Cây quýt gai – Thần dược trị bệnh suy thận, thận hư và cảm cúm

Nguyễn Mai 239

Cây quýt gai được biết đến như một vị thuốc Nam quý giá với công dụng chữa nhiều bệnh hiệu quả. Nói đến đây chắc hẳn rất nhiều người tò mò về quýt gai là gì và những công dụng thần kỳ của thảo dược này đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giới thiệu về đặc điểm cùng tác dụng của quýt gai trong việc điều trị nhiều bệnh khác nhau.

1. Giới thiệu về cây quýt gai

Cây quýt gai thuộc họ Cam Rutaceae, có tên khoa học là Atalantia buxifolia. Ngoài tên gọi quýt gai, chúng có các tên khác như cây tầm xoọng, cây gai leo, mềm tên, tửu binh lặc hay cây cúc keo. Tại nước ta, cây mọc hoang ở các đồi núi, bờ rào thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. 

Thân quýt gai có nhiều gai nhỏ nhọn xung quanh, chỉ cao khoảng tầm 1m. Lá cây không có lông, dày cứng, cuống ngắn từ 3 – 4mm, gân nổi rõ ở sát các mép. Hoa màu trắng mọc thành những nhóm nhỏ ở các nách lá. Quả dạng hình cầu với đường kính từ 10 – 12mm, khi chưa chín màu xanh, về già có màu đen. 

Cây quýt gai mọc hoang ở khắp nơi, thường thấy ở bờ rào
Cây quýt gai mọc hoang ở khắp nơi, thường thấy ở bờ rào

Quý gai ra hoa từ tháng 6 – 8 rồi bắt đầu kết quả từ tháng 9 – 12 trong năm. Sau đó người dân thu hái rễ, lá và quả để làm dược liệu chữa bệnh. Khi thu hái xong sẽ được đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi mang phơi khô để sử dụng dần. 

2. Cây quýt gai có những tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu từ Y học cổ truyền, nước sắc từ quýt gai có công dụng điều trị phong thấp hiệu quả. Bên cạnh đó, thảo dược còn giúp chữa sâu răng, ho, rắn cắn, thông hoạt kinh lạc, giảm đau nhức nhanh,….

Còn theo y học hiện đại, quýt gai có 2 thành phần acetylcholin và histamin. Nhờ vậy, cây có khả năng chống thắt cơ trơn và ức chế sự co bóp. Đồng thời chống choáng phản vệ và giảm ho hiệu quả, an toàn. Ngoài ra quýt gai còn mang đến những công dụng sau:

  • Điều trị những căn bệnh liên quan đến thận điển hình là suy thận, viêm thận, thận hư, thận ứ nước,…
  • Hỗ trợ và chữa trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, ho,…
  • Điều trị các bệnh về xương khớp ngay tại nhà gồm phong thấp và đau vùng vai cổ
  • Chữa sốt rét, nhức đầu, cảm cúm, đau dạ dày hay kiết lỵ
  • Điều trị một số triệu chứng bệnh ở nữ giới như bế kinh, mụn nhọt sưng tấy,…
Các bộ phận của quýt gai được dùng để làm dược liệu chữa bệnh
Các bộ phận của quýt gai được dùng để làm dược liệu chữa bệnh

3. Vậy những ai nên sử dụng cây quýt gai?

Quýt gai được xem là thần dược và phát huy đúng công dụng khi được sử dụng cho những đối tượng phù hợp. Sau đây là những người thích hợp nhất để sử dụng loài cây với mục đích chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.

  • Người đang mắc phải các hội chứng như suy thận hoặc thận hư
  • Bệnh nhân bị khó tiểu, tiểu rắt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và ăn uống không tiêu
  • Những trường hợp bị mụn độc hoặc do rắn cắn hay gặp phải chứng nổi mẩn ngứa ngoài da tay, ra mồ hôi trộm
  • Người gặp phải tình trạng nóng trong người do thường xuyên uống nhiều rượu bia
  • Trường hợp muốn sử dụng quýt gai với mục đích thanh nhiệt, giải độc, mát gan
  • Những ai bị đau nhức xương khớp, phong thấp, phù thũng, ứ huyết

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây quýt gai cực kỳ hiệu quả, an toàn

Trong Đông y, quýt gai là vị thuốc nam có đặc tính ấm, vị đắng và có mùi khá thơm. Đặc biệt là dược liệu rất lành tính, không độc nếu như sử dụng đúng liều lượng. Để hiểu rõ thêm về những công dụng của quýt gai mời mọi người xem ngay những bài thuốc chữa bệnh từ cây. 

4.1. Bài thuốc chữa bệnh suy thận, thận hư đơn giản tại nhà 

Quýt gai được xem là khắc tinh của 2 căn bệnh suy thận và thận hư đảm bảo không tác dụng phụ. Để chữa bệnh cần chuẩn bị 4 vị thuốc gồm 20g quýt gai, 20g cây mục, 20g cây muối và 20g cây nổ sâm đất. Đem tất cả các nguyên liệu cho vào chảo sang vàng rồi đun với 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Quýt gai chữa bệnh suy thận, thận hư
Quýt gai chữa bệnh suy thận, thận hư

4.2.  Chữa ho

Chuẩn bị 20g rễ quýt gai, 10g vỏ cây dâu và 10g lá cam thảo. Tất cả các dược liệu thái mỏng, cho vào ấm sắc với 400ml. Sắc các vị thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi còn 100ml nước thì ngưng lại. Sau đó lọc lấy phần nước cốt, đổ ra cốc và chia thành 2 phần bằng nhau, uống sáng tối.

4.3. Chữa ứ huyết, sưng tấy 

Trộn đều 40g lá quýt gai và 40g lá bạc thau với nhau. Tiếp theo chia dược liệu ra làm 2 phần bằng nhau. Sau đó đem phơi khô một phần, lấy sao vàng và sắc thành nước uống. Phần còn lại dùng ở dạng tươi, cho vào cối giã nát đắp lên chỗ bị thương.

4.4. Trị mụn độc 

Khi xuất hiện những nốt mụn độc sẽ gây ra những triệu chứng như đau rát, sưng viêm,… Lúc này mọi người có thể sử dụng 20g quýt gai, 20g lá chanh và 10g tinh tre. Các nguyên liệu này rửa sạch đem phơi khô và tán thành bột mịn nhỏ. Tại vị trí bị mụn độc hãy rắc bột mịn lên khoảng 30 phút, xong đi rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ nhận thấy các nốt mụn độc thuyên giảm nhanh chóng.

Quýt gai giúp trị mụn độc rất nhanh
Quýt gai giúp trị mụn độc rất nhanh

4.5. Cây quýt gai giúp chữa cảm cúm và nhức đầu 

Để trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, người bệnh hãy lấy lá quýt gai nấu với lá cây sả, cúc tần, hương nhu, là bưởi, đại bi. Thực hiện xông cho đến khi cơ thể đổ mồ hôi, làm 2 lần/ngày các triệu chứng cúm và nhức đầu sẽ không còn nữa.

4.6. Trị phong tê thấp kèm chứng đau xương, đau mình 

16g quýt gai, 8g thiên niên kiện và 12g mỗi vị gồm thổ phục linh, ngưu tất. Thái nhỏ các nguyên liệu đem phơi khô và sắc với nước uống trong ngày. Để cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất, nên duy trì bài thuốc mỗi ngày trong 1 – 2 tháng.

4.7. Chữa đau răng và ngăn ngừa sâu răng tại nhà đơn giản

Lấy một lượng vừa đủ rễ quýt gai rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Sau đó đem nhai cùng với vài hạt muối trong 5 phút rồi tiến hành nhổ bỏ. Cố gắng nhai rễ quýt gai 2 lần/ngày sẽ chữa đau và giảm sâu răng.

Quýt gai chữa đau răng và ngừa sâu răng
Quýt gai chữa đau răng và ngừa sâu răng

5. Mẹo để phân biệt cây quýt gai giả và thật 

Hiện nay, quýt gai đang là dược liệu mang đến đa dạng công dụng trong việc hỗ trợ bệnh. Do đó khi muốn mua về sử dụng cần phải nắm được cách phân biệt quýt gai thật giả để tránh tiền mất tiền mang. 

Cây này là thảo dược thuộc họ cam. Chính vì thế nên khi đem đi phơi khô sẽ có mùi thơm giống như mùi quýt. Do đó, nếu mua quýt gai mà không ngửi thấy mùi thơm thì đó chính là giả.

Quýt gai chuẩn là cây phải có đầy đủ các bộ phận về thân, lá, cành to và cành nhỏ. Vì vậy nếu khi mua mà chỉ có nguyên cành to mà không thấy có lá hoặc cành nhỏ thì khả năng đó chỉ là loại cây khác, chứ không phải quýt gai thật.

6. Cây quýt gai mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Để mua được quýt gai chất lượng thì mọi người nên tìm đến nhà thuốc Đông y. Ngoài ra để tiết kiệm thời thời gian có thể đặt mua online qua website của nhà thuốc. Tuy nhiên trước khi quyết định mua, cần tìm ra địa chỉ uy tín với giá thành hợp lý nhất. Như trên đã đề cập, quýt gai là dược liệu quý để chữa bệnh nên sẽ có giá thành khá cao, dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/kg khô.

7. Những hình ảnh về cây quýt gai

Quýt gai có tên khác là cây gai tầm xoọng
Quýt gai có tên khác là cây gai tầm xoọng
Lá quýt gai có hình trái xoan và rất cứng
Lá quýt gai có hình trái xoan và rất cứng
Quả quýt gai có từ tháng  9 - 12
Quả quýt gai có từ tháng 9 – 12

Như vậy, bài viết trên Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã chia sẻ đến bạn đọc thần dược chữa bệnh mang tên cây quýt gai. Đây là dược liệu, là món quà của thiên nhiên ban tặng và nếu sử dụng hợp lý cây sẽ phát huy hết công dụng tuyệt vời. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết, mọi người đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh từ quýt gai để cải thiện sức khỏe nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất