Cây kim ngân hợp mệnh gì? Tác dụng và cách trồng đúng cách

Nguyễn Mai 485

Không những mang lại điều tốt lành, may mắn mà cây kim ngân còn có nhiều ý nghĩa phong thủy đối với người trồng. Chính vì thế, chúng rất được ưa chuộng ở văn phòng làm việc và hộ gia đình. Để có thêm những thông tin về loại cây này, hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về cây kim ngân 

Kim ngân có tên khoa học là Parachi Aquatica và được cho là bắt nguồn từ Trung – Nam Mỹ. Ngoài tên gọi truyền thống, nó có tên gọi khác là cây thắt bím, bởi có hình dạng tương tự như bím tóc được thắt lại. Đây là loại cây chủ yếu sinh trưởng trong khu vực đầm lầy, ưa bóng râm và ánh sáng. Vì vậy, nên khi trồng trong nhà cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Kim ngân trồng trong chậu màu trắng
Kim ngân trồng trong chậu màu trắng

Khác với những loại cây khác, thân cây kim ngân có sự dẻo dai, bền chắc với chiều cao lên tới 6m. Lá quanh năm xanh tốt và xòe tán rộng như bàn tay con người. Đặc biệt, nó có hoa màu kem với những cánh hoa to, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Hơn nữa, cây này còn có quả hình đứng, đường kính cỡ nửa gang tay. Khi chín quả sẽ có màu vàng nâu với khoảng 10 – 20 hạt.

2. Tác dụng của kim ngân là gì?

Kim ngân giúp không gian trang trí được trở nên sống động, xanh tươi và thoáng đãng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn được xem là loại cây cảnh quý mang lại nhiều lợi ích cho con người. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ của cây kim ngân mà không phải ai cũng biết.

2.1. Thanh lọc không khí rất tốt 

Không khí trong nhà vẫn ẩn chứa những yếu tố gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Theo các nhà khoa học, kim ngân hoạt động như một chiếc máy lọc không khí tự nhiên. Vì vậy, cây giúp thanh lọc các tạp chất độc hại, nguy hiểm. Từ đó, mang lại nguồn không khí trong lành và đồng thời bảo vệ sức khỏe của hệ hô hấp được tốt hơn.

2.2. Giúp tản bức xạ 

Trong trường hợp nếu tiếp xúc liên tục với bức xạ sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu và thậm chí là stress. Kim ngân không chỉ là cây mang đến công dụng làm đẹp không gian mà còn giúp tản bức xạ từ các thiết bị điện tử phát ra. Do đó với những người thường xuyên làm việc với máy tính thì nên đặt loại cây này để giúp bảo vệ sức khỏe.

2.3. Làm sạch nước 

Ít ai biết rằng kim ngân có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau, như trong bể cá thủy sinh và chậu cây. Theo các chuyên gia, rễ của kim ngân khi được trồng trong bể thủy sinh sẽ giúp loại bỏ nitrat ra khỏi nguồn nước. Nhờ vậy, giúp làm sạch nước, bảo vệ cá và các động vật thủy sinh khác tốt hơn. Bởi nitrat là hợp chất có hại, khi hòa tan trong nước chúng có nồng độ cao khiến các động vật sinh sống dễ bị chết.

3. Cây kim ngân có ý nghĩa phong thủy ra sao? 

Tách theo từng từ trong tên gọi thì kim có nghĩa là tiền, còn ngân là ngân khố, kho tích trữ. Vì vậy, kim ngân gắn liền với tiền tài, của cải nhiều và được bảo hộ như cất giữ trong ngân khố. Bên cạnh đó, chúng có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau. Điều này tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, vững vàng vượt qua mọi gian khổ trước sóng gió. Ngoài ra, lá cây xum xuê mang biểu tượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa một sức sống mãnh liệt.

Cây tượng trưng cho cho tiền tài và tài lộc
Cây tượng trưng cho cho tiền tài và tài lộc

Chính vì thế mà nhiều người trồng kim ngân quan niệm cây sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bản thân. Vì vậy, cây thường được ưa chuộng đặt trên bàn làm việc để mang lại vượng khí tốt lành cho công ty. Hơn nữa, chúng thường được trồng trong chậu với số lượng 1 gốc, 3 gốc và 5 gốc với những ý nghĩa khác nhau. 

Cụ thể, chậu trồng 1 cây đại diện cho thế trụ thiên. Đây là thế vững vàng, kiên định với thân cây phải to và mập mạp. Tiếp theo chậu trồng 3 cây, tượng trưng cho thế phúc – lộc – thọ, mang ý nghĩa bền chặt, song hành giữa cuộc sống và kinh doanh. Cuối cùng, chậu trồng 5 cây là thế phúc – lộc – thọ – an – khang biểu tượng cho 5 yếu tố này luôn hòa hợp với nhau.

4. Kim ngân hợp mệnh và tuổi nào?

Lá cây xòe 5 nhánh được xem là biểu tượng của 5 yếu tố trong ngũ hành phong thủy, giúp cân bằng hòa hợp các nguồn năng lượng: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.  Chính vì lý do này mà cây kim ngân hầu như không tương khắc với các mệnh trong phong thủy. Tuy nhiên, nếu biết phối hợp màu sắc theo mệnh để cân bằng âm dương ngũ hành thì giá trị phong thủy sẽ nâng lên.

  • Thân cây màu nâu với kích thước chiếm 50% diện tích của cả cây nên phù hợp với người mệnh thổ và kim
  • Tán cây rộng và lá xanh mướt thì hợp với mệnh mộc cũng như mệnh hỏa
  • Đối với mệnh hỏa và thủy đều tương sinh với các đặc điểm của kim ngân

Tất cả các tuổi trong 12 con giáp đều phù hợp với loài cây thắt bím. Nhưng nó khắc phục tốt nhất những nhược điểm về tính cách của người tuổi tuất, thân và tý. Đây đều là những người sống chân thành, tốt bụng nhưng hay bị lợi dụng. Do đó, kim ngân sẽ mang lại sự hài hòa trong cuộc sống để họ đi đúng hướng.

Tuổi tuất: Là người thông minh, nhiệt tình nên hay giúp đỡ người khác, kim ngân giúp họ củng cố vị thế, thuận lợi trong công việc

Tuổi thân: Họ nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh trong việc liên quan tới tiền bạc, sở hữu kim ngân giúp người tuổi thân giữ gìn tài sản và tài vận vững vàng

Tuổi tý: Là người biết cách kiếm tiền, có ý thức tích góp nhưng thiếu sự quyết đoán trong đầu tư, kim ngân sẽ mang lại cho họ vận may cũng như cơ hội tốt

5. Cách trồng và chăm sóc cây thắt bím hiệu quả nhất

Cây Kim ngân là cây dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều và có khả năng sinh trưởng tốt trong chậu hoặc trồng thủy sinh đều được. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất thì chúng ta phải biết cách trồng và chăm sóc đúng cách. 

5.1. Hướng dẫn cách trồng cây kim ngân hiệu quả cho người mới

Hiện nay, loại cây này có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Trước khi thực hiện trồng cây, bạn cần chuẩn bị đất vi sinh chứa nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng đất TS2 để kích kích ra rễ nhanh, giúp cây hút nước và dinh dưỡng nhanh.

Với phương pháp giâm cành thì thời điểm tốt nhất là vào mùa hè. Tiến hành cắt cành thành đoạn dài 10 – 15cm và cho vào chậu đất đã chuẩn bị rồi ấn chặt để định vị cây thẳng đứng. Sau đó, bạn tưới đẫm nước cho cây rồi đặt ở nơi ấm áp và có nắng thì cây mới nhanh ra rễ.

Nhân giống bằng hạt ít phổ biến hơn nhưng cách này đơn giản hơn giâm cành. Đầu tiên, ngâm hạt với nước trong 24 giờ rồi vớt ra. Tiếp theo là chuẩn bị chậu, dải một lớp đất bỏng dưới cuối chậu và đặt hạt kim ngân vào, phủ đất lên khoảng 1cm. Tưới nước thường xuyên và đặt chậu ở nơi có ánh sáng cho đến khi hạt nảy mầm thành cây con. 

5.2. Cách chăm sóc kim tiền 

Để đảm bảo cây luôn được phát triển tốt nhất cũng như phòng ngừa sâu bệnh. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc kim tiền bạn cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng sau.

5.2.1. Nước

Đây là loại cây phong thủy không cần tưới quá nhiều nước. Với những cây trồng trong nhà hoặc văn phòng làm việc thì nên tưới 1 lần/tuần theo kiểu phun sương. Còn với cây ngoài tự nhiên thì 1.5 tuần mới tưới 1 lần ngập gốc.

5.2.2. Nhiệt độ

Tùy thuộc vào môi trường ngoài trời hay trong nhà mà nhiệt độ cũng có sự khác nhau. Cây ngoài trời sống tốt trong nhiệt độ từ 10 – 40 độ C. Còn với cây thắt bím trồng trong nhà thì nhiệt độ phù hợp nhất là 15 – 25 độ C. Mọi người cần chú ý thêm là kim ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Do đó, mọi người hãy đặt cây trong phòng bình bình thường để cây quen với nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa thì cây mới có thể sống tốt.

5.2.3 Phân bón

Loại phân phù hợp để kim ngân sinh trưởng nhanh đó chính là NPK. Tần suất bón phân thường 1 – 2 tháng/lần bằng cách hoà phân vào nước rồi tưới quanh gốc. Tuy nhiên, vào mùa đông thì không cần bón phân cho cây.

5.2.3. Ánh sáng

Bạn hãy để cây có lượng ánh sáng mặt trời vừa phải để cây được quang hợp tốt. Cần tránh đặt cây ở nơi quá gắt bởi điều này có thể khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến héo, úa và bị cháy lá. Mỗi tuần, chúng ta nên cho cây ra hóng nắng 1 lần vào buổi sáng với thời gian 2 tiếng.

6. Tổng hợp những kiểu dáng cây kim ngân đẹp nhất 

Kim ngân trồng trong nhà nhỏ nhắn, đẹp mắt giúp điều hòa không khí 
Kim ngân trồng trong nhà nhỏ nhắn, đẹp mắt giúp điều hòa không khí
Hình ảnh kim ngân phát triển xanh tốt và cao lớn 
Hình ảnh kim ngân phát triển xanh tốt và cao lớn
Số lượng kim ngân trong chậu sẽ mang những ý nghĩa phong thủy riêng 
Số lượng kim ngân trong chậu sẽ mang những ý nghĩa phong thủy riêng
Kim ngân đặt trên bàn làm việc với hy vọng may mắn và nhiều tiền của 
Kim ngân đặt trên bàn làm việc với hy vọng may mắn và nhiều tiền của
Kết hợp độc đáo với tiểu cảnh 
Kết hợp độc đáo với tiểu cảnh

7. Mức giá và nơi mua kim ngân uy tín, chất lượng

Tùy thuộc vào kiểu dáng, kích thước mà giá cây sẽ có sự khác nhau. Với những câu nhỏ gốc đơn thường có chi phí trong khoảng 120.000 – 350.000 đồng. Ngược lại, giá kim ngân thế tam tài, phúc – lộc – thọ hoặc ngũ hành, thích hợp đặt ở phòng khách, phòng làm việc, có kích thước lớn thì thường có giá tương đối cao. Chúng dao động trong khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Hiện nay, kim ngân được bán rộng rãi trên thị trường, từ những xe hàng rong bán cây cảnh ngoài đường đến những cửa hàng bán cây cảnh chuyên nghiệp. Thâm chí, cây này còn được bán trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada và tiki. Do đó, bạn chỉ cần lên những website là có thể đặt mua cây hết sức đơn giản.

Bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã gửi đến bạn đọc nội dung cây kim ngân. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về loại cây xinh xắn này. Bạn cũng đừng quên chia sẻ đến những người xung quanh, đặc biệt là với những người có sở thích yêu cây.

Chuyên mục: Cây phong thủyNhà Cửa - Đời Sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất