13 bài thuốc quý hiếm từ củ mã thầy do lương y bật mí

Nguyễn Mai 243

Cũ mã thầy là một loại thực phẩm không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, vẫn còn không ít người chưa hiểu rõ về những công dụng tuyệt vời từ vị thuốc này. Bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng của dược liệu trên.

1. Củ mã thầy là gì?

Củ mã thầy hay còn gọi là củ năng (miền Nam), củ năn (miền Bắc), bột tề, tên khoa học là Eleocharis dulcis, thuộc họ Cói. Củ mã thầy thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn để mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

1.1. Đặc điểm

Mã thầy là cây thân thảo, tròn dài, cao khoảng 15 – 60cm và chia thành nhiều đốt. Ngoài thân cây có nhiều khía dọc, trong có nhiều vách ngang và không có lá và được thay bởi những bẹ nhỏ hình trụ. Bề mặt thân cây khô, nhẵn, màu xanh xám và không có lông, hoa nhỏ màu vàng nâu ở ngọn cây.

Củ mã thầy tròn dài, có ruột màu trắng
Củ mã thầy tròn dài, có ruột màu trắng

Rễ củ mã thầy to bằng củ hành tây, mọc chìm bên dưới nước, màu tím đen, ruột củ màu trắng, vị ngọt và giòn. Củ có hình hạt dẻ hơi dẹt hoặc hình trứng thuôn hơi dẹt, cùn ở đỉnh đầu. Đỉnh củ năng có điểm màu nâu nhạt hoặc vàng, giữa củ có đường gân bao xung quanh. 

1.2. Nguồn gốc, phân bố

Củ năng được tìm thấy ở những vùng trũng thấp như ao hồ và các bãi bồi tại các nước như châu Mỹ, châu Á, châu Đại Dương và Đông Nam Á. Ở Trung Quốc, củ năng được trồng từ thời Tây Hán, phân bố khắp cả nước, đặc biệt được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông Dương Tử và phía Nam đất nước này.

Ở nước ta, củ năng được trồng làm thực phẩm ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở các khu vực núi cao giáp biên giới với Trung Quốc. Tại miền Nam, củ mã thầy thường được gọi với cái tên củ năng, được tìm thấy nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

1.3. Mùa thu hoạch

Củ năng thường được trồng trong một năm là có thể thu hoạch được. Mỗi năm, chỉ có một mùa thường từ tháng 12 năm ngoài đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch củ năng là khi mặt đất dưới gốc chuyển sang màu vàng. Điều này cho thấy củ năng đã trưởng thành và sẵn sàng để thu hoạch.

2. Củ mã thầy có những thành phần hóa học nào?

Theo nghiên cứu, trong 100g củ mã thầy có chứa khoảng 68,25% lượng nước. Chính vì vậy, loại củ này thường được sử dụng để làm thức uống. Ở một số địa phương, nhiều người thường hòa nước ép mã thầy cùng với mật ong để uống với tác dụng làm ẩm phổi. Bên cạnh đó, mã thầy còn chứa một số thành phần vitamin và khoáng chất như:

  • Carbohydrate
  • Protein
  • Chất béo
  • Chất xơ thô
  • Canxi
  • Phốt pho
  • Sắt
  • Kali
  • Carotene
  • Đạm
  • Đường tự nhiên
  • Vitamin B6
  • Vitamin C
  • Natri
Nhờ có nhiều thành phần phong phú, mã thầy mang lại giá trị dinh dưỡng cao
Nhờ có nhiều thành phần phong phú, mã thầy mang lại giá trị dinh dưỡng cao

3. Những tác dụng của củ mã thầy

Ngoài thói quen sử dụng để giải nhiệt, ít ai biết được những tác dụng chữa bệnh của loại củ đặc biệt này. Bạn cũng có thể bổ sung củ năng để góp phần nâng cao sức khỏe và phòng chống một loại bệnh.

  • Kháng khuẩn, tiêu viêm
  • Hạ huyết áp, phòng chống bệnh liên quan đến tim mạch
  • Giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bù nước, lợi tiểu
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón
  • Chữa phù, bệnh sởi
  • Điều trị vàng da, bệnh gan
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính
  • Hạt sốt, giải rượu, giảm béo
  • Ngăn ngừa ung thư thực quản, vòng họm, dạ dày, phổi
  • Tăng cường sức khỏe tuyến giáp
  • Ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị đái tháo đường

4. Khám phá những món ăn ngon chế biến từ củ mã thầy

Củ năng có thể thực hiện chế biến thành nhiều món ăn hết sức thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn có thể áp dụng một vài công thức đơn giản sau để tạo nên những món ăn hấp dẫn nhé.

4.1. Thịt viên củ năng

Nếu bạn đang có ý định thay đổi thực đơn gia đình với một vài món ăn cơ bản, đừng bỏ lỡ món ngon vạn người mê này. Thịt viên thơm ngon cùng với củ năng mềm mềm sẽ rất đưa cơm!

Nguyên liệu:

  • 600g thịt lợn xy
  • 7 củ năng gọt vỏ
  • Hành lá, cà rốt thái nhỏ
  • Nước tương
  • Hạt tiêu
Món ăn hấp dẫn được kết hợp từ thịt và mã thầy
Món ăn hấp dẫn được kết hợp từ thịt và mã thầy

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Băm nhỏ củ năng, trộn cùng cà rốt, hành lá, thịt băm rồi nêm gia vị vừa miệng
  • Bước 2: Nặn hỗn hợp thịt thành từng viên nhỏ vừa ăn
  • Bước 3: Đem hấp hoặc rán thịt viên sẽ cho ra món ăn vừa ngon miệng vừa mới lạ

4.2. Hải sản xào củ năng

Nếu bạn là một tín đồ hải sản đích thực, nhất định không được bỏ qua món ăn thơm ngon, độc đáo này. Đảm bảo món hải sản xào củ năng sẽ khiến bạn mê mẩn từ lần thử đầu tiên.

Nguyên liệu:

  • 150g tôm nõn bóc vỏ, bỏ đầu
  • 5 củ năng bóc vỏ
  • ⅓ quả ớt chuông đỏ (vàng)
  • Hành thái nhỏ
  • Hạt tiêu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thái củ năng và ớt chuông thành từng lát mỏng
  • Bước 2: Bỏ 2 nguyên liệu trên vào chảo dầu xào khoảng 6 phút rồi thêm một ít nước nóng rồi đổ ra bát
  • Bước 3: Xào tôm cho đến khi chuyển vàng rồi cho ớt chuông và củ năng vào xào chung
  • Bước 4: Bỏ hành lá, nêm gia vị và hạt tiêu vừa ăn, tiếp tục xào đến khi tôm và các nguyên liệu chín hẳn

4.3. Canh xương củ mã thầy

Món canh xương củ mã thầy sẽ giúp bữa cơm gia đình bạn thêm phần thanh đạm. Bạn có thể áp dụng để chiêu đãi cả nhà, đảm bảo ai cũng thích mê.

Nguyên liệu:

  • 500g xương sườn
  • 8 – 10 củ năng
  • 250g khoai tây
  • 1 bắp ngô
  • 1 củ cà rốt
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thái củ năng, cà rốt, khoai tây thành từng miếng nhỏ, ngô cắt thành từng lát
  • Bước 2: Ninh xương sườn khoảng 2 giờ rồi cho các nguyên liệu vào ninh đến khi chín
  • Bước 3: Thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức
Món canh xương từ loại củ mang tên mã thầy đang được nhiều người ưa chuộng
Món canh xương từ loại củ mang tên mã thầy đang được nhiều người ưa chuộng

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ củ mã thầy

Trong Đông y, củ năng được coi là một “loại củ toàn năng”. Vì chúng có khả năng điều hòa quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể. Cũng nhờ vào những dược tính tốt cho sức khỏe con người mà loại củ này được điều chế thành nhiều bài thuốc.

5.1. Chữa bệnh trĩ

Củ năng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả với bài thuốc Đông y sau. Bạn hãy chuẩn bị 500g củ năng gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn cùng 30g địa du sắc nhỏ lửa với 150g đường đỏ. Sau đó, bạn lấy nước sắc uống mỗi ngày 2 lần, kiên trì sử dụng liên tục trong 3 ngày để thấy hiệu quả.

5.2. Chữa tiểu ra máu

Tiểu ra máu là tình trạng bệnh tương đối nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời. Để điều trị tình trạng này, bạn hãy chuẩn bị 150g củ năng, 30g râu ngô, 30g rau câu. Sau đó, bạn đem tất cả các vị thuốc trên sắc thành thuốc uống và sử dụng nhiều lần trong ngày. Bạn cần kiên trì sử dụng đến khi thấy tình trạng bệnh hết hẳn thì ngừng.

5.3. Trị băng huyết

Băng huyết ở phụ nữ sau sinh là một tình trạng nguy hiểm, nếu phát hiện cần được điều trị sớm để tránh gây hậu quả về sau. Bạn hãy sử dụng một củ mã thầy tồn tính, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng với rượu nhẹ dưới 20 độ sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Thành phần có trong mã thầy giúp trị băng huyết rất nhanh
Thành phần có trong mã thầy giúp trị băng huyết rất nhanh

5.4. Thanh nhiệt cơ thể, tiêu thũng

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nóng trong và cần thanh nhiệt cơ thể có thể áp dụng bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 500g củ năng, 500g thịt vịt nước, 30g đường phèn. Sau đó, ninh tất cả các nguyên liệu kể trên với lửa nhỏ, dùng ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 60g mã thầy, 300g cá Diếc nấu cùng hành, giấm, 20g đường cát dùng ăn trong ngày.

5.5. Chữa ho gà

Để chữa ho gà, bạn hãy chuẩn bị 500g củ năng ép lấy nước, bỏ bã cùng với 50g mật ong, 10g mảng trong mề gà (sao vàng, tán thành bột mịn), 10g tỏi, ép lấy nước. Đun các vị trên với một lượng nước vừa đủ, sau đó bạn chia thành 2 lần uống hết trong ngày, mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê.

5.6. Bổ phổi, lợi thận

Bài thuốc này chuyên dùng cho các trường hợp muốn tăng cường chức năng phổi và thận. Bạn hãy sử dụng 100g củ mã thầy, 30g đường phèn dập nát. 1 đôi bầu dục lợn. Tiếp theo, bạn đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu cùng 2 lít nước, đun trên nền lửa nhỏ khoảng 25 phút và sử dụng khi còn nóng.

5.7. Điều trị hạ huyết áp

Củ mã thầy đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hạ huyết áp. Bạn cần chuẩn bị 100g củ mã thầy, 200g rau cần xào chín cùng 300g thịt lợn nạc. Tiếp đó, bạn nêm thêm muối, đường vừa ăn cùng hành lá vào để giúp món ăn thêm phần dậy vị, lưu ý sử dụng khi còn nóng.

5.8. Chữa mụn nước

Bạn có thể khắc phục chứng nổi nhiều mụn nước đơn giản với các vị thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 6 củ mã thầy rửa sạch, cạo vỏ, giã nát, sau đó cho 1 quả trứng gà vào trộn cùng. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần xử lý sạch sẽ vùng da bị bệnh, để khô tự nhiên rồi bôi hỗn hợp lên vùng da bị nhiều mụn nước.

Trong dân gian sử dụng mã thầy để chữa mụn nước
Trong dân gian sử dụng mã thầy để chữa mụn nước

5.9. Thanh nhiệt, lợi thủy

Bạn hãy chuẩn bị 60g củ mã thầy, 150g củ cải trắng, sau đó đem hai nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp đến, bạn cho tất cả các nguyên liệu vừa chế biến nấu cùng 200g gạo trắng thành cháo, ăn khi còn nóng. Bài thuốc trên sẽ giúp bạn lợi thủy, thanh nhiệt một cách vô cùng hiệu quả.

5.10. Trị tiểu khó, phù nề toàn thân

Bạn hãy dùng 20g củ năng, 30g rễ lau tươi (lô căn) sắc thành thuốc, chia thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Bài thuốc này thích hợp đối với những người tiểu tiện khó, hay khát nước, bị táo bón lâu ngày hay mắc phải chứng phù nề toàn thân. Kiên trì sử dụng vài ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả đem lại rất tốt.

5.11. Chữa ban trái, sởi ở trẻ

Để chữa khỏi ban trái và sởi ở trẻ nhỏ, bạn cần áp dụng đúng theo bài thuốc có quy trình sau. Ngày đầu tiên, bạn hãy dùng nước ép từ củ mã thầy cho trẻ uống. Khi sởi chuẩn bị mọc hoặc đã mọc, bạn dùng mã thầy nấu với hạt mùi và cà rốt, dùng ăn cho đến khi sởi bay hết. Những ngày tiếp theo vẫn tiếp tục uống để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

5.12. Hỗ trợ tiêu hóa

Sử dụng mã thầy tươi hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày, kết hợp cùng với ngó sen và rễ cỏ tranh sắc thành thuốc, kiên trì sử dụng uống hàng ngày để thấy hiệu quả. Đặc biệt, bài thuốc từ củ năng trên sẽ có tác dụng hữu hiệu với các trường hợp tiêu hóa kém, táo bón, tiểu khó, trúng độc rượu…

5.13. Hỗ trợ làm mát gan, ruột, dạ dày

Bạn dùng khoảng 1 – 2 mã thầy, loại giòn, mềm, vị ngọt, nhiều nước, gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ nấu với bột đậu xanh thành tào phớ hoặc thành chè. Ngoài ra, bạn cũng có thể hầm mã thầy với dạ dày lợn giúp thanh nhiệt, tiêu tích, bồi bổ cơ thể cũng như thải bỏ độc tố. Duy trì thói quen sử dụng mã thầy sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Món chè mã thầy có tác dụng làm mát gan, ruột, dạ dày
Món chè mã thầy có tác dụng làm mát gan, ruột, dạ dày

6. Bà bầu có ăn được củ mã thầy không?

Khi mang thai, hầu hết cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi lúc này cơ thể bắt đầu có nhiều sự thay đổi. Những lúc như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng củ năng để bồi bổ sức khỏe thai kỳ. Như đã đề cập, củ năng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả. Không những vậy, đây còn là nguồn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai.

Advertisement

Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bổ sung củ mã thầy trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, loại củ này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như nấu chè, hầm xương hoặc dạ dày lợn cũng rất bổ dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nấu cháo củ năng, lúa mạch, đương quy và bách hợp tươi. Khi khát, mẹ có thể dùng củ ép lấy nước rồi pha loãng với nước ấm, uống giải nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng loại dược liệu này.

7. Củ mã thầy mọc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay đang bày bán củ mã thầy với giá khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg tùy chỗ bán. Đối với củ năng đóng gói sẵn có giá khoảng 70.000 – 100.000 đồng/kg. Nếu bạn mua theo lạng, giá củ sẽ dao động khoảng từ 25.000 – 50.000 tùy số lượng. Vì thế, bạn có thể lựa chọn và cân nhắc kỹ loại củ tươi hay củ đóng gói sẵn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Hiện có rất nhiều địa chỉ bán củ mã thầy nhưng để mua được củ đảm bảo chất lượng, bạn có thể tham khảo ở một nơi bán uy tín do Tuổi trẻ và Sắc đẹp tổng hợp.

  • Chợ miền quê
  • Bạch quả
  • Okfood
  • Ông Giàu Food
  • Siêu thị Coop Mart
Mã thầy được nhiều người tìm mua
Mã thầy được nhiều người tìm mua

Ngoài ra, để mua được những củ ngon bạn nên chọn những củ chắc thịt, còn nguyên vẹn và không bị mềm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay ấn vào củ, nếu thấy củ có độ cứng là củ ngon. Bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không bị dập nát, ẩm mốc vì có thể chúng đã bị hư hỏng.

8. Cách trồng và chăm sóc củ mã thầy

Đặc tính phân biệt của cây mã thầy là cành nhỏ, dài nên nhiều người vừa trồng để thu hoạch củ, vừa để làm cảnh ở những hàng rào. Loại củ này thường sinh trưởng và phát triển trong ao hồ nước cạn, bờ hồ hay bờ ao.

Điều kiện thiết yếu để cây tăng trưởng tốt nhất là những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, có nước. Đặc biệt, cây không chịu được môi trường râm mát, cây thường ở độ nước sâu khoảng 10 – 30cm là tốt nhất.

Cây mã thầy hoàn toàn có thể chịu được lạnh và thời tiết miền Bắc chính là điều kiện sống lý tưởng của loại cây này. Cây hoàn toàn có thể sống sót được qua mùa Đông ở dưới bùn đất hay băng giá mà không hề bị ảnh hưởng.

Cây phát triển tốt ở đất phì nhiều và tơi xốp, giàu chất mùn, trong đất cát. Ngược lại, nếu được trồng ở đất có độ kiềm cao sẽ khiến cây chậm phát triển kém. Đặc biệt, khí hậu và thổ nhưỡng tại Đà Lạt mang giá trị dinh dưỡng cao nên củ năng được trồng tại đây thường ngon ngọt hơn các vùng khác.

Củ mã thầy không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một vị thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời. Hy vọng với bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dược liệu này. Để sử dụng an toàn và hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

4.5 ( 4 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất