Cây lá trầu: Thần dược dân gian với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Nguyễn Mai 215

Lá trầu không là một loại thảo dược quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xa xưa. Không chỉ được ăn kèm với vôi, cau, mà đây còn là một vị thuốc điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

1. Tìm hiểu về cây lá trầu

Đây là cây mọc leo, thân nhẵn có tên khoa học là Piper betle, trồng phổ biến ở các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam. Trầu không ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa. Toàn cây có tinh dầu thơm và cay với cành hình trụ, có khía dọc và bén rễ ở các mấu. Do có đặc điểm là loại cây đeo bám nên khi trồng cây này phải có giàn đỡ hoặc giá thể (vật thể để cây trầu không bám vào), chủ yếu là cây cau.

Lá trầu là loại lá quen thuộc với mỗi gia đình Việt
Lá trầu là loại lá quen thuộc với mỗi gia đình Việt

Lá cây mọc so le, phiến hình trái xoan, cuống có bẹ, đầu nhọn, 2 mặt nhẵn. Lá có chiều dài khoảng 10 – 13cm, rộng khoảng 6 – 9cm, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới nổi gân. Cụm hoa mọc ở nách lá, lá bắc hình tròn hoặc hình trái xoan. Quả tròn, mọng, có lông ở đầu. Cây trầu không chủ yếu sử dụng lá.

2. Những tác dụng của cây lá trầu

Theo Đông y, thảo dược này có vị cay, tính ấm, mùi thơm gắt, có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu viêm, sát trùng, hỗ trợ điều trị đờm. Ngoài ra, lá trầu không còn có các công dụng:

  • Điều trị đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, ở hơi, cải thiện táo bón, khó tiêu
  • Chữa trị cảm mạo, đờm nhiều, bỏng, hen suyễn
  • Cải thiện mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay, rôm sảy
  •  Viêm chân răng có mủ, điều trị răng đau
  • Chữa bong gân, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Lá trầu có nhiều tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe
Lá trầu có nhiều tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe

Theo y học hiện đại, đây là một dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, diệt vi – rút và khử trùng tốt. Ngoài ra, lá này còn có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm với động vật, chống co thắt cơ trơn, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,…

3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng lá trầu

Theo những thông tin trên, các bạn đã biết được nhiều tác dụng của dược liệu dân gian này. Từ xa xưa, vị thuốc trầu không có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau, có thể kể đến là:

  • Chữa mụn nhọt: Giã nát 20g mỗi loại: lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm, đắp lên vùng da bị mụn nhọt mỗi ngày một lần
  • Vết thương hở: Rửa sạch 40g lá tươi, đun với nước sôi trong khoảng 15 – 20 phút, gạn lấy nước và cho thêm 8g phèn chua vào, khuấy tan rồi dùng để rửa vết thương
  • Chữa sai khớp, bong gân: 12g lá này, 20g nghệ già, 12g mỗi vị lá xạ can và lá cúc tần, giã nát, trộn với giấm, bọc vào gạc rồi đắp lên chỗ sưng đau
  • Trị viêm họng, đau họng: Giã nát lá cùng một thìa mật ong, ngậm hỗn hợp khoảng 15 phút vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ tối
  • Ngăn ngừa sâu răng: Rửa sạch lá, thêm ít muối và giã nát rồi hòa chung với rượu, gạn lấy nước, ngậm liên tục trong miệng
  • Chữa đầy bụng, khó tiêu: Nhai sống lá rồi nuốt nước
Lá trầu không có khả năng chữa một số bệnh ngoài da
Lá trầu không có khả năng chữa một số bệnh ngoài da

4. Lá trầu có ăn được không?

Hoàn toàn có thể ăn được loại lá này. Trong dân gian, người ta thường gói miếng cau khô hoặc tươi trong lá trầu rồi ăn kèm với một ít vôi sống. Vôi giúp thúc đẩy quá trình nhai tiết ra nhóm chất kích thích alkaloid. Trầu cau kích thích việc tiết nước bọt, tạo ra màu đỏ. Nhiều người ăn trầu còn cho thuốc lào hoặc chất ngọt để tăng hương vị.

Ăn cau trầu lá nét văn Hóa lâu đời của người Việt
Ăn cau trầu lá nét văn Hóa lâu đời của người Việt

5. Mua lá trầu ở đâu?

Lá này có thể tìm thấy dễ dàng ở các vùng quê Việt Nam, người ta thường trồng trầu và cau đi kèm với nhau trong vườn nhà. Để mua lá này, có thể ra ở cửa hàng thảo dược, siêu thị lớn để đảm bảo an toàn và không có thuốc trừ sâu. Giá bán lá trầu không tươi với khoảng 150.000 VNĐ/kg.

Bạn có thể dễ dàng mua lá trầu  tại các chợ hay siêu thị
Bạn có thể dễ dàng mua lá trầu tại các chợ hay siêu thị

6. Cách trồng và chăm sóc cây lá trầu
Advertisement

Người ta thường trồng trầu không bằng ngọn chắc khỏe và không quá non hoặc già. Sau khi cắt cành dài có 5 – 10 mắt thì đặt hom nằm dưới đất, để lá và ngọn lên bên trên. Tưới nước cho cây để giữ ẩm. Vào mùa mưa thì tưới nước 2 – 3 lần mỗi tuần và chú ý thoát nước để cây không bị ngập úng.

Trầu không được trồng bằng cành
Trầu không được trồng bằng cành

Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày, thì bón lót bằng phân bò, dê, gà, trùn quế hoặc phân hữu cơ. Tiếp đó tiến hành bón một đợt cho cây sau khoảng 20 – 30 ngày. Ngoài ra, chú ý làm cỏ, tỉa bỏ lá héo, vun xới cho cây. Lưu ý làm giàn đỡ hoặc cắm nọc chắc chắn cho trầu không leo lên cao, bạn cũng có thể cho cây leo lên tường, cây cau hoặc cây trụ khác.

Trên đây là tổng hợp chi tiết về lá trầu không. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được đặc điểm, tác dụng, các bài thuốc chữa bệnh cũng như cách trồng và chăm sóc tại nhà. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc namSức Khỏe

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất