Cây ngô đồng là một loài cây cảnh đẹp và khi nhắc đến sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến những hình ảnh thơ mộng. Tuy nhiên, ngô đồng còn mang đến rất nhiều giá trị sử dụng tốt cho sức khỏe. Những điều thú vị ẩn sâu bên trong ngô đồng sẽ được Tuổi trẻ và Sắc đẹp tiết lộ trong bài viết sau.
1. Những thông tin khái quát về cây ngô đồng
Cây ngô đồng thuộc họ thầu dầu và có tên khoa học Jatropha podagrica Hook.f. Châu Mỹ là quê hương đầu tiên của ngô đồng, sau đó được trồng rộng rãi ở nước ta với nhiều tên gọi khác như cây sen lục bình, dầu lai lá sen, cây dầu lai có củ.
Ngô đồng cao khoảng 1m, phần gốc phình to và thân mập xù xì. Lá xanh bóng, nhẵn với mặt dưới nhạt hơn trên, cuống ngắn 10cm. Khi trưởng thành, phiến lá ngô đồng rất to và chia thành 3 – 5 thùy rõ rệt, về già lá có màu xanh khá đậm.
Nhiều người ưa thích ngô đồng vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ dài khoảng 20cm. Hoa mọc thành cụm, có cả hoa đực cái, gồm 5 cánh với kích thước 7mm. Hoa cái có bầu nhụy màu trắng, trong khi đó hoa đực được điểm lên một lớp phấn vàng.
Quả ngô đồng khá nổi bật với hình bầu dục, bên trong có 3 hạt. Màu xanh chính là màu sắc nhận diện của quả khi còn non và đến khi chín sẽ mang màu vàng đặc trưng. Nếu gặp điều kiện sống thích hợp, quả sẽ bung hạt rồi phát tán xuống đất. Sau đó nảy mầm, phát triển thành cây mới để tiếp tiếp tục duy trì giống nòi.
2. Ý nghĩa phong thủy của cây ngô đồng
Lá ngô đồng xanh tươi khá giống với lá sen, thân như hình búp sen rất đẹp và hoa dạng cụm đỏ độc đáo. Nhìn tổng quát với đầy đủ các bộ phận, ngô đồng giống như một búp sen khổng lồ. Với hình dạng độc đáo, trong phong thủy quan niệm khi sở hữu cây xua đi tà khí xấu. Nhờ vậy hóa giải tai vạ, xui xẻo thành công giúp gia chủ đón nhận những vận may bất ngờ và tài lộc sung mãn.
Ngô đồng rất khác biệt, không cần chăm sóc quá kỹ lưỡng cây vẫn có sức sống mạnh mẽ. Từ đó, cây được xem là biểu tượng về sự trường thọ. Với ý nghĩa mang đến sức sống dồi dào, cây được rất nhiều người trồng làm cảnh trong nhà.
3. Trong cây ngô đồng chứa những thành phần hóa học gì?
Để tìm hiểu về các thành phần hóa học của ngô đồng, các nhà khoa học đã lấy quả, hạt, thân và lá cây để nghiên cứu. Kết quả cho thấy ngô đồng chứa đa dạng các thành phần hóa học như:
– Curin: Đây là một chất độc hại, có khả năng dẫn đến ngộ độc, tử vong nếu nạp vào cơ thể.
– Dầu béo, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic,…
– Peptide cyclic.
– Xanthophyll có tác dụng ức chế melanin, không gây hại đến tế bào.
4. Top 9 tác dụng của cây ngô đồng mang lại cho sức khỏe
Nhờ sở hữu vẻ bề ngoài tươi mát, cây làm tăng giá trị cảnh quan cho không gian sống. Bên cạnh đó, cây là thực vật quý và khi sử dụng sẽ mang đến những lợi ích nổi bật dưới đây.
4.1. Chữa trị mụn nhọt
Mặc dù chứa một lượng độc tính nhỏ, nhưng nhựa ngô đồng có tác dụng tốt cho việc chữa mụn nhọt. Do đó chỉ cần bôi lên vùng mụn một ít nhựa cây và đợi cho khi khô lại và rửa với nước. Áp dụng phương pháp trị mụn khoảng vài ngày sẽ nhận các nốt mụn dần bị xóa sổ.
4.2. Chữa ghẻ lở và ngứa
Không những giúp trị mụn nhọt mà nhựa ngô đồng còn có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng ghẻ lở, ngứa. Tuy nhiên, khi bôi lên da cần tránh không để dính vào mắt. Vì độc tính từ cây nếu không may tiếp xúc vào mắt có thể ngay lập tức gây ra tổn thương nghiêm trọng.
4.3. Cầm máu và ngăn nhiễm trùng
Theo các nghiên cứu, nhựa ngô đồng giúp chống nhiễm trùng và cầm máu nhanh. Nhờ đó, trong thời xa xưa ông bà ta đã dùng nhựa cây để bôi lên vết thương. Kết quả cho thấy khi khô lại, nhựa ngô đồng đã bịt kín vết thương, khử khuẩn và giúp làm lành những tổn thương.
4.4. Chữa ho gà
Nước sắc từ lá cây ngô đồng có hiệu quả cao với những người đang bị ho gà hoặc ho ra máu. Trước khi dùng ngô đồng để chữa ho ra máu cần đi thăm khám bác sĩ. Bởi việc ho ra máu có thể là biểu hiện của căn bệnh ung thư nguy hiểm.
4.5. Điều trị phong thấp
Khi tìm hiểu về tác dụng của ngô đồng không thể bỏ qua việc chữa phong thấp. Nhiều người sẽ bất ngờ khi rễ ngô đồng có khả năng trị khỏi tình trạng đau nhức và ra nhiều mồ hôi do căn bệnh phong thấp gây nên.
4.6. Chữa sưng đau ở các hạch
Các nốt hạch ở cổ và chân xuất hiện khiến người bệnh có cảm giác sưng đau. Để chữa trị mọi người có thể sử dụng nhựa ngô đồng bôi lên vùng da đang bị nổi hạch. Hiệu quả có được nhờ nhựa ngô đồng có hoạt tính chống đau, giảm sưng.
4.7. Giúp phụ nữ chữa sa tử cung
Trong Đông y, lá ngô đồng có vị ngọt đắng, tính hàn giúp nữ giới chữa căn bệnh sa tử cung. Để chữa trị, hãy giã nát những lá ngô đồng ra và sau đó đắp trực tiếp lên vùng tổn thương trong 20 phút.
4.8. Ngô đồng giúp nam giới tăng cường sinh lực rất hiệu quả
Với phái mạnh, ngô đồng được xem là thần dược vô cùng quý. Rượu thuốc từ thực vật có khả năng cải thiện những vấn đề sinh lý để tăng cường sinh lực cho nam. Chỉ cần dùng thân cây, thực hiện thái mỏng và đem ngâm với rượu trong 2 tháng r uống dần.
4.9. Giúp lợi sữa sau sinh
Nếu sau sinh gặp phải tình trạng ít sữa, chị em có thể sử dụng vỏ ngô đồng sắc thành nước uống. Các hoạt chất có trong vỏ cây sẽ nhanh chóng giúp cơ thể kích sữa về nhiều hơn. Vì vậy những chị em sau sinh hãy tích cực sử dụng ngô đồng nhiều hơn để mang đến nguồn sữa dồi dào cho con.
5. Tổng hợp 8 bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng
Hiện nay, dược liệu ngô đồng được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt những bài thuốc sau đây sẽ phù thuộc với đa dạng tình trạng bệnh mà rất nhiều người đang mắc phải hiện nay.
5.1. Bài thuốc trị mỡ máu và huyết áp cao
Người bệnh sử dụng 15g lá ngô đồng rửa sạch cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Lượng nước thuốc thu được đem chia thành 2 lần uống sau ăn. Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ điều trị tích cực tình trạng huyết áp và mỡ máu cao.
5.2. Bài thuốc chữa mụn nhọt kèm mủ
Dùng 3 lá ngô đồng tươi rửa sạch, cho vào cối giã nát cùng một chút muối. Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên những chỗ nốt mịn và cố định bằng băng. Những tinh chất từ lá ngô đồng tiết ra mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị mụn.
5.3. Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Nguyên liệu bài thuốc gồm một nắm vỏ cây ngô đồng đã phơi khô. Thực hiện cho vào lửa đốt thành than rồi trộn với dầu. Cho hỗn hợp đắp vào chỗ hậu môn nơi bị trĩ khoảng 30 phút. Sau 1 tháng thực hiện liên tục, bệnh trĩ giảm nhanh chóng.
5.4. Bài thuốc chữa thủy thũng
Để chữa thủy thũng, người bệnh lấy 15g hoa ngô đồng rửa sạch. Tiếp theo thực hiện sắc hoa ngô đồng với 1000ml nước để uống 2 lần/ngày sau ăn. Hiệu quả chữa thủy thũng cho hiệu quả tốt khi được thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tháng.
5.5. Bài thuốc trị bỏng
Ngô đồng cũng có hoạt tính tương tự như cây sống đời giúp chữa lành nhanh chóng những vết bỏng hiệu quả tại nhà. Thời xưa trong dân gian lấy hoa ngô đồng khô tán thành bột mịn nhỏ trộn đều với nước. Sau đó đem hỗn hợp đặc sệt bôi lên vùng da bỏng khoảng 20 phút.
5.6. Bài thuốc chữa lao phổi
Người bệnh sử dụng dược liệu ngô đồng đốt thành và hòa chung với nước để uống. Ngô đồng có tác dụng sát trùng sẽ giúp chữa nhanh căn bệnh lao phổi chỉ cần bạn kiên trì thực hiện bài thuốc.
5.7 Bài thuốc tiêu độc, thanh nhiệt
Sử dụng một nắm nguyên liệu gồm lá và rễ ngô đồng rửa sạch cho vào ấm sắc thành nước uống. Uống nước ngô đồng liên tục mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, gan tiêu độc.
5.8. Chữa sưng đau do côn trùng cắn
Người bị côn trùng cắn có thể lấy lá ngô đồng giã nát, đắp trực tiếp lên khu vực vết thương. Khoảng tầm 30 phút, bạn đã thấy vùng da tổn thương sẽ được xoa dịu dần dần rồi hết đau dứt điểm.
6. Giải đáp: Cây ngô đồng có độc không?
Ngô đồng được xem như dược liệu quý có tác dụng tốt nếu như được sử dụng đúng cách. Mặc dù vậy, khi chữa bệnh cần hiểu rõ về độc tính có trong các bộ phận của cây. Trong hoa và quả ngô đồng có chứa hoạt chất vô cùng độc mang tên Curin. Vì vậy nếu không may ăn phải sẽ khiến chóng mặt, buồn nôn và gây rối loạn hệ thần kinh trung ương,… Dẫn đến nếu trồng ngô đồng ở trong nhà cần để xa tầm với của trẻ em và động vật.
7. Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng như thế nào cho hiệu quả?
Ngô đồng được trồng bằng 2 kỹ thuật đó là chiết cành từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh và gieo hạt. Trong đó, cách trồng bằng kỹ thuật gieo hạt sẽ cho tỉ lệ thành công cao và thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần chọn ra những hạt giống ngô đồng mẩy và tiến hành gieo hạt trong vùng đất mùn. Sau một thời gian ngắn các hạt sẽ nảy mầm, lớn lên thành cây con.
Ngô đồng phát triển dễ dàng và nhanh chóng nếu được sống trong môi trường thích hợp. Cây có các tán lá to rộng nên rất cần được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng để phát triển. Mọi người có thể trồng ngô đồng trong môi trường lý từ 20 – 25 độ để giúp cây quang hợp tốt nhất.
Mặc dù là cây ưa nắng, thế nhưng ngô đồng không cần tưới quá nhiều nước. Mỗi ngày chỉ cần tưới một ít nước vào sát cây để cung cấp đủ độ ẩm. Khi đến giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngô đồng cần tiến hành hòa phân NPK với nước để tưới định kỳ 1 tháng/lần.
Việc làm tốt công đoạn chăm sóc sẽ hạn chế việc ngô đồng bị sâu bệnh hại tấn công. Người trồng hãy chú ý quan sát và nếu phát hiện lá cây bị bệnh cần cắt bỏ sớm và phun thuốc nếu cần thiết.
8. Hình ảnh cây ngô đồng tuyệt đẹp đang khiến nhiều người mê mẩn
Như vậy, thông qua bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp mọi người có thể thấy cây ngô đồng có giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe. Ngoài những tác dụng chữa bệnh, cây khi ra hoa sẽ là tín hiệu cho sự may mắn và tốt lành trong cuộc sống.