Cũng giống với lá, hoa, hạt sen… củ sen cũng được sử dụng để chế biến những món ăn thanh đạm, tốt cho sức khỏe. Vì có công dụng như một vị thuốc trong Đông y, củ sen được rất nhiều người tìm kiếm và ưa dùng. Vậy đâu là tác dụng của củ sen đối với cơ thể? Cùng đi tìm câu trả lời với Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!
1. Giới thiệu về củ sen
Củ sen hay còn gọi là ngó sen hay liên ngẫu, có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis, thuộc họ Sen. Thực chất, ngó sen là phần rễ phình to mà thành, nằm ở dưới bùn ao của cây sen. Cây sen được sinh trưởng dưới nước, sống nhờ thân rễ (ngó sen).
Ngó sen có phần lõi màu trắng ngà, tiết diện gần tròn, khía dọc màu nâu, ngọn mang chồi hình chóp nhọn. Thân rễ hình dùi trống, màu vàng nâu, gồm nhiều đoạn, thắt ở giữa và bên trong có nhiều khuyết rộng.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ sen
Ngó sen là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, được tận dụng triệt để trong y học cổ truyền của người Ấn Độ trong việc điều trị các loại bệnh.
Cụ thể, trong 100g ngó sen có chứa những giá trị dinh dưỡng: 66 kcal năng lượng, 1.58g protein, 0.07g tổng chất béo, 16g carbohydrate, 3.1kg chất xơ. Khi đã luộc chín, 100g ngó sen sẽ chứa nhiều loại chất khoáng, vitamin nổi bật phải kể đến:
- 363 mg kali
- 26 mg canxi
- 0,9 mg sắt
- 27,4 mg vitamin C
- 0,127 mg thiamin
- 0,01 mg riboflavin
- 0,3 mg niacin
- 0,302 mg axit pantothenic
- 0,218 mg vitamin B6
- 25,4 mg choline
- 8µg folate

3. Những tác dụng của củ sen đối với sức khỏe
Theo Lybrate.com – trang sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới cho biết, trong ngó sen chứa các thành phần có công dụng rất tốt đối với cơ thể.
3.1. Hỗ trợ hệ tim mạch
Nguồn vitamin nhóm B dồi dào có khả năng bảo vệ, kiểm soát cường độ homocysteine, giúp bạn khỏi những cơn đau. Ngoài ra, ngó sen chứa natri sẽ giúp kiểm soát sự tiết mồ hôi và kali sẽ có vai trò điều hòa nhịp tim, huyết áp ở mức ổn định.
3.2. Giảm tình trạng thiếu máu
Trong các bài thuốc Đông y xưa, ngó sen luôn có tên trong bảng thành phần thuốc hỗ trợ bệnh nhân thiếu máu. Chất sắt trong ngó sen sẽ giúp tạo ra tế bào hồng cầu và làm tăng lưu lượng máu, khí huyết.

3.3. Khắc phục chứng rối loạn hô hấp
Vì chứa lượng vitamin C nên củ sen có tác dụng giúp hòa tan các chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp, giúp làm sạch và đem lại hơi thở khỏe khoắn. Đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn…
3.4. Điều hòa huyết áp
Hai chất kali và natri trong ngó sen có tác dụng kiểm soát nhiệt độ cân bằng cơ thể, giúp cải thiện sự tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, kali còn đóng vai trò làm giãn mạch, giữ cho các mạch máu thư giãn, giúp điều hòa huyết áp và giảm áp lực lên tim mạch.
3.5. Tăng cường hệ miễn dịch
Chất chống oxy hóa – vitamin C trong ngó sen có tác dụng tác dụng hoạt động chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Đồng thời làm kích thích sản xuất bạch cầu và khiến các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường. Chất này còn giúp bảo vệ bạch cầu khỏi những tổn thương do oxy hóa và làm tăng cường hệ miễn dịch.

3.6. Tốt cho hệ thần kinh
Nhờ nhóm vitamin B, đặc biệt là pyridoxine, bổ sung mỗi ngày có thể giúp bạn kiểm soát được các tình trạng khó chịu thần kinh như căng thẳng, đau đầu…
3.7. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Ăn ngó sen sẽ giúp bạn bổ sung chất xơ, từ đó giúp làm tăng khối lượng, tốc độ di chuyển của thức ăn và làm giảm thời gian tích tụ các chất độc hại trong đường ruột. Chất xơ còn có công dụng điều hòa nhu động ruột, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
3.8. Bảo vệ gan
Theo các nhà nghiên cứu, củ sen chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenolic có khả năng bảo vệ chức năng gan. Bổ sung loại củ này còn giúp bạn ngăn chặn được tình trạng viêm tại bộ thể hiện gen, làm tăng hormone adiponectin để bảo vệ gan.

3.9. Cải thiện sức khỏe mắt và da
Vitamin A có thể giúp cải thiện các vấn đề về da và sức khỏe thị lực. Chất này có khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, ngó sen còn có khả năng làm tăng tốc độ chữa lành vết thương và điều trị các tình trạng da bị viêm nhiễm.
3.10. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Ngó sen cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, đó là folate. Việc bổ sung folate trong thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không những vậy, chất sắt, canxi và choline trong ngó sen cũng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

3.11. Điều trị một số bệnh da liễu
Trước kia, củ sen vốn nổi tiếng và được sử dụng nhiều trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Nổi bật phải kể đến một số bệnh da liễu có thể chữa khỏi thành công nhờ ngó sen như ghẻ, nấm, thủy đậu, bệnh phong, kiết lỵ, ho, nôn mửa…
3.12. Hỗ trợ hạ đường huyết
Theo nghiên cứu, ăn củ sen giúp hạ đường huyết, đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân mắc tiểu đường. Cơ chế hạ đường sẽ thông qua việc dung nạp glucose ở ngoại vi và tăng tiết insulin ở tụy.
Do vậy, việc bổ sung loại củ này thường xuyên ở mức vừa phải sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng quá mức.
4. Bài thuốc dân gian chữa bệnh sử dụng củ sen
Từ xưa, ngó sen đã được sử dụng như một vị thuốc dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Vì vậy, trong dân gian đã lan truyền nhau những bài thuốc hữu hiệu dùng để trị bệnh.
4.1. Trà củ sen điều hòa huyết áp
Để thực hiện được món trà củ sen, bạn cần phải chuẩn bị nguyên liệu một cách kỹ càng. Bạn nên chọn mua những loại củ già, sau đó cắt bỏ phần đầu và đuôi, đem ngâm nước muối. Sau khi ngâm xong, bạn hãy rửa sạch ngó sen lại với nước rồi để ráo.
Tiếp theo, bạn hãy thái mỏng ngó sen, phơi khô và đem đi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần sử dụng, bạn cho khoảng 10 – 20g ngó sen đã sơ chế, đun với lửa nhỏ trong 15 phút, cho thêm vài lát gừng mỏng và uống khi còn nóng.

4.2. Bài thuốc chữa nôn
Chuẩn bị nguyên liệu 30g ngó sen sống, 3g gừng, sau đó đem giã nát ngó sen và gừng, vắt lấy nước uống ngày 2 lần. Duy trì thói quen uống bài thuốc một thời gian sẽ thấy tình trạng nôn mửa giảm hẳn, trả lại cho bạn trạng thái khỏe mạnh, hứng khởi.
4.3. Chữa tiểu máu
Chuẩn bị nguyên liệu 12g củ sen, 20g sinh địa, 16g hoạt thạch, 12g tiểu kế, 12g mộc thông, 12g bồ hoàng, 12g đạm trúc diệp, 12g sơn chi tử, 6g chích cam thảo, 6g đương quy. Bạn hãy đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc thành nước và lưu ý sắc xong chỉ được sử dụng trong ngày. Tốt nhất, bạn nên uống thuốc khi vừa sắc xong lúc thuốc còn ấm nóng để đem lại hiệu quả cao.
4.4. Trị chứng ho ra máu
Bạn hãy chuẩn bị 20g ngó sen, 20g bách hợp hoặc trắc bá diệp và 10g cỏ nhọ nồi. Sau đó, bạn cần thái nhỏ tất cả số nguyên liệu, đem đi phơi khô. Phơi khô xong, bạn đem các nguyên liệu sắc cùng 400ml nước tới khi cô lại 100ml, chia ra sử dụng ngày 2 lần để giúp cải thiện chứng ho ra máu.
4.5. Sắc thuốc chữa băng huyết
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 8g ngó sen, 8g tam lăng, 8g nga truật, 8g huyết dụ, 8g bồ hoàng, 6g bách thảo sương. Tiếp đó, đem nguyên liệu sắc lấy nước uống và kiên trì 1 thang/ngày đến khi tình trạng thuyên giảm. Sau một thời gian dùng, bạn sẽ thấy tình trạng băng huyết dần giảm và khỏi hoàn toàn.
4.6. Cầm máu ngoài da
Để thực hiện bài thuốc cầm máu ngoài da, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu ngó sen phơi khô, sau đó đem đi xay nát toàn bộ. Khi dùng, bạn chỉ cần đem nguyên liệu hòa với rượu, sử dụng đều đặn ngày 2 lần sẽ thấy máu được cầm một cách đáng kể, vết thương cũng mau lành hơn.

4.7. Trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh vi rút truyền nhiễm từ muỗi sang cơ thể người. Để bệnh mau chóng khỏi hơn, bạn có thể áp dụng bài thuốc trị sốt xuất huyết bằng ngó sen sau. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ 40g ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi, 40g lá sen, 30g rau má, 20g hạt mã đề. Sau đó, đem sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang, duy trì uống đến khi khỏi bệnh
5. Món ăn ngon sử dụng củ sen
Không chỉ được biết đến như một vị thuốc, ngó sen còn được sử dụng nhiều để chế biến thành những món ăn độc đáo, hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo thêm một số món ngon từ củ sen sau đây để chiêu đãi gia đình nhân dịp cuối tuần nhé.
5.1. Canh ngó sen sườn non
Ngó sen nấu với sườn non là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Sườn non và ngó sen hòa quyện lại với nhau tạo nên vị nước dùng ngọt thanh, đậm đà. Rau củ vừa chín tới nên vẫn giữ được độ tươi ngon, giòn sần sật khiến bữa cơm gia đình càng trở nên tuyệt vời.

5.2. Ngó sen kẹp chả cá chiên
Đây đích thị là một món ăn dành cho các tín đồ mê đồ chiên. Khoác lên mình lớp bột chiên giòn, bên trong chả cá mềm ngọt, dai dai, quyện một chút cùng với nước sốt mayonnaise beo béo… đảm bảo bạn ăn thử 1 lần sẽ nhớ mãi.

5.3. Ngó sen xào rau củ
Bạn đừng quên thêm vào thực đơn của gia đình mình món ngó sen xào rau củ thơm ngon, dễ thực hiện này. Ngó sen không chỉ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vị thanh nhẹ và giòn thơm đảm bảo sẽ khiến cả nhà mê mẩn. Khi ngó sen được phối hợp với các loại rau củ, thịt… sẽ tạo nên hương thơm đậm đà, thơm ngon.

5.4. Gỏi ngó sen
Gỏi ngó sen luôn được nhiều người yêu thích bởi chúng mang hương vị thanh đạm đặc trưng. Ngó sen ngọt thành và giòn sựt, quyện thêm một chút bùi bùi của hạt sen, kèm đậu hũ béo ngậy… đã tạo nên món gỏi hài hòa, đậm đà.

5.5. Mì củ sen
Món mì quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều nếu được kết hợp với ngó sen cùng các loại rau củ. Ngó sen giòn giòn, nấm đông cô ngọt thanh, mềm dai sẽ khiến nước dùng trở nên đậm đà nhưng vẫn thanh đạm.

6. Mua củ sen ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Bạn nên tới tận các đầm sen để mua ngó sen khi người ta thu hoạch. Nếu không có thời gian, bạn vẫn có thể tìm ngó sen tươi giá tốt ở nhiều nơi khác. Cụ thể như các kênh siêu thị, cửa hàng rau củ quả, chợ hay mua online.
Bạn có thể tham khảo một số kênh bán hàng dưới đây:
- Sen Đại Việt
- Nông sản Dũng Hà
- An Nam Shop
- Hệ thống các siêu thị: Coopmart, Aeon Mall, Vinmart, Big C
Ngoài ra, giá của 1kg củ sen tươi đang được bán trên thị trường với giá khoảng từ 50.000 – 80.000 đồng. Giá sỉ tại các đầm sen dao động từ 20.000 – 50.000 đồng/kg.
Kích thước ngó sen cũng ảnh hưởng tới giá, củ to sẽ có giá cao hơn so với củ nhỏ. Đặc biệt, khi mua ngó sen trái mùa giá có thể lên tới 80.000 – 100.000 đồng/kg.
7. Những lưu ý khi sử dụng củ sen làm thực phẩm
Cũng giống với các loại thực phẩm khác, ngó sen cũng có một số điều cần lưu ý khi sử dụng để tránh phản tác dụng. Dưới đây là điều mà bạn nên tránh khi dùng sử dụng ngó sen để chế biến thực phẩm:
- Kiêng ăn ngó sen sống với bệnh nhân bị tiêu chảy, lạnh bụng
- Không nấu ngó sen trong nồi sắt, vì chúng sẽ dễ bị đen
- Không nên kết hợp đậu tương với củ sen sẽ làm ảnh hưởng quá trình hấp thu sắt
- Không kết hợp gan động vật với củ sen, vì có thể sẽ làm giảm hấp thụ vi lượng trong gan động vật
Như vậy, qua bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn giải đáp được các thông tin củ sen giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu giá tốt? Chúc bạn tìm kiếm được những nguyên liệu tươi mát để chiêu đãi cả nhà một bữa thật ngon.