Tìm hiểu quả phật thủ và những lợi ích đặc biệt cho sức khỏe

Nguyễn Mai 168
Quả phật thủ có hình thù đặc biệt, được ví như bàn tay của Phật tổ. Nó không chỉ cho hương thơm, giá trị dinh dưỡng mà còn mang giá trị tâm linh được nhiều người ưa chuộng. Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu chi tiết về loại quả này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về quả phật thủ

Những năm gần đây, quả phật thủ dần xuất hiện nhiều tại các chợ, siêu thị và được nhiều bà nội trợ săn đón. Dưới đây là những thông tin về đặc điểm hình dạng, nguồn gốc, sự phân bố và mùa thu hoạch phật thủ.

1.1. Đặc điểm hình dạng

Quả phật thủ có hình dạng như bàn tay Phật với các ngón tay mập dài. Khi non, vỏ quả màu xanh, khi chín, vỏ dần chuyển sang màu vàng óng, chiều dài có thể lên đến 20cm. Bên trong quả có phần cùi trắng, thường được dùng chế biến làm các món mứt, trà, siro, chè,… Tuy nhiên, khác với nhiều loại trái cây khác, quả phật thủ không có hạt và nước.

Quả phật thủ có hình dáng hơi tròn, thịt vị chua ngọt nhưng hơi đắng
Quả phật thủ có hình dáng hơi tròn, thịt vị chua ngọt nhưng hơi đắng

1.2. Nguồn gốc của quả phật thủ

Quả phật thủ có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một số tài liệu ghi chép, loại cây này đã có lịch sử gần 1.000 năm. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Phật Giáo cho biết: Khi đạo Phật du nhập vào Ấn Độ, các nhà sư đã mang theo một loại quả màu xanh, vàng, có mùi hương dịu nhẹ. Hình dáng của các quả này giống như những ngón tay Phật chụm lại. Vì vậy, dân gian xem loại quả này chính là biểu tượng đại diện cho những ước vọng về may mắn, bình an. 

Tại Việt Nam, cây phật thủ gắn liền với câu chuyện về một người tài xế, trong lần mưa, rét mướt phải đánh xe lên mạn ngược. Đường đi cheo leo, vất vả, sau quãng đường dài, bác tài dừng xe định chợp mắt một lát. Nhưng khi mở kính xe, một hương thơm thanh mát và thuần khiết len lỏi vào xe khiến bác bừng tỉnh.

Bác tài mở cửa xe, thấy trên vách đá có một cây nhỏ, cành lá khẳng khiu mọc ra một trái lạ vàng ươm. Bác tài liền tìm cách đem cả cây về. Trên xe, hương thơm thoang thoảng làm bác tài cảm thấy thư thái và an toàn trong cả chuyến đi. Khi về, bác đem trồng cẩn thận, cây phát triển nhanh và quả rất thơm. Dân trong vùng thấy quả lạ bèn hỏi thăm và tìm cách ươm trồng. Sau này, vùng này chính là nơi trồng phật thủ nổi tiếng mang tên Đắc Sở, thuộc huyện Hoài Đức. 

1.3. Phân bố của quả phật thủ

Hiện nay, cây phật thủ được trồng dọc bờ sông Đáy. Cụ thể là các xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp (thuộc huyện Phúc Thọ), xã Sài Sơn, Yên Sơn (thuộc huyện Quốc Oai). Trước đây, cây vốn được trồng ở Đắc Sở và từng nổi tiếng một thời, sau vùng này điều kiện đất đai khô cằn, không cho năng suất cao nên người dân phải chuyển đến vùng nhiều phù sa.

1.4. Mùa thu hoạch phật thủ

Thông thường, cây phật thủ sẽ cho quả quanh năm, nhưng vụ thu hoạch chính là vào tháng 7 và Tết âm lịch. Trung bình cứ 2 năm cây sẽ cho thu hoạch một lứa. Tuy nhiên, vòng đời của cây khá ngắn, chỉ khoảng 5 – 6 năm cần phải loại bỏ và trồng giống mới. Vì vậy, đây cũng chính là lý do giá quả này luôn ở mức cao so với nhiều loại trái cây khác.

Mùa thu là thời điểm chính để thu hoạch trái phật thủ
Mùa thu là thời điểm chính để thu hoạch trái phật thủ

2. Ý nghĩa về hình ảnh quả phật thủ

Trên bàn thờ gia tiên trong những dịp lễ tết chắc hẳn không thể thiếu đi những trái phật thủ. Bởi hình dạng đặc biệt, nên quả được xem là biểu tượng Phật ôm ấp và bao bọc. Dưới sự che chở của Phật, Thánh, con người sẽ có tâm hướng thiện, đời sống bình an, hạnh phúc. Dưới đây là ý nghĩa tốt lành của quả phật thủ:

2.1. Tạo hương thơm nơi thờ cúng

Quả phật thủ thuộc họ cam chanh, chúng có lớp vỏ dày chứa lượng tinh dầu lớn có thể giữ hương lâu. Vì vậy, trưng bày quả này trên bàn thờ sẽ cho hương thơm thanh mát, thuần khiết tỏa ra khắp phòng. Đồng thời, khi được đặt trên bàn thờ loại quả này cũng giúp mang đến sự sang trọng, trang nghiêm cho toàn bộ không gian thờ cúng. 

2.2. Thể hiện lòng tôn kính với gia tiên

Khi bày mâm ngũ quả, trái phật thủ thường nằm ở vị trí chính giữa và cao nhất. Điều này không chỉ thể hiện lòng tôn kính mà còn mong muốn gia tiên ở phía bên kia được Thần Phật soi đường chỉ lối. Từ đó giúp cho gia chủ được thuận lợi cả âm dương, con cháu được hưởng phước. Về mặt công danh tài lộc được thuận buồm xuôi gió, gia đình hòa thuận.

Phật thủ mang ý nghĩa quan trọng trong truyền thống, ẩm thực và tín ngưỡng
Phật thủ mang ý nghĩa quan trọng trong truyền thống, ẩm thực và tín ngưỡng

2.3. Thể hiện tâm hướng Phật

Trong Phật giáo, quả phật thủ cũng thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp trong suốt quá trình tu tập của một đời người. Trưng bày loại quả này trong nhà thể hiện tấm lòng kính Phật, giữ được tâm thiện lương và trong sáng. Nhờ vậy giúp gia chủ luôn có cảm giác được đức Phật che chở và bảo vệ trong cuộc sống.

3. Vậy có ăn được quả phật thủ không? 

Quả phật thủ có hương thơm kích thích vị giác khiến nhiều người muốn được thưởng thức hương vị bên trong. Tuy nhiên trên thực tế, bạn không thể ăn trực tiếp quả này được. Người ta chỉ thường sử dụng chúng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, trong Đông y, loại quả này còn được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc trị các bệnh đường tiêu hóa.

4.1. Những lợi ích về quả phật thủ trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, quả phật thủ không chỉ được dùng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên mà còn được dùng để chế biến món ăn và nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả. 

Cụ thể, trong Đông y, phật thủ có tính ấm và khi ăn sẽ cho hương vị cay đắng kèm thêm chút chua. Đây là loại dược liệu có công dụng tiêu đờm, giảm đau dạ dày, đau gan, hỗ trợ tiêu hóa,… Dưới đây là những bài thuốc được điều chế từ quả phật thủ:

4.1. Chữa bệnh tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa ban đầu chỉ có biểu hiện nhẹ nhưng về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời. Trong một số trường hợp, bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau:

– Điều trị chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đau mỏi lưng: Ngâm rượu phật thủ và uống 1 chén nhỏ trước mỗi bữa tối.

– Chữa táo bón: Dùng phật thủ khô kết hợp với xuyên tiêu, sa nhân, tiểu hồi hương tán thành bột mịn rồi hòa với nước ấm uống 2 lần/ngày.

– Canh bổ cho hệ tiêu hóa: Nấu phật thủ với nước rồi bỏ bã, thu lại phần nước thêm gạo và đường phèn nấu cháo ăn 1 tuần 1 lần.

– Trị đau bụng: Dùng phật thủ khô và gạo rang sắc lấy nước uống 3 lần/ngày.

– Loại bỏ chứng ợ hơi: Sử dụng vỏ quả phật thủ ngâm đường rồi nuốt từng miếng nhỏ.

– Trị viêm loét dạ dày: Dùng 30g rễ cây phật thủ luộc với dạ dày lợn, thêm muối tiêu để ăn 1 lần/tuần.

– Chữa đau gan: Sắc thuốc phật thủ tươi cùng thanh bì hoặc hoa phật thủ kết hợp với hương phụ, sa nhân, ô dược, cam thảo.

Phật thủ có tính mát và hỗ trợ tiêu hóa, giúp ổn định việc tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu
Phật thủ có tính mát và hỗ trợ tiêu hóa, giúp ổn định việc tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu

4.2. Quả phật thủ chữa bệnh đường hô hấp

Đối với bệnh nhân bị ho, viêm amidan, viêm phế quản, cần thực hiện một trong những bài thuốc sau:

– Điều trị ho suyễn, có đờm: Dùng 9g phật thủ với khương bì, hoắc hương sắc lấy nước uống trong ngày.

– Chữa viêm amidan: Nấu nước hoa phật thủ, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai dùng để súc miệng hoặc uống mỗi ngày.

– Trị viêm phế quản mạn tính: Dùng quả phật thủ tươi, thái hạt lựu rồi ngâm với đường mạch nha, đun cách thủy đến khi phần cùi chín nhừ rồi ăn trực tiếp, kiên trì thực hiện trong 3 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

– Chữa ho kèm sốt: Phật thủ nấu lấy nước, thêm gạo tẻ vào và đun chín nhừ, thêm đường và ăn trực tiếp để hạ sốt và giảm triệu chứng đau tức ngực do tràn dịch màng phổi.

4.3. Giải rượu

Uống rượu được một vài người coi là “văn hóa truyền thống” của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thói quen xấu này có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, quả phật thủ chứa những thành phần dược tính có thể giải rượu. Bạn chỉ cần dùng phật thủ tươi đun lấy nước rồi pha thêm chanh và đường cho người say uống. Chỉ sau khoảng 15 phút đã có thể cảm nhận tinh thần tỉnh táo, không bị đau đầu hay buồn nôn.

4.4. Giảm đau bụng kinh

Các cơn đau bụng kinh ở phái nữ được ví với việc bẻ gãy 10 chiếc xương sườn ở nam giới. Điều này nhằm lột tả rõ tình trạng đau bụng có thể gặp phải ở phái đẹp. Tuy nhiên nếu các cơn đau kéo dài sẽ gây nên hiện tượng bụng đau quặn hoặc đi ngoài nhiều, thậm chí buồn nôn, ngất xỉu. Vì vậy, để làm giảm các cơn đau dữ dội, người ta thường dùng phật thủ tươi kết hợp với đương quy, gừng tươi, rượu gạo và sắc thành nước uống. Sau khoảng 10 phút sẽ cảm nhận cơn đau dịu đi rõ rệt.

Phật thủ có tác dụng giảm đau bụng kinh, giúp cải thiện tinh thần
Phật thủ có tác dụng giảm đau bụng kinh, giúp cải thiện tinh thần

4.5. Điều trị đái tháo đường

Ngày nay, con số bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng tăng cao. Để điều trị bệnh này, bên cạnh việc dùng thuốc tây, bạn có thể dùng rễ cây phật thủ nấu với lòng lợn non để ăn. Mỗi tuần ăn 3 lần nhưng cách ngày để cảm nhận rõ hơn hiệu quả. Kết hợp với các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể giúp bạn điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ.

5. Cách sử dụng quả phật thủ làm món ăn ngon hiện nay

Bên cạnh làm thuốc, tinh dầu, quả phật thủ còn được dùng làm các món ăn hấp dẫn. Một số công thức nấu ăn từ loại quả này mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

5.1. Siro phật thủ

Để làm siro, trước hết bạn cần chuẩn bị quả phật thủ tươi, chín tự nhiên, có hương thơm đậm đà và không bị thối, hỏng bất kỳ chỗ nào. Tiếp theo lấy nước muối đã được pha loãng rồi thực hiện rửa sạch toàn bộ quả. Tiếp đến, hãy cắt quả thành các sợi nhỏ, thêm đường phèn, mạch nha và mật ong vào bát rồi đun cách thủy khoảng 2 tiếng. Sau khi thịt quả chín nhừ, keo lại thì tắt bếp, để nguội và cho vào hũ thủy tinh để dùng dần.

5.2. Mứt phật thủ

Quả phật thủ không chỉ dùng để trưng bày dịp tết mà còn có thể làm thành món mứt tết truyền thống lạ miệng và hấp dẫn. Để thực hiện món này, bạn cần làm theo công thức sau:

– Bước 1: Dùng trái phật thủ đã được làm sạch cắt thành hạt lựu.

– Bước 2: Cho toàn bộ phật thủ vào nồi, sau đó lấy nước lọc đổ ngập và bắc lên bếp đun sôi. 

– Bước 3: Khi nước sôi, cho nhỏ lửa và đun đến khi gần cạn thì thêm đường.

– Bước 4: Khi đường tan, tiếp tục đun đến khi miếng phật thủ ngâm đường và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.

– Bước 5: Nếu muốn mứt phật thủ khô, hãy rải đều chúng ra giấy thấm rồi rắt thêm đường và để qua đêm.

Sau đó, bạn chỉ cần cất toàn bộ mứt vào hũ thủy tinh và sử dụng dần cho cả năm.

5.3. Trà phật thủ

Ngoài những món trên, phật thủ cũng được dùng để nấu trà. Hương thơm đặc trưng cùng những dược chất của loại quả này sẽ khiến cho người thưởng thức thư thái tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày dài. Bạn chỉ cần rửa sạch, cắt phật thủ thành dạng sợi rồi sao khô. Sau đó lấy một lượng nhỏ, ngâm trong nước nóng nhiệt độ khoảng 80 độ C. Nước trà có màu vàng nhạt, vị hơi đắng nhẹ. Phần phật thủ còn lại, bạn cất vào bình thủy tinh đậy kín và sử dụng dần.

6. Quả phật thủ giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Tùy thuộc vào độ tươi, số ngón, màu sắc, kích thước, địa chỉ bán, các dịp lễ tết mà quả phật thủ sẽ có mức giá chênh lệch khác nhau. Cụ thể, giá một quả phật thủ trung bình sẽ là 20.000 đồng/quả. Đối với những quả kích thước lớn, số ngón vào con số phát tài thì mức giá có thể lên đến vài triệu đồng cho một quả. 

Tại các chợ, phật thủ có giá khoảng 20.000 đồng/quả
Tại các chợ, phật thủ có giá khoảng 20.000 đồng/quả

Để mua phật thủ, bạn có thể mua trực tiếp ở các chợ, siêu thị trên khắp cả nước. Đặc biệt, do tính chất quả giữ được độ tươi nhiều ngày mà không ảnh hưởng đến chất lượng, nên có thể dễ dàng vận chuyển đi xa. Bạn có thể mua quả trên những kênh bán hàng online sau khi đã tìm kiểu kỹ càng. Tuy nhiên, dù mua ở đâu cũng nên chọn địa chỉ uy tín để tránh mua phải quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ,…

7. Cách lựa chọn và bảo quản quả phật thủ được tốt nhất

Phật thủ chính là loại quả mang lại giá trị kinh tế cao không những cho người trồng mà cả cho người bán, vì vậy không thể tránh khỏi trường hợp sản phẩm kém chất lượng được rao bán. Chính vì vậy, hãy bỏ túi phương pháp lựa chọn và bảo quản quả phật thủ được tươi, thơm lâu nhất dưới đây để trở thành người tiêu dùng thông thái. 

7.1. Cách lựa chọn quả phật thủ

Nhờ mang ý nghĩa tốt đẹp nên quả phật thủ thường được dùng để cúng gia tiên. Trong khi đó, từ hình dáng, hương thơm đến số lượng ngón đều liên quan trực tiếp đến ý nghĩa. Vì vậy, bạn cần chọn quả theo tiêu chí sau:

Quả phật thủ chất lượng nhất là quả kích thước lớn, nhiều ngón và các ngón dài mập đều nhau. Hơn nữa, màu sắc quả phải có màu sắc đặc trưng là màu vàng hoặc xanh. Da quả trơn đều, không xuất hiện nhiều vết lồi lõm hoặc các vết rám nắng. Da quả cứng đều, chứng tỏ quả già, sẽ có hương thơm đậm hơn. Tránh mua những quả mềm, có thể do quả quá non hoặc bị thối từ bên trong.

Chọn phật thủ có bề mặt mịn màng, không có vết thâm hoặc đốm
Chọn phật thủ có bề mặt mịn màng, không có vết thâm hoặc đốm

Theo quan niệm dân gian, khi mua phật thủ bạn nên đếm các ngón quả theo thứ tự “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”. Cứ lặp lại đến ngón cuối cùng, nếu chữ dừng lại là “Thịnh” hoặc “Thái” sẽ mang ý nghĩa phú quý, rất tốt. Tuy nhiên, những quả này cũng khá hiếm. Chúng thường được bán với giá cao, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng triệu đồng 1 quả. 

7.2. Cách bảo quản quả phật thủ

Một quả phật thủ tươi, khỏe mạnh và không sâu bệnh, để ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể giữ được hương thơm và màu sắc khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu muốn giữ quả phật thủ tươi đồng thời cho độ thơm lâu hơn thì hãy tham khảo các bí quyết được tiết lộ dưới đây:

– Nên dùng khăn ẩm lau sạch quả, tránh dùng nước muối để rửa hoặc ngâm quả do phần muối đọng lại có thể làm quá nhanh thối.

– Lau quả phật thủ với rượu trắng hoặc nước rửa chén để bảo quản quả tốt hơn.

– Có thể hòa vitamin B1 vào chén nước, để cành phật thủ vào chén. Bằng cách này, quả có thể tự hấp thụ dinh dưỡng và giữ tươi được tối đa 4 tháng. 

Phật thủ rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách
Phật thủ rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách

8. Cần chú ý gì khi sử dụng quả phật thủ? 

Quả phật thủ tuy mang nhiều giá trị dinh dưỡng, song nếu sử dụng sai cách có thể không đem lại kết quả tốt mà còn dẫn đến một vài vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng quả phật thủ làm thuốc, món ăn, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Không nên tiêu thụ quá nhiều phật thủ hoặc các món chế biến từ quả này trong một thời gian nhất định.

– Lựa chọn những trái được trồng theo phương pháp tự nhiên để sử dụng, giúp an toàn cho sức khỏe. 

– Không dùng quả thối.

– Trước khi dùng phật thủ cần ghi nhớ rửa sạch với nước muối loãng. 

– Người bị nhiệt, âm hư không nên sử dụng phật thủ và những sản phẩm từ quả này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quả phật thủ, cách lựa chọn cũng như các bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả mà bạn quan tâm. Hy vọng nội dung trên hữu ích với bạn và hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nhé! Đừng quên theo dõi trang tin tức Tuổi trẻ và Sắc đẹp của chúng tôi để cập nhật kiến thức mới mỗi ngày.

Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất