm gia vị và có thể ăn sống. Dưới đây là một gợi ý cho bạn cách nấu món canh chua với rau chua siêu ngon và đơn giản tại nhà.

Món ăn được chế biến từ lá chua
Canh lá chua nấu với cá trê là món ăn không còn xa lạ với người dân Việt Nam

Nguyên liệu:

  • Cá trê 400g
  • Lá rau chua 100g
  • Rau húng quế 3 nhánh
  • Hành tim 4 củ
  • Ớt 1 trái
  • Nước 1 lít
  • Gia vị thông dụng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế cá trê và làm sạch lá chua, rau húng quế và ớt với nước sạch, hành tím đem bóc vỏ
  • Bước 2: Cắt cá trê thành các khúc nhỏ vừa ăn, lá rau chua thái nhỏ và hành tím., ớt giã nhuyễn
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, phi hành và tới với dầu ăn tới khi có mùi thơm thì cho nước vào nồi và đun với lửa lớn
  • Bước 4: Khi nước sôi cho cá trê vào nồi và nấu trong vòng 5 – 7 phút để có chín tiếp tục cho lá chua, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng và đun khoảng 2 – 3 phút
  • Bước 5: Trước khi tắt bếp, thả nốt lá rau húng quế vào nồi và múc canh cá ra tô và thưởng thức

    5. Những lưu ý khi sử dụng lá chua

    Cây rau chua là một loại dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây khi sử dụng lá chua:

    • Những người bị dị ứng với một vài thành phần hóa học có trong cây rau chua thì không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ
    • Bà bầu và phụ nữ cho con bú cũng không được phép ăn lá chua: Lá chua có chứa hoạt chất có tác hại tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ
    • Sử dụng lá chua với liều lượng vừa phải: Theo chuyên gia khuyên dùng, liều lượng hợp lý là không nên sử dụng quá 2g mỗi ngày 
    • Không nên chế biến lá chua với lửa quá to: Sử dụng với lửa to gây giảm giá trị dinh dưỡng và những lợi ích của lá chua
    • Không sử dụng đồng thời cùng với thuốc tân dược: Lá chua có thể tương tác với thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ 

    Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả toàn bộ thông tin về cây lá chua, lợi ích mà loại thảo dược này đem lại và những bài thuốc hữu ích. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách sử dụng và bổ sung loại thảo dược tốt cho sức khỏe vào bữa ăn hàng ngày. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất