Củ Atiso là gì? 5+ lợi ích tuyệt vời của củ Atiso đối với sức khỏe

Nguyễn Mai 217

Theo Đông y, củ atiso được biết tới như một loại thần dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, atiso có thể phòng ngừa được một số bệnh như tim mạch, loãng xương, ung thư… Vì thế, củ atiso được nhiều người tìm kiếm với mục đích chữa bệnh. Bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về củ atiso.

1. Củ Atiso là gì?

Cây atiso là một loại thảo dược được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Địa Trung Hải, có tên khoa học là Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus, thuộc họ Cúc. Đây là một loại cây thân thảo, khi phát triển trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 1 mét, lá và thân cây xuất hiện lông trắng, lá mọc so le nhau giống như bông cúc. Cây có phiến sâu, lá to dài và có hoa màu tím nhạt.

Củ Atiso là gì
Atiso là một loại cây thuộc họ Cúc

Ở nước ta, loại cây này được trồng nhiều ở những vùng núi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa hay Tam Đảo. Đặc biệt, nhiều bộ phận của loại cây này còn được sử dụng để làm thức ăn hay làm thuốc như: lá cây, rễ và thân, đế hoa và lá bắc. Atiso phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim hay cung cấp vitamin cho cơ thể.

2. Tổng quan về củ Atiso

Theo nhiều vị lương y cho biết, củ atiso có chứa vô vàn các lợi ích cho sức khỏe, bao gồm thông mật, lợi tiểu, bổ gan, bổ thận, an thần. Atiso được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, tá tràng, nóng gan, mỡ máu tăng, hàm lượng cholesterol cao, viêm thận, vàng da, nghiện rượu, thuốc lá…

Tổng quan về củ Atiso
Bổ sung củ atiso đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được lạm dụng atiso. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống dưới 2 lít nước atiso để đảm bảo sức khỏe mà vừa đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn không nên thay thế trà atiso thay cho nước uống, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp uống atiso cùng với nước mỗi ngày.

3. Thành phần dinh dưỡng có trong củ Atiso

Trong dân gian, cây atiso được xem là một vị dược liệu, có chứa nhiều thành phần cũng như giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu khoa học, trong củ atiso có chứa các hoạt chất, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như:

  • Tanin
  • Flavonoid
  • Cynarin
  • Silymarin
  • Catechin
  • Magie
  • Kali
  • Canxi
  • Vitamin A, B1, B2, C

Vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, củ atiso được nhiều người ưa chuộng bởi đem lại công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp cho người sử dụng. Củ atiso thường được chế biến thành nhiều món hầm, món canh và làm trà.

4. Những tác dụng của củ atiso

Atiso là loại thực vật chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại rau. Theo thống kê, trong số 1.000 loại thực phẩm, atiso xếp thứ 7 về hàm lượng chất oxy hóa. Ngày nay, nhờ khoa học và y học phát triển, chúng ta đã biết thêm rằng atiso có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.

4.1. Ngăn ngừa ung thư

Vì chứa hàm lượng oxy hóa dồi dào, thế nên atiso có công dụng chống lại tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa được một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Đặc tính chống oxy hóa này đến từ chất polyphenol đến từ cây atiso, chúng có tính chất chống ung thư, có tác dụng làm chậm hoặc ngừng các ảnh hưởng của ung thư ở bệnh nhân. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp bạn hạn chế mắc bệnh viêm niêm mạc, xơ hóa hay giảm nguy cơ ung thư vú.

4.2. Tăng cường và cải thiện khả năng tư duy

Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, bạn nên cho não được nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc. Để giúp quá trình làm việc của não bộ được cải thiện, tốt nhất bạn nên sử dụng nước nấu từ củ atiso. Uống nước từ loại củ này sẽ giúp cho đầu óc luôn giữ được trạng thái tỉnh táo và tươi mới hơn.

Những tác dụng của củ atiso
Atiso có khả năng giúp cải thiện trí nhớ

Không những vậy, uống atiso cũng giúp cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tập trung tối đa năng lượng để tư duy, sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất.

4.3. Đẩy lùi quá trình lão hóa

Sử dụng củ atiso không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng não bộ, mà còn có tác dụng khiến làn da trở nên tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Cơ thể con người hàng ngày vẫn đang diễn ra quá trình thay đổi tế bào da mới và tế bào da cũ thông qua giấc ngủ.

Biết được atiso có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, vậy nên nhiều người đã sử dụng loại củ này để khiến giấc ngủ chất lượng hơn. Nhờ vậy, làn da của bạn sẽ trở nên trẻ, khỏe mà đồng thời còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

4.4. Tăng cường sức đề kháng

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ có nhiệm vụ thực hiện sản xuất ra nhiều chất giúp tăng cường sức đề kháng. Do đó, khi bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ sẽ liên tục làm giảm sức đề kháng của cơ thể, thậm chí hiến cơ thể yếu ớt, dễ nhiễm cảm sốt.

Sử dụng atiso sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh

Việc sử dụng nước atiso có thể giúp bạn cải thiện lượng bạch cầu trong cơ thể một cách đáng kể. Đồng thời, bổ sung loại nước này cũng giúp bạn giải độc gan, đẩy lùi các độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

4.5. Một số tác dụng khác

Hàm lượng khoáng chất và vitamin phong phú trong củ atiso sẽ giúp bổ sung hàm lượng mà cơ thể bị thiếu hụt. Vì thế, khi đáp ứng đủ nhu cầu mà cơ thể cần, bạn sẽ giảm đi tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Hơn nữa, bổ sung loại củ này còn giúp hàm lượng cholesterol trong máu cao như các bệnh nhân mắc mỡ máu, tim mạch được cải thiện và giảm đi rõ rệt.

Thêm vào đó, atiso còn giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh đái tháo đường, có tác dụng chống viêm hiệu quả. Bạn còn có thể dùng atiso để thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, ngừa mụn, nám, giúp ăn ngon miệng hơn.

5. Hướng dẫn sử dụng củ Atiso

Sử dụng atiso tương đối đơn giản, bạn có thể áp dụng nhiều cách như làm cao, sắc lấy nước uống, chế biến các món hầm… Nếu chưa biết xử lý như thế nào, bạn có thể tham khảo một số cách dùng loại thực phẩm này sau đây.

5.1. Sắc thành nước uống

Để sắc thành nước uống, bạn chỉ cần rửa sạch atiso, để nguyên bỏ vào nồi và đổ nước vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 phút, bạn đã có được nước atiso nguyên chất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại nguyên liệu này để sắc thành cao lỏng với liều  2 – 10 gam, uống 1 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 – 40 giọt.

5.2. Chế biến thành món ăn

Atiso có thể chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn. Bạn chỉ cần loại bỏ phần cánh và lõi, lấy phần tim hoa để nấu thành các món ăn bổ dưỡng như canh, súp, chiên, nướng… bạn cũng có thể điều chỉnh các chế biến, công thức phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, bạn có thể hầm chung với giò heo, táo đen hoặc chim bồ câu đến khi chín nhừ rất tốt cho sức khỏe.

Món canh hầm giò heo cùng củ atiso

6. Những lưu ý khi sử dụng củ Atiso

Mặc dù củ atiso rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý một điều để tránh gây tác dụng ngược. Nếu không được sử dụng đúng cách hay sử dụng sai đối tượng, loại củ này thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe.

6.1. Tác dụng phụ của Atiso

Một trong những tác dụng phụ của atiso đó chính là gây đói, trong trường hợp nặng còn khiến người sử dụng cảm thấy yếu sức. Trong một số trường hợp, người sử dụng còn có thể bị dị ứng với loại thực phẩm này. Thế nhưng, không phải ai cũng có biểu hiện của tác dụng phụ. Do đó, bạn cần tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia để yên tâm sử dụng hơn.

6.2. Atiso tương tác với những gì

Atiso có khả năng ngăn chặn các hấp thụ thuốc bổ sung sắt, muối và làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế, bạn không nên bổ sung loại thực phẩm này trước khi kiểm tra, xét nghiệm các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Ngoài ra, thuốc cũng có thể tương tác với những loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhé.

Advertisement

6.3. Ai không nên sử dụng Atiso

Những người bị tắc ống mật, dị ứng với atiso hay bị sỏi mật không nên sử dụng thực phẩm này. Đặc biệt, với những người đang được điều trị để bổ sung sắt, muối vì sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào về sự ảnh hưởng của thực phẩm này với trẻ em và phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cũng nên tránh sử dụng atiso cho những đối tượng này.

7. Củ Atiso giá bao nhiêu tiền

Hiện nay, củ atiso đang được bày bán công khai trên thị trường với nhiều loại khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại thực phẩm này ở nhiều nơi, tại các khu chợ dân sinh hoặc những quán lề đường. Bạn có thể tìm mua loại củ này trên các sàn thương mại điện tử hay các website uy tín. Giá cho 1 kg củ atiso dao động khoảng từ 400.000 –  500.000 đồng.

Củ atiso có giá dao động khoảng 400.000 – 500.000 đồng/kg

8. Mua củ Atiso ở đâu?

Bạn có thể tìm mua củ atiso tại các khu chợ dân sinh, những quán rong lề đường. Tuy nhiên, loại củ này chỉ thường xuất hiện nhiều vào đúng mùa. Do vậy, để tìm kiếm loại củ này quanh năm, bạn nên tìm mua các các tiệm thuốc Đông y, tiệm thuốc Nam để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tránh mua những nơi kém uy tín, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe những người xung quanh và bản thân mình.

Bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu thêm về loại thực phẩm giải nhiệt và thanh lọc cơ thể lý tưởng. Bạn có thể tìm mua và chế biến củ atiso để sử dụng nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe hay làm quà tặng cho người thân. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới để biết thêm những thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất