Lá kim ngân – Loại cây phong thủy mang đến nhiều tài lộc có tác dụng chữa bệnh

Nguyễn Mai 382

Lá kim ngân không chỉ mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy, mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh ít ai biết tới. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về thảo dược này.

1. Cây kim ngân hoa là cây gì?

Đây là loại thực vật dây leo thân quấn, dài đến 10m, thường mọc thành bụi. Kim ngân còn được gọi là nhẫn đông, kim ngân hoa, có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Cây phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc nước ta như Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang,…

Lá kim ngân mọc đối, có hình mũi mác, cuống ngắn và có lông mịn. Hoa mọc thành từng chùm gồm 2 – 4 bông, ban đầu có màu trắng, sau một thời gian chuyển sang màu vàng. Trên một cành cây sẽ có cả hoa vàng lẫn hoa trắng. Do đó, loại cây này mới có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả có hình cầu, màu đen.

Kim ngân hoa là loại thực vật dây leo thân quấn
Kim ngân hoa là loại thực vật dây leo thân quấn

2. Thành phần hóa học có trong kim ngân hoa

Loại cây này chứa nhóm hoạt chất flavonoid bao gồm luteolin, lonicerin,  luteolin-7-glucoside. Và tinh dầu, trong đó có α-pinen, hex- 3-en-1-ol, hex-1-en, geraniol, α-terpineol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran. Alcol β-phenyl ethyl, carvacrol, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran, eugenol, linalol. Cành lá kim ngân chứa axit chlorogenic, saponin. 

3. Cây kim ngân hoa có những tác dụng gì?

Trong phong thủy, đây là một loại cây cảnh mang ý nghĩa sinh tài lộc. Trong y học, nước từ kim ngân hoa làm tăng đường huyết, ức chế mạnh nhiều chủng như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn màu xanh, bạch hầu, e.coli,… Cũng như các loại nấm ngoài da, vi – rút cúm Spirochete,… Có tác dụng tốt cho mắt, làm hạ cholesterol trong máu, chuyển hóa lipid, lợi tiểu.

Theo Đông y, kim ngân giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống dị ứng. Thường được dùng để chữa mụn nhọt, mày đay, mẩn, ngứa, sốt nóng, viêm mũi, bệnh sởi, kiết lỵ, giang mai. Ngoài ra, kim ngân hoa còn trị ngoại cảm phát sốt, trừ mẩn ngứa rôm sẩy, ho và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột. Liều dùng hàng ngày để điều trị bệnh là 12 – 20g hoa, 12 – 16g dây và lá kim ngân.

Cây kim ngân hoa chữa mụn nhọt
Cây kim ngân hoa chữa mụn nhọt

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa

Với mỗi người bệnh, liều dùng và mục đích sử dụng là khác nhau. Khi bạn có ý định sử dụng kim ngân thì hãy trao đổi với bác sĩ. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân:

  • Trị tiêu chảy: Sắc 10 – 12g cành lá kim ngân, uống hàng ngày, giảm dần liều lượng khi tình trạng bệnh thuyên giảm
  • Điều trị mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: Sắc uống 6g mỗi loại: kim ngân hoa, kinh giới, ké đầu ngựa, mỗi ngày dùng một thang
  • Điều trị cảm mạo, phong nhiệt: 8g mỗi loại: kim ngân hoa, liên kiều; 5g mỗi loại: cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử; 4g mỗi loại: đạm trúc diệp, đạm đậu xí, kinh giới; dùng dưới dạng thuốc tán, mỗi lần 12g, ngày 2 lần
  • Trị cảm cúm: 4g kim ngân, 3g tía tô, 3g cam thảo đất, 3g kinh giới, 3g cúc tần, 2g mạn kinh, 3 lát gừng, sắc uống trong ngày
  • Trị mụn nhọt đỏ biến thành đen: Thái nhỏ 80g cả cành và lá kim ngân, 40g cam thảo, 160g hoàng kỳ, ngâm với 1 lít rượu, chưng 2 – 3 giờ, bỏ bã dùng dần
Bài thuốc từ cây kim ngân hoa
Bài thuốc từ cây kim ngân hoa

5. Những tác dụng phụ có thể gặp phải của cây kim ngân hoa

Chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn của loại thảo dược này. Tuy nhiên, tiếp xúc trực tiếp với lá kim ngân có thể gây ra tình trạng phát ban đối với những người bị dị ứng, mẫn cảm với thực vật. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của loài cây này. 

6. Những lưu ý khi sử dụng cây kim ngân hoa

Lá kim ngân có thành phần saponin. Tuy là một chất độc nhưng cơ thể không hấp thụ chất này, nên hầu như không gây hại. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn hãy nấu chín và đổ nước đầu tiên, sau đó nấu lại một lần nữa, sẽ giúp loại bỏ saponin ra khỏi bài thuốc. Thêm vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn:

  • Đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú
  • Đang sử dụng các thuốc khác
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của lá kim ngân
  • Dị ứng với thực phẩm, chất bảo quản, lông động vật, thuốc nhuộm,…

7. Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân hoa

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân hoa
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân hoa

Cây này có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt đều được. Thời gian trồng tốt nhất là vào mùa hè. Nên dùng đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng hoặc đất tơi xốp có trộn mùn gỗ ủ hoai mục để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cách trồng như sau:

  • Bước 1: Rải một ít sỏi vào đáy chậu cây để giúp cây thoát nước tốt hơn
  • Bước 2: Đổ đất vào 1/2 chậu rồi cho cây vào, bỏ nốt phần đất còn lại để giữ cây thẳng đứng
  • Bước 3: Tưới đẫm nước rồi đặt cây ở bóng mát, khi ra rễ thì cho cây ra phơi nắng

Không cần tưới quá nhiều nước cho lá kim ngân, một tuần chỉ cần cung cấp nước ngập gốc cây 1 – 2 lần là được. Bón phân NPK 2 tháng một lần cho cây. Nhiệt độ thích hợp là 15 – 25 độ C nếu trồng trong nhà, còn ngoài tự nhiên, kim ngân phát triển tốt ở 10 – 40 độ C. Để cây này ở nơi có ánh nắng vừa phải.

Trên đây là những điều cần biết về lá kim ngân, tác dụng, bài thuốc cũng như cách chăm sóc cây phù hợp. Loài cây này mang lại tài lộc và nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên bạn hãy sở hữu cho ngôi nhà mình một cây nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất