Lá rẻ quạt và 13 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Nguyễn Mai 219

Cây rẻ quạt vẫn được biết đến với mục đích làm cảnh trong vườn nhà của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết được những công dụng thật sự từ loại cây này nhất là từ thành phần lá rẻ quạt. Bài viết hôm nay, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cùng bạn khám phá những kiến thức mới mẻ từ lá rẻ quạt. 

1. Giới thiệu về cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng vùng miền như xạ can, lưỡi đồng,… Cây có tên khoa học là Belamcanda sinensis DC, thuộc họ Lay dơn và có xuất xứ ở miền Bắc Trung Quốc và Nhật Bản.

Loại cây này thường mọc hoang dại và phổ biến ở các vùng ven rừng, ven sông, đồi núi thấp,… Loại cây này đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được trồng phổ biến tại nhiều tỉnh như Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Cần Thơ,…

Các đặc điểm của cây rẻ quạt:

  • Cây rẻ quạt là cây thân thảo với chiều cao khoảng nửa mét
  • Lá rẻ quạt thuộc dạng lá mảnh, tán rộng, dài và đặc biệt lá mọc xen kẽ nhau tạo thành một bản lá dài phẳng, xoè giống hình rẻ quạt
  • Hoa của cây mọc thành cụm trên đầu ngọn cây, mỗi cụm có 6 mảnh hoa nhỏ màu vàng cam và xen kẽ các đốm đỏ
  • Quả có hình trứng và màu hơi đen

Cây rẻ quạt có thể thu hoạch quanh năm với các bộ phận chủ yếu là lá, thân và rễ cây làm dược liệu chữa bệnh.

Giới thiệu cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt là cây thân thảo có lá mảnh, tán rộng

2. Thành phần hóa học có trong lá rẻ quạt

Lá rẻ quạt có những công dụng chữa bệnh chính là nhờ sở hữu những thành phần hóa học có ích bao gồm glucozit, iridium, tectoridin,.. Các chất này có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh như viêm họng, đau họng, ho đờm, viêm amidan…

Ngoài ra, lá rẻ quạt còn chứa rất nhiều hợp chất khác nhau như belamcandin, tectorigenin, tectoridin, irigenin, methyl Irisolidone, iridian, iris florentin, norris florentin, muningin…

Lá rẻ quạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ
Lá rẻ quạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ

3. Tác dụng của lá rẻ quạt

Trong Y học cổ truyền, cây rẻ quạt được gọi với cái tên là xạ can. Các tài liệu ghi chép lại rằng,  lá xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, được quy vào kinh Can và kinh Phế. Công dụng của lá này là: Thanh nhiệt, thanh hỏa, tán độc, giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hoá đàm, lợi tiêu hoá,…

Nhờ đó, từ xa xưa lá rẻ quạt được sử dụng nhiều vào các bài thuốc chữa các chứng bệnh:

  • Ho, đau rát ở yết hầu, cổ họng; có đờm ứ nghẹn ở cổ họng; viêm họng, thanh quản, phế quản, amidan; nhiễm trùng đường hô hấp do khí hàn;…
  • Các biến chứng ho hen, ho có đờm, hen suyễn, kết đàm hạch,…
  • Nhuận tràng, trị khó tiêu, lợi cho tiêu hoá
  • Chữa chứng đau bụng khi có kỳ kinh nguyệt, chữa tắc sữa, đau tức ngực ở phụ nữ
  • Chữa đau răng, chữa bong gân, chữa vết thương do rắn cắn, vết thương ngoài da, chữa bệnh quai bị
Lá rẻ quạt những công dụng tuyệt vời trong chữa trị một số bệnh như ho,...
Lá rẻ quạt những công dụng tuyệt vời trong chữa trị một số bệnh như ho,…

4. Những bài thuốc trị bệnh từ cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt không chỉ là cây cảnh mà còn là cây thuốc thảo dược tham gia vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là 13 bài thuốc từ cây rẻ quạt mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã sưu tầm mà bạn đọc có thể tham khảo. 

4.1. Bài thuốc chữa viêm họng cấp và viêm amidan

Cách chữa các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp đơn giản nhất chính là ngậm cây rẻ quạt, cách làm như sau:

  • Bước 1: Dùng khoảng 15g rễ cây rẻ quạt tươi, rửa thật sạch với nước muối loãng, sau đó nhúng qua với nước sôi
  • Bước 2: Giã nát cây thuốc đã nhúng cùng với 1 thìa nhỏ muối hạt, sau đó chắt riêng phần bã và phần nước cốt
  • Bước 3: Phần nước cốt thì ngậm trong miệng, súc miệng và nuốt từ từ
  • Bước 4: Còn lại phần bã thì hơ nóng, đắp vào cổ họng, vào vị trí đau nhiều nhất

Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần vào các khoảng thời gian sáng và tối, dùng liên tục trong 1 tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Lá rẻ quạt có công dụng chữa viêm họng, viêm amidan
Lá rẻ quạt có công dụng chữa viêm họng, viêm amidan

4.2. Bài thuốc chữa viêm họng từ cây rẻ quạt 

Ở bài thuốc chữa viêm họng này, bạn có 2 cách nấu khác nhau. Cách nào cũng hết sức đơn giản và dễ thực hiện :

Cách thứ 1, bạn cần chuẩn bị 20g lá rẻ quạt đã rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ sau đó giã nát bằng chày. Sau khi đã giã nát, cho thêm 1 bát nước ấm và khuấy đều. Đợi 5 phút, hỗn hợp vừa rồi lắng thuốc thì tiến hành chắt nước cốt và uống từ từ. Bạn nên sử dụng vào mỗi buổi tối và dùng liên tục trong 5 ngày liên tiếp.

Cách thứ 2, thay vì sử dụng lá rẻ quạt tươi, bạn có thể dùng thảo dược xạ can đã được phơi khô hoặc sao vàng để đun nước thuốc. Nước thuốc đun này chỉ nên sử dụng trong ngày. 

4.3. Bài thuốc từ củ rễ cây rẻ quạt

Bài thuốc này sử dụng củ rễ cây tươi và thích hợp với người bị phồng rộp niêm mạch ở cổ họng, gặp khó khăn khi nhai nuốt. Cách thực hiện đơn giải với 2 bước sau: 

  • Bước 1: Củ rễ cây tươi được rửa thật sạch, loại bỏ hết đất cát và đem đi nướng chín trên bếp than nóng
  • Bước 2: Rễ cây được đem đi giã nát cùng với 1 thìa muối hạt và được bảo quản trong lọ thuỷ tinh

Khi dùng, người bệnh chỉ cần lấy một ít thuốc để ngậm sau đó nhả bã. Người bệnh nên sử dụng 3 lần mỗi ngày và thực hiện cho tới khi khỏi hẳn. 

Sử dụng củ rễ cây để giảm những tổn thương trong niêm mạc ở cổ họng
Sử dụng củ rễ cây để giảm những tổn thương trong niêm mạc ở cổ họng

4.4. Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng nhẹ từ rẻ quạt 

Bài thuốc này yêu cầu 4 loại thảo dược khác nhau cụ thể như sau: 9g rẻ quạt, 9g kim ngân hoa, 6g bạc hà và 6g cam thảo. Mỗi loại thảo dược này được rửa sạch và được đem sắc thành nước uống. Mỗi thang thuốc này chỉ được dùng cho 1 ngày và phải sử dụng liên tục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. 

4.5. Bài thuốc chữa viêm họng nặng

Từ xa xưa, ông cha ta đã có bài thuốc riêng dành cho người bệnh bị viêm họng rất nặng, có dấu hiệu nguy cấp. Bài thuốc này có tên là đoạt mệnh tán với những nguyên liệu sau: 12g xạ can, 12g cát cánh, 8g cam thảo kết hợp với 8g hoàng cầm. Mỗi thang thuốc được sắc thành nước chỉ uống trong ngày và uống liên tục cho tới khi dứt bệnh. 

Bài thuốc chữa viêm họng năng từ 4 loại thảo dược
Bài thuốc chữa viêm họng năng từ 4 loại thảo dược

4.6. Bài thuốc chữa viêm họng hạt

Cách làm ở bài thuốc này tương đối phức tạp, nguyên liệu chuẩn bị nhiều hơn và điều chế cũng nhiều bước hơn. Tuy nhiên, bài thuốc này lại đem lại hiệu quả rất tốt. Những nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g rễ cây rẻ quạt, 10g đại hồi, 30 hạt gấc và 100g quả na điếc.

Cách điều chế như sau:

  • Bước 1: Rễ cây xạ can phơi khô hoàn toàn hoặc sao vàng hạ thổ, hạt gấc bóc bỏ lớp vỏ nâu đen bên ngoài
  • Bước 2: Tất cả nguyên liệu trộn đều với nhau và đem tán thật nhuyễn cho đến khi thành bột mịn
  • Bước 3: Trộn thêm 1 chút đường, thêm 1 ly nước vào hỗn hợp bột trên sau đó vo thành các viên thuốc nhỏ với trọng lượng 0,4g/viên 
  • Bước 4: Hong khô các viên thuốc và bảo quản trong lọ kín để có thể dùng cho nhiều lần sau

Mỗi ngày chỉ sử dụng 4 viên thuốc và chia 2 phần. Khi dùng, người bệnh nên ngậm rồi nuốt dần dần viên thuốc và nên dùng sau bữa ăn.

4.7. Bài thuốc điều trị ho kéo dài, ho khan và ho có đờm

Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 10g mỗi loại sau: rẻ quạt, bán hạ, sinh khương, tử uyển, khoan đông hoa, đại táo và 7g ma hoàng kết hợp với 3g tế tân, 3g ngũ vị tử. Tất cả những thảo dược trên được trộn đều, đem đi sắc cùng với 3 bát nước và đun trên lửa vừa tới khi còn khoảng 1 bát thì dừng lại. Người bệnh nên chia nước thuốc thành 3 lần uống và chỉ nên sử dụng trong 1 ngày. 

4.8. Bài thuốc chữa hen suyễn ở trẻ từ rẻ quạt

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, kéo dai dẳng và rất dễ tái phát. Để chữa bệnh này, mẹ có thể áp dụng cho bé bài thuốc dưới đây.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 9g bán hạ chế; 6g rẻ quạt; 3g gừng tươi; 1,5g ngũ vị tử; 9g tử uyển; 6g khoản đông hoa; 3g ma hoàng và 1.5g tế tân
  • Cách chế biến: Các nguyên liệu trên được sách với 3 bát nước cho tới khi cô lại chỉ còn 1 bát

Mẹ nên chia nước thuốc thành 2 – 3 phần cho trẻ sử dụng và chỉ nên uống trong ngày. 

Bài thuốc chữa hen xuyễn từ xạ can
Bài thuốc chữa hen xuyễn từ xạ can

4.9. Bài thuốc chữa khó tiểu, bí tiểu, đại tiện không thông

Trong Đông y, xạ can có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu, đại tiện dễ dàng và nhuận tràng. Cách dùng bài thuốc này hết sức đơn giản với 10g dược liệu rẻ quạt khô sắc cùng với 1 lít nước. Khi sắc, nên đun với lửa vừa và tới khi còn khoảng 300ml thì chắt lấy nước để uống. Bài thuốc này đòi hỏi người dùng phải kiên trì sử dụng trong 7 – 10 ngày.

4.10. Bài thuốc trị chứng tích nước trong bụng

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, bụng tích trữ nước có thể sử dụng bài thuốc dưới sau. Bạn cần chuẩn bị 20g rẻ quạt đã được rửa sạch đất cát và ráo nước. Sau đó, dược liệu này giã nát và chắt lấy nước cốt, loại nhỏ phần bã. Dùng liên tục cho tới khi tiểu tiện như bình thường, bụng không bị trướng, căng tức.

Bài thuốc chữa phù thũng
Bài thuốc này giúp đào thải lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể

4.11. Bài thuốc cho mẹ bầu 

Từ rất lâu, các bà các mẹ đã sử dụng cây rẻ quạt để thông sữa cho phụ nữ sau sinh. Các mẹ cần chuẩn bị 10g rẻ quạt đã được phơi khô và 800ml nước. Mẹ cần đun thảo dược trong vòng 15 – 20 phút sau đó chắt lọc nước thuốc và sử dụng 2 lần/ ngày, sau bữa ăn. Phần bã thuốc thì dùng để đắp vào phần ngực. Bài thuốc này cũng rất tốt trong việc giảm các cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

4.12. Bài thuốc chữa rắn cắn

Thuốc đắp từ cây rẻ quạt dùng để chữa lành những vết thương do rắn cắn không có độc và các vết thương đã được xử lý y tế.

  • Bước 1: Một nắm lá rẻ quạt đã được rửa sạch và để ráo nước đem đi giã nát
  • Bước 2: Vệ sinh vết thương sạch sẽ rồi mới đắp thuốc và có thể dùng băng gạc mềm để cố định
  • Bước 3: Sau khi đắp vài tiếng thì tháo băng và vệ sinh vết thương với nước ấm sạch sẽ

Để vết thương mau lành bạn nên kiên trì đắp thuốc liên tục, để da non lên nhanh và tái tạo hiệu quả hơn.

5. Mua lá rẻ quạt ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Cây rẻ quạt sinh trưởng, phát triển tươi tốt quanh năm và nuôi trồng cũng rất dễ dàng. Chính vì thế, bạn có thể tìm mua lá rẻ quạt tại rất nhiều địa chỉ uy tín như các hiệu thuốc Đông y, các trung tâm dược liệu, đại lý thuốc nam,…

Vậy ở đâu bán cây rẻ quạt? Dược liệu lá rẻ quạt này được sử dụng phổ biến trong những phương thuốc của Đông y, bạn có thể mua tại các nhà thuốc Đông y, các đại lý bán dược liệu,… Giá bán của dược liệu dao động từ 350.000 – 450.000 VNĐ/kg khô.

Mua lá xạ can tại rất nhiều địa điểm như tạp hoá thực phẩm, dược liệu,...
Mua lá xạ can tại rất nhiều địa điểm như tạp hoá thực phẩm, dược liệu,…

6. Những lưu ý khi sử dụng lá rẻ quạt

Từ rất lâu trước đây, lá rẻ quạt đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc, hiệu quả và an toàn được bao thế hệ sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thảo dược này cũng cần phải lưu ý một vài điểm sau đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Các chuyên gia khuyên rằng, lá xạ đen có tính hơi độc vì vậy chỉ nên sử dụng mỗi ngày từ 5 – 7g/ lần với người lớn và  ½  liều dùng của người trưởng thành đối với trẻ nhỏ
  • Không nên lạm dụng hoặc ngậm quá lâu thảo dược này trong miệng bởi rất dễ bị bỏng rát, phồng rộp miệng và cổ họng
  • Không lạm dụng bài thuốc, không sử dụng liên tục trong thời gian quá dài, có thể gây suy nhược cơ thể
  • Những đối tượng sau không nên sử dụng thảo dược này: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang có thai hoặc đang con bú và người có cơ thể hàn, khí huyết hư, tỳ vị yếu
  • Trước khi sử dụng nên ngâm rửa lá rẻ quạt kỹ càng để loại bỏ độc tố 

Như vậy, lá rẻ quạt là dược liệu đã được ông cha ta biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, người đọc vẫn nên tìm hiểu thật kỹ loại lá này và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy truy cập Tuổi trẻ và Sắc đẹp mỗi ngày để sở hữu những kiến thức mới về cây thuốc Nam.

Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất