Tìm hiểu về hoa dâm bụt – Loài hoa tinh khiết và tuyệt đẹp 

Nguyễn Mai 327
Hoa dâm bụt là loài hoa không còn xa lạ với bất cứ ai. Tuy nhiên, ngoài để làm cảnh nó còn mang những công dụng vô cùng bổ ích mà nhiều người chưa biết. Dâm bụt đã trở thành một trong những loài hoa được ưa chuộng và được trồng nhiều nhất để trang trí cho những công trình kiến trúc, khu vui chơi giải trí, khu du lịch hay các không gian xanh, tạo nên một không gian thiên nhiên thanh bình và hấp dẫn cho con người. 

1. Các thông tin cơ bản về hoa dâm bụt không thể bỏ lỡ

Hoa dâm bụt được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như phật tang, bông bụp, mộc cận, bông lồng đèn, đại hồng hoa và phù tang. Đây là một loài cây bụi thường xanh nằm trong chi dâm bụt, họ cẩm quỳ. 

1.1. Đặc điểm

Thân cây thuộc thân thảo nhưng nó có thể hóa thành thân gỗ nếu được trồng lâu năm. Thân cây thường phát triển thành bụi và có chiều cao trung bình khoảng 80 – 10cm. Một số giống cây khác có thể đạt chiều cao khoảng 2 – 4m. Lá cây có màu xanh lục, có nhiều gân, gân lá có màu đỏ hoặc tím, mép lá có răng cưa nhỏ. 

Hoa dâm bụt có nhiều màu sắc khác nhau, thu hút được sự chú ý của nhiều người 
Hoa dâm bụt có nhiều màu sắc khác nhau, thu hút được sự chú ý của nhiều người

Hoa có kích thước khá lớn, có màu đỏ rực rỡ và hiếm khi mang hương thơm. Phần cuống hoa có dịch lỏng, vị ngọt đậm. Các bông hoa thường nảy mọc từ kẽ lá hoặc đầu cành, phân bố riêng lẻ. Mỗi bông gồm 5 – 6 cánh hoa, bên trong có nhiều nhị mọc trên một cái vòi dài. Ngày nay, nó đã được lai tạo nên nhiều giống hoa, đa dạng về màu sắc, kích thước, cánh đơn và cánh kép.

1.2. Phân loại

Hiện nay có rất nhiều giống hoa khác nhau, tuy nhiên hiện nay ở nước ta có một số giống phổ biến như sau:

– Dâm bụt lồng đèn.

– Dâm bụt cánh kép.

– Dâm bụt Nhật Bản.

– Dâm bụt lùn.

2. Ý nghĩa thú vị về hoa dâm bụt

Loài hoa này có rất nhiều ý nghĩa, gắn liền với văn hóa và đời sống của từng đất nước. Nó đại diện cho những ý nghĩa, hình ảnh vô cùng thú vị.

2.1. Theo văn hóa

Hoa dâm bụt được trồng ở rất nhiều nơi, vậy nên mỗi một khu vực, đất nước, nó lại mang một ý nghĩa riêng biệt. 

– Khu vực Bắc Mỹ: Nó là biểu tượng của người phụ nữ trong gia đình, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, nó còn đại diện cho sự nữ tính, dịu dàng của phái đẹp.

– Malaysia: Đây là quốc hoa của đất nước này, nó đại diện cho tôn giáo, tín ngưỡng của họ.

– Hàn Quốc: Nó mang ý nghĩa lưu giữ những kí ức đẹp của tuổi thơ, đem đến may mắn vào những dịp lễ đặc biệt.

– Việt Nam: Nó mang ý nghĩa không được tốt đẹp lắm, đó là ám chỉ những người phụ nữ lẳng lơ, không đứng đắn, có sắc đẹp mà không có trí tuệ.

Bông bụp được sử dụng như biểu tượng của tình yêu, sự trân trọng và lòng biết ơn 
Bông bụp được sử dụng như biểu tượng của tình yêu, sự trân trọng và lòng biết ơn

2.2. Theo màu sắc

Không chỉ có đơn thuần một màu đỏ tươi, nó đã được lai tạo nền nhiều màu sắc khác nhau. Vậy nên, nó cũng mang nhiều ý nghĩa theo từng sắc hoa.

– Màu đỏ là tình yêu nồng cháy, sự gắn kết tâm hồn của các cặp đôi yêu nhau.

– Sắc hồng biểu hiện cho sự sum vầy, niềm hạnh phúc, sự tươi sáng và niềm vui trong cuộc sống. 

– Màu vàng là nhiệt huyết tuổi trẻ, luôn cháy hết mình với đam mê.

– Màu tím là sự sang trọng, bí ẩn và quyền lực.

3. Cấu trúc hóa học của hoa dâm bụt như thế nào?

Dựa trên các nghiên cứu, bông bụp chứa nhiều hợp chất hóa học. Chúng bao gồm các flavonoid như quercetin, kaempferol, cyanidin – 3, 5 – diglucoside, cyanidin – 3 – sophoroside – 3 – glucoside. Bên cạnh đó là các alcaloid I, alcaloid II, và các vitamin bao gồm thiamin, riboflavin, acid ascorbic, beta caroten và chất nhầy. Lá của loài thực vật này có chứa chất nhầy, ester, acid acetic, β-sitosterol, caroten.

4. Khám phá các ứng dụng của cây hoa dâm bụt

Bởi màu sắc rực rỡ, đặc tính sinh trưởng cùng với các chất hóa học, hoa dâm bụt được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể gặp nó ở nhiều nơi với những công dụng khác nhau.

4.1. Trang trí

Bông bụp có vô số màu sắc hấp dẫn, thu hút như đỏ, hồng, tím, cam và trắng,… Vậy nên nó thường được trồng để làm cây cảnh ở nhiều nơi. Cây mọc thành những bụi dày nên chúng thường được trồng làm các hàng rào thiên nhiên mang tính thẩm mỹ cao lại thân thiện với môi trường. Những bông hoa dâm bụt còn là một món đồ chơi vô cùng quen thuộc với những đứa trẻ nông thôn. 

Bông bụp có nhiều giá trị trong lĩnh vực trang trí, y học 
Bông bụp có nhiều giá trị trong lĩnh vực trang trí, y học

4.2. Chữa bệnh

Trong y học dân tộc, bông bụp được miêu tả là có hương vị ngọt đắng nhẹ và tính bình, có tác dụng tốt đối với kinh thận. Nó có nhiều công dụng như sau:

– Tiêu viêm.

– Sát trùng.

– Lợi tiểu.

– Cổ tinh.

– Thanh nhiệt giải độc.

– Chỉ huyết.

Bông bụp thường được sử dụng để làm giảm lượng cholesterol, hạ huyết áp, giảm cân, hỗ trợ điều trị trầm cảm, sốt, táo bón, cảm lạnh. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện sự phát triển của tóc, giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, chữa lành vết thương. Ở một số quốc gia nó còn được dùng để điều kinh, bổ nhau thai sau sinh, trị bệnh lậu,…

5. Bài thuốc quý giúp chữa bệnh từ hoa dâm bụt

Nhờ dược tính của mình, nên nó thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Những bài thuốc này rất phổ biến và đem lại hiệu quả tốt.  

– Mụn nhọt: Dùng lá và hoa tươi giã nát đắp lên mụn mủ.

– Bạch đới, tiểu buốt: 1 hoa dâm bụt, bạch đồng nữ, thài lài tía, mỗ vị một nắm rồi đem giã nát, hòa với nước sôi để nguội lấy nước cốt để uống.

– Mộng tinh: Hoa dâm bụt 30g, gương sen cả cuống 3 cái, đem sắc lên lấy nước uống.

– Khó ngủ, hay hồi hộp: Hoa dâm bụt phơi khô hãm với nước nóng uống hàng ngày thay trà.

– Rong kinh, kinh nguyệt không đều: Dùng 30g mỗi loại gồm rễ bông bụp kết hợp hợp với lá huyết dụ, sau đó đem sắc chiết xuất ra nước uống.

– Quai bị, đau mắt: Một nắm bông bụp và lá từ cây dành dành, nghiền nhuyễn rồi vắt lấy nước uống, còn bã thì dùng để bôi lên nơi đau.

– Sỏi thận: 30g hoa dâm bụt cùng vài hạt muối đem giã nát rồi vắt lấy nước, pha thêm 100ml nước sôi để nguội, uống 2 lần/ngày trong vòng một tháng.

– Đái tháo đường type II: Mỗi ngày ăn một bông hoa tươi sắp nở vào buổi sớm trước khi ăn sáng, liên tục trong vòng 45 ngày kết thúc một liệu trình.

6. Cách trồng, chăm sóc hoa dâm bụt tại nhà

Loại hoa này có thể trồng bằng cách gieo hạt và giâm cành, đối với gieo hạt thường chỉ áp dụng với dâm bụt lùn. Bằng cách áp dụng phương pháp giâm cành, có thể đạt được hiệu quả tối ưu về thời gian và giúp cây phát triển nhanh hơn, đồng thời khuyến khích việc nở hoa sớm hơn. Bông bụp có thể trồng liên tục trong năm, tuy nhiên để cây phát triển tối đa thì nên trồng vào mùa xuân. Hoa phù hợp với hầu hết các loại đất trồng, bạn nên chọn những loại đất giữ nước và giàu dinh dưỡng để nuôi cây.

Bông bụp được trồng, nở hoa đua sắc
Bông bụp được trồng, nở hoa đua sắc

Bạn chọn những cây mẹ khỏe mạnh, xanh tốt, không mắc sâu bệnh, cắt thành các đoạn ngắn rồi đem ngâm vào dung dịch kích rễ. Sau 6 – 8 tiếng ngâm, bạn đem giâm cành xuống đất và tưới nước thường xuyên để cây mau ra rễ và phát triển. Loại cây này rất ưa ẩm nên bạn cần tưới cây thường xuyên khoảng 1 lần/ngày, có thể tăng lên trong những ngày nắng nóng.

Dâm bụt có thể sống cả trong bóng râm và nơi nhiều ánh nắng, vậy nên bạn có thể trồng nó ở bất cứ đâu, phù hợp với cảnh quan. Trong giai đoạn cây còn trẻ, nên pha loãng phân hữu cơ với nước và tưới đều lên cây để đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bạn nên bón thúc bằng phân NPK, phân lân, đạm để cây ra nhiều hoa hơn. Bạn cần cắt tỉa cành thường xuyên để cây sinh trưởng tốt, giữ gìn tạo hình mà bạn mong muốn. 

7. Khám phá vẻ đẹp tuyệt sắc của hoa dâm bụt qua các bức ảnh

Hình 1
Hình 1
Hình 2
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Hình 4
Hình 4
Hình 5
Hình 5

Qua bài viết này, bạn đọc đã thu được những kiến thức về loại hoa có tên hoa dâm bụt. Qua đây, bạn có thêm cho mình những bài thuốc hay mà đơn giản từ loài hoa dân dã này. Đây là loài hoa luôn có nét đẹp của riêng mình, tuy không lộng lẫy, kiêu sa nhưng vẫn rực rỡ sắc màu.

Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất