Top 8+ bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất từ cây cỏ xước cần biết

Nguyễn Mai 167

Không chỉ được sử dụng trong các món ăn, cây cỏ xước còn để điều trị các bệnh trong Đông y. Vậy loại cây này có đặc điểm, thành phần và công dụng như thế nào? Bài viết sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về cỏ xước. 

1. Cây cỏ xước là gì?

Cây cỏ xước là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu bóng và thường mọc ở nơi đất ẩm ven đường, quanh vườn, bãi hoang,… Ngoài tên gọi truyền thống chúng còn có tên gọi khác là ngưu tất, nam ngưu tất, hoài ngưu tất, thổ ngưu tất, ngưu tất nam, bách hội, ngưu kinh, hồng ngưu tất và ngưu tịnh. 

Cây có chiều cao từ 1 – 2m và có nhiều lông mềm bao phủ quanh ở thân thân. Rễ cây hình trụ màu vàng với đặc điểm là bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ. Lá mọc đối, có kích thước bề ngang khoảng 2 – 4cm, chiều dài là 5 – 12cm. Hoa cỏ xước mọc thành cụm, chiều dài cả chùm khoảng 20 – 30cm. Còn quả hình bầu dục, có lá bắc nhọn như gai nên dễ mắc vào quần áo khi đụng vào.

Hình ảnh về cây cỏ xước
Hình ảnh về cây cỏ xước

Trên thế giới, cỏ xước là loại cây của vùng nhiệt đới, phân bố ở nhiều nơi như Lào, Campuchia, Thái Lan,… Tại Việt Nam, chúng phân bố ở các tỉnh đồng bằng và trung du. Theo ghi chép từ cuốn sách “Từ điển thảo mộc dược học” thì cỏ xước gồm có 4 loại: Cỏ xước lông trắng, cỏ xước Ấn Độ, cỏ xước xù, cỏ xước có màu xám pha đỏ. Tại nước ta, cỏ xước lông trắng là phổ biến nhất vì được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

2. Thành phần hóa học có trong cây cỏ xước là gì?

Theo giới chuyên gia về sức khỏe, cỏ xước có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Rễ cây có chứa hoạt chất saponin – đây là hợp chất có nhiều trong rau và thảo dược. Chất này có tác dụng chính là làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch và đóng vai trò như một chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong cỏ xước còn chứa các chất như ecdysterone, achyranthes, glucose, galactose và muối kali,…

3. Tác dụng của cây cỏ xước

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cỏ xước trong nhiều bài thuốc khác nhau. Loại cây này có vị chua, đắng và hơi chát, nhưng lại có tính mát, được quy vào 2 kinh Can, Thận. Nhờ vậy, cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, lợi tiểu, bổ huyết hiệu quả. Đồng thời chúng còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bổ can thận và mạnh gân cốt rất nhanh. 

Cỏ xước có nhiều công dụng chữa bệnh
Cỏ xước có nhiều công dụng chữa bệnh

4. Top 8 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ xước 

Tùy vào từng bài thuốc mà người bệnh có thể sử dụng cỏ xước ở dạng tươi hoặc khô. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh được ông cha ta sử dụng bao đời nay để bạn đọc tham khảo.

4.1. Bài thuốc chữa viêm cầu thận hoặc nhiễm trùng thận

Bạn lấy 25g cỏ xước và mỗi loại 15g gồm mã đề, rễ cỏ tranh, huyết dụ, mục thông, huyền sâm và lá móng tay. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm đun cùng với 600ml nước. Khi sôi cho bé lửa và đun chỉ còn lại khoảng ⅓ nước thì tắt bếp rồi chắt nước ra cốc. Cuối cùng chia nước thành 3 lần uống trong ngày, nên uống sau ăn khoảng 30 phút để cho hiệu quả tốt nhất.

4.2. Bài thuốc chữa vàng da, tay chân phù thũng 

Người bệnh chuẩn bị mỗi loại 30g gồm cúc bách nhật, cỏ xước, xa tiền, cỏ mực. Cho các loại thảo dược này sắc với 2 lít nước và uống hết trong ngày. Để có hiệu quả như mong muốn cần kiên trì sử dụng trong 2 – 3 tháng.

4.3. Tham khảo bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Bạn có thể thực hiện bài thuốc bằng cách lấy 20g rễ cỏ xước cùng với 15g bạch linh, 10g nhọ nồi và 10g ngải cứu. Tiếp theo là cho tất cả những nguyên liệu quý này vào ấm sắc cùng với 2 lít nước trong 10 phút. Sau đó đổ nước ra cốc và đợi nguội là có thể thưởng thức được. Uống bài thuốc trong 2 tháng sẽ thấy các khớp dẻo dai và vận động linh hoạt hơn rất nhiều.

4.4. Bất ngờ với bài thuốc chữa đau thần kinh tọa 

Bạn chuẩn bị 20g rễ cỏ xước, 16g mỗi loại gồm lá lốt, đỗ trọng và 12g mỗi loại gồm thiên niên kiện, củ ráy sao, tô mộc, cẩu tích, ngải cứu, lá thông và 20g ý dĩ. Sau đó cho tất cả các thảo dược này vào sắc cùng với 100ml nước, chia thành 2 lần uống/ngày. Duy trì uống bài thuốc này trong 2 tháng, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Rễ cỏ xước được phơi khô dùng để chữa đau thần kinh tọa
Rễ cỏ xước được phơi khô dùng để chữa đau thần kinh tọa

4.5. Bài thuốc chữa bệnh cột sống 

Những người đang gặp các vấn đề về cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, tổn thương thắt lưng có thể dùng bài thuốc sau để chữa trị. Người bệnh sử dụng 20g rễ cỏ xước, 16g tang ký sinh, 8g quế chi, 12g độc hoạt và 6g cam thảo. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 2 lít nước để uống. Chia nước uống thành 3 phần, uống hết trong ngày và sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 – 15 ngày.

4.6. Bài thuốc chữa gout

Người bệnh có thể chữa bệnh gout hiệu quả, an toàn bằng cách sử dụng cỏ xước kết hợp với các thảo dược khác. Lấy 20g rễ cỏ xước và 15g mỗi loại gồm lá lốt, rễ vòi voi, rễ bưởi bung. Các vị thuốc này cho vào ấm đun cùng với 2 lít nước. Sau đó cho nước ra cốc để nguội, chia thành các phần bằng nhau, uống hết trong ngày.

4.7. Bài thuốc giúp trị mụn, dưỡng da hiệu quả 

Chị em lấy một nắm cỏ xước tươi ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó cho vào cối giã nát cây cỏ xước và đắp lên vùng da mặt đang bị mụn trong 30 phút. Duy trì cách thực hiện này 4 – 5 lần/ tuần để cải thiện mụn nhanh, sớm có làn da đẹp như ý.

4.8. Bài thuốc trị sốt cao và sổ mũi 

Bạn lấy một lượng cỏ xước và với tỷ lệ bằng nhau. Tiếp theo là cho 2 thảo dược này sắc với 1 lít nước cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sau đó tắt bếp đổ nước ra cốc, chia thành 2 phần và uống hết trong ngày. Người bệnh nên dùng liên tục trong vài ngày cho đến khi hết hẳn sốt và sổ mũi.

Cây cỏ xước kết hợp với đơn buốt tạo thành bài thuốc chữa bệnh  trị sốt cao và sổ mũi
Cây cỏ xước kết hợp với đơn buốt tạo thành bài thuốc chữa bệnh trị sốt cao và sổ mũi

5. Cách ngâm rượu từ cây cỏ xước

Để có bình rượu ngon và chất lượng bạn nên chọn rễ cỏ xước già. Lấy 1kg rễ cỏ xước rửa sạch, phơi khô và cho vào chảo sao vàng lên. Tiếp theo cho thảo dược vào bình thủy tinh ngâm với 4 lít rượu trắng 45 độ. Sau 2 tháng bạn có thể sử dụng rượu cỏ xước để uống hoặc xoa bóp hỗ trợ điều trị bệnh đau xương khớp. Để không ảnh hưởng đến gan, dạ dày và não bộ, mỗi ngày chỉ nên dùng 50ml rượu cỏ xước.

Advertisement

6. Tác dụng phụ có thể gặp phải của cây cỏ xước 

Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học rõ ràng nào chứng minh về tác hại của cây cỏ xước. Tuy nhiên với những người bị nhạy cảm có thể bị nổi mẩn, ngứa da, tức ngực, khó thở, buồn nôn, choáng váng,… Nếu trong quá trình sử dụng cỏ xước gặp phải những triệu chứng này thì cần ngưng sử dụng ngay.

7. Cây cỏ xước có trồng ở nhà được không?

Cỏ xước là một loài thực vật thân thảo, mọc hoang ở ven đường. Loài cây này chỉ ưa sinh trưởng ở vùng đất tốt và có ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ở vùng quê. Trước những tác dụng diệu kỳ của cỏ xước rất nhiều người có nhu cầu trồng loại cây nào. Như trên đã trình bày đây là loại cây tự nhiên nên chúng có thể sinh trưởng tốt ngay cả khi không được chăm sóc. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể trồng cỏ xước ngay tại sân vườn trong nhà.

8. Hình ảnh cây cỏ xước tươi

Hoa cỏ xước mọc thành chụm với chiều dài 20 - 30cm
Hoa cỏ xước mọc thành chụm với chiều dài 20 – 30cm
Cỏ xước thường mọc ở nơi đất ẩm ven đường, quanh vườn, bãi hoang
Cỏ xước thường mọc ở nơi đất ẩm ven đường, quanh vườn, bãi hoang
Cỏ xước là cây không còn xa lạ với người dân Việt Nam
Cỏ xước là cây không còn xa lạ với người dân Việt Nam

9. Mua cây cỏ xước ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay việc mua cỏ xước đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì loại cây này đang rất được ưa chuộng, dẫn đến có rất nhiều nơi cung cấp. Bạn có thể mua cỏ xước tại những cửa hàng chuyên bán giống cây trồng hoặc đặt mua online trên các trang mạng xã hội. Giá thành của cỏ xước cùng khá rẻ, chỉ dao động trong khoảng 50.000 – 100.000 đồng.

Như vậy, bài viết trên Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cây cỏ xước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã biết được những tác dụng kinh ngạc từ loại cây này. Từ đó áp dụng chúng vào các bài thuốc để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho bản thân. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất