Cây đa: Đặc điểm, công dụng và 5 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Nguyễn Mai 860

Từ lâu nay, cây đa được xem là biểu tượng gắn liền với truyền thống, với đời sống con người Việt Nam. Cây là biểu tượng cho sự trường tồn, sức sống dẻo dai và gắn liền với những câu chuyện tâm linh. Mọi người hãy cùng với Tuổi trẻ và Sắc đẹp đi tìm hiểu rõ hơn về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về cây đa

Cây đa hay còn được gọi là cây đa đa, cây hải sơn, cây dong, cây da. Đây là một loài cây thuộc họ dâu tằm, có thể phát triển thành cây khổng lồ và có tên khoa học Ficus bengalensis. Hiện nay, đa được trồng nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây thường xuất hiện tại nhiều các đình, chùa và ở các vùng nông thôn.

Cây đa là một loài cây thuộc họ dâu tằm, có thể phát triển thành cây khổng lồ
Cây đa là một loài cây thuộc họ dâu tằm, có thể phát triển thành cây khổng lồ

Lá của cây là tán rộng, có thể lan tỏa bao phủ trên diện tích vô cùng rộng đến vài trăm mét. Từ cành cây mọc ra rất nhiều rễ khí và sau đó phát triển thành cây khi chạm xuống đất. Lá có hình bầu dục, màu xanh và ở mặt dưới có nổi gân. Quả đa có hình tròn hơi nhọn ở phần đầu, thường mọc thành từng chùm và có màu huyết dụ nổi bật. Hiện nay, loại cây này có một số loại phổ biến như đa búp đỏ, đa sộp, đa lộc, đa lan, đa lá đỏ,… Tại Việt Nam, loại đa được biết đến nhiều nhất là đa búp đỏ, đa bồ đề và đa lá tròn hay đa lông.

2. Quả đa có ăn được không?

Nhìn bề ngoài rất nhiều người đã lầm tưởng quả đa là quả sơ ri vì chúng có vẻ hơi tròn dẹt, có màu xanh pha chút đỏ đồng. Tuy nhiên, quả đa không phải là quả mọng mà chúng là quả hạch, có thịt màu đen và có hạt cứng bên trong. Theo Đông y quả đa mang lại tác dụng hiệu quả trong việc hạ đường huyết. Chính bởi tác dụng này bạn có thể ăn quả đa. 

Quả đa hình tròn hơi nhọn ở phần đầu, mọc thành từng chùm và có màu huyết dụ
Quả đa hình tròn hơi nhọn ở phần đầu, mọc thành từng chùm và có màu huyết dụ

3. Cây đa bao nhiêu mét?

Đa là một trong những loại cây với khả năng cho bóng mát vượt trội. Để thực hiện để điều này, cây không ngừng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là về chiều cao. Đa có tuổi thọ lên đến hàng chục năm với chiều cao từ 10 – 15m. Nhờ chiều cao nổi bật này chúng tỏa bóng mát ra đến vài trăm mét.

4. Những công dụng của cây đa trong đời sống hàng ngày

Đa có dáng cực đẹp nên rất thích hợp để trồng làm cây cây cảnh. Không chỉ có các loại đa cổ thụ, cao lớn được trồng trong các khu công trình, khu đô thị, chùa chiền,… Bên cạnh đó, còn có rất nhiều kiểu đa đẹp mini thích hợp để trang trí bàn làm việc, bàn học và góc nhỏ trong nhà. Hơn nữa, đa được đánh giá là cây dễ uốn nên thường được tỉa cảnh. Sau đó tạo thành cây đa bonsai thích hợp trồng trong sân vườn để mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài mang lại giá trị thẩm mỹ và tạo cảnh quan đẹp cho không gian thì đa còn có tác dụng lọc không khí, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp. 

Cây đa bon sai làm cảnh
Cây đa bon sai làm cảnh

Theo một số nghiên cứu trong y học, ở đa có những bộ phận đặc dụng có thể dùng để điều trị một số bệnh hiệu quả. Ví dụ như vỏ đa chứa hợp chất có tác dụng chống đông máu, kháng khuẩn, nấm và chữa ung thư. Lá đa có tác dụng giải cảm, kháng khuẩn rất tốt được áp dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Rễ đa được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa trị những bệnh như lợi tiểu, điều trị xơ gan tử cung.

5. Top 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây đa

Bên cạnh được trồng để lấy bóng mát thì một số bộ phận của đa còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh từ đa hiệu quả cho mọi người tham khảo.

5.1. Bài thuốc chữa bệnh vàng da 

Nguyên liệu gồm: 160h lá đa, 160g hoắc hương núi và 40g thần khúc.

Cách thực hiện: Đem lá đa rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Các nguyên liệu còn lại sấy khô rồi cho sao vàng lên chảo và đem đi tán thành bột mịn. Để điều trị bệnh vàng da, người bệnh dùng bột thuốc uống với nước lá đa đã sắc. 

Lá đa kết hợp với các thảo dược giúp chữa bệnh vàng da hiệu quả
Lá đa kết hợp với các thảo dược giúp chữa bệnh vàng da hiệu quả

5.2. Bài thuốc điều trị chứng phù thũng nhanh và an toàn

Nguyên liệu: Mỗi loại chuẩn bị 10g gồm lá đa, rễ tất bát, xa tiền, rễ cà vạnh, rễ cây quýt gai và rễ cây sừng.

Cách thực hiện: Tất cả các thảo dược trên rửa sạch, phơi 2 – 3 nắng cho khô. Tiếp theo là bỏ vào ấm sắc với 2 lít nước để uống, mỗi ngày dùng một thang thuốc để giúp cải thiện bệnh nhanh hơn.

5.3. Bài thuốc chữa đau dạ dày 

Nguyên liệu: 20g búp đa, 20g thương nhĩ tử, 40g rễ cây dâu, 15g cẩu vĩ trùng.

Cách thực hiện: Đầu tiên là đem búp đa cùng với cẩu vĩ trùng cho vào chảo sang vàng. Sau đó chia tất cả các nguyên liệu thành 3 thang thuốc. Mỗi ngày sắc một thang thuốc để uống, thời điểm thích hợp để uống là sau các bữa ăn khoảng 15 phút.

Búp đa được nhiều người sử dụng để chữa bệnh dạ dày
Búp đa được nhiều người sử dụng để chữa bệnh dạ dày

5.4. Bài thuốc chữa ho ra máu 

Nguyên liệu: 20g lá đa, 20g ô cửu, 15g cây cỏ nhọ nồi tươi

Cách thực hiện: Đem lá đa và ô cửu rửa sạch, để ráo rồi cho vào chảo sao, còn cỏ nhọ nồi thái nhỏ. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm đổ thêm 400ml nước. Đun sôi và sắc cho đến khi nước chỉ còn 100ml thì tắt bếp. Đổ nước ra cốc, chia làm 2 lần uống sau khi ăn.

5.5. Bài thuốc chữa sốt rét

Nguyên liệu: 30g mỗi loại gồm lá đa và lá cối xay

Cách thực hiện: Người bệnh lấy các nguyên liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Sau đó bỏ vào chảo sao vàng rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày cho đến khi hết sốt rét thì ngừng lại.

6. Tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về cây đa

Từ bao đời nay, cây đa được xem là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Chúng tượng trưng cho sự trường tồn, sức sống dẻo dai và sự gắn bó thủy chung son sắc. Cùng với ý nghĩa trường tồn, cây xuất hiện trong ca dao, tục ngữ trở thành nhân chứng của thời gian để chứng kiến sự thay đổi của con người, đất nước.

Sau đây là một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự gắn kết của loại cây này với đời sống con người Việt Nam: “Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say” hay “ Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò khác xưa”,…

7. Hình ảnh đẹp về cây đa tại làng quê Việt Nam

Cây đa gắn liền với làng quê yên bình ở Việt Nam
Cây đa gắn liền với làng quê yên bình ở Việt Nam
Hình ảnh cây đa cổ thụ
Hình ảnh cây đa cổ thụ
Cây đa là biểu tượng gắn liền với truyền thống, với đời sống con người Việt Nam
Cây đa là biểu tượng gắn liền với truyền thống, với đời sống con người Việt Nam

Trên đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây đa. Hy vọng những chia sẻ sẽ có ích cho mọi người và giúp bạn hiểu rõ về loại cây cảnh phổ biến tại Việt Nam. Đừng quên, ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất