Quả sấu: Đặc điểm, tác dụng, các món ăn ngon và lưu ý sử dụng

Nguyễn Mai 196
Quả sấu là loại quả quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Những ly nước sấu giải nhiệt ngày hè được bày bán ở khắp những con phố Hà Nội tạo ra một nét rất riêng của mùa hè thủ đô. Để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách lựa chọn và bảo quản quả sấu, hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp theo dõi bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về quả sấu

Quả sấu hay còn gọi là quả sấu tía, quả long cóc,… tùy theo địa phương. Chúng có hình tròn, hơi dẹt, mọc thành từng chùm. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm, sự phân bố và mùa thu hoạch của quả sấu ở nước ta.

1.1. Đặc điểm của quả sấu

Quả sấu có phần vỏ màu xanh, rất dày, bên ngoài khá cứng. Bên trong thịt quả màu trắng, nhiều nước và bao quanh phần hạt to, cứng. Khi quả non, phần hạt còn mềm, có thể ăn cả hạt, quả có vị ngọt chua dịu nhẹ. Khi quả chín, phần hạt cứng lại, chỉ ăn được phần thịt và vỏ, vị rất chua. Chúng thường được dùng ngâm đường để làm nước giải khát hoặc tạo vị chua cho các món canh.

Quả sấu có vỏ sần sùi, màu xanh đậm và hình dáng hơi tròn, dẹp
Quả sấu có vỏ sần sùi, màu xanh đậm và hình dáng hơi tròn, dẹp

1.2. Sự phân bố

Cây sấu khá thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở miền Bắc nước ta. Thân cây mọc thẳng, phần rễ chắc chắn nên có sức chống chịu mưa bão tốt. Mặt khác, chúng có tán lá rộng, xanh quanh năm nên được chọn làm cây công trình, trồng tại ven đường, công viên, trường học,… Một số địa phương, người dân trồng sấu để thu hoạch quả, nhằm đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

1.3. Mùa thu hoạch quả sấu

Mùa sấu thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Thông thường, người ta sẽ thu hoạch quả sấu sau khi chúng ra quả khoảng 2 tháng. Lúc này sấu đạt đủ độ chín, thịt dày, quả thơm và có vị chua ngọt đặc trưng. Người Hà Nội thường gọi đây là sấu bánh tẻ. Sau khi thu hoạch, người ta thường làm sạch và cấp đông để dùng quanh năm.

2. Tìm hiểu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trong quả sấu 

Theo tài liệu nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sấu chín có chứa đến 86% là nước – cung cấp độ ẩm dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, quả còn chứa axit, protein, gluxit, xenluloza, canxi, photpho, sắt và vitamin C. Đây là những khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, được giới chuyên gia đánh giá cao. 

Bên cạnh đó, tài liệu của Đông y chỉ ra, sấu có vị chua, tính mát nên có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt trong những ngày nóng, giảm ho và tiêu đờm. Vì vậy, quả này thường được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc điều trị chứng nhiệt miệng, đau họng, giảm tình trạng ốm nghén, giải rượu,… 

3. Những công dụng của quả sấu

Quả sấu tuy nhỏ bé nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, sấu có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm cân hiệu quả và tính kháng viêm, kháng khuẩn cao,… Dưới đây là 7 công dụng của quả sấu được khoa học chứng minh.

3.1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Quả sấu chứa nhiều nước và chất xơ, khi đi vào cơ thể, sẽ có tác dụng nhuận tràng. Không những thế trong sấu chứa nhiều chất xơ còn cung cấp cho cơ thể một nguồn dưỡng chất tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Qua đó, tăng cường sức khỏe lợi khuẩn, chống lại những yếu tố gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, vị chua trong quả này cũng giúp kích thích tiêu hóa và tăng hấp thu các chất khoáng đi vào cơ thể từ những thực phẩm khác.

Sấu chứa các enzyme có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu và đầy bụng
Sấu chứa các enzyme có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu và đầy bụng

3.2. Thanh nhiệt, giải độc

Ly nước sấu giải nhiệt ngày hè là một thức uống quen thuộc với nhiều người. Do sấu có tính hàn giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Bên cạnh đó, các khoáng chất và vitamin trong quả này cũng giúp loại bỏ những độc tố tích tụ trong cơ thể. Chúng hạn chế tình trạng nóng trong, ngăn ngừa mụn nhọt, phát ban và mẩn ngứa ngoài da.

3.3. Giảm ốm nghén

Các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, trong người mệt mỏi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Lúc này, mẹ có thể bổ sung thêm sấu vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng trên. Tuy nhiên, nếu dùng nước sấu ngâm đường, mẹ nên cân nhắc liều lượng, tránh làm tăng đường huyết.

3.4. Hỗ trợ giảm cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, axit nitric trong quả sấu có khả năng làm sạch đường ruột. Khi vào cơ thể, axit nitric sẽ có tác dụng ngăn cản quá trình hấp thụ đường vào máu hiệu quả và đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ tích tụ mỡ trong phủ tạng, đặc biệt là ở gan.

Ăn sấu sẽ giúp cơ thể xuống cân an toàn 
Ăn sấu sẽ giúp cơ thể xuống cân an toàn

3.5. Tăng sức đề kháng

Trong quả sấu có chứa chất chống oxy hóa quercetin và vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Những thành phần này bảo vệ tế bào luôn được khỏe mạnh và đánh bại các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời hỗ trợ phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu chỉ ra, uống nước sấu ngâm mỗi ngày có thể rút ngắn thời gian phục hồi các vết thương ngoài da, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.

3.6. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ,… Các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày là cần thiết để hỗ trợ cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể của con người. Sắt thường có trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và trong đó có quả sấu. Vì vậy, thêm sấu trong đồ uống, các món canh chua cũng giúp bổ sung sắt, ngăn tình trạng thiếu máu cho cơ thể.

3.7. Phòng bệnh Alzheimer

Trên thực tế, các dưỡng chất trong quả sấu có khả năng chống oxy hóa cao. Không chỉ có chất béo đơn không bão hòa, sấu cũng có khả năng hỗ trợ trong việc làm chậm lại quá trình thoái hóa não bộ khi chúng được hấp thụ vào cơ thể. Từ đó, hạn chế nguy cơ suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer ở người già.

4. Bật mí món ăn đặc sắc, ngon từ quả sấu không thể bỏ qua

Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe, quả sấu còn là một loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Dưới đây là một vài món ăn ngon được làm từ quả sấu với công thức đơn giản mà bạn không thể bỏ qua. 

4.1. Nước sấu ngâm đường

Có lẽ khi nhắc đến những món ngon được chế biến từ quả sấu, hẳn ai cũng nghĩ đến món nước sấu ngâm đường đầu tiên. Thức uống dân giã được bán ở khắp các quán nước ven đường Hà Nội, mang một hương vị chua ngọt riêng có. Để ngâm sấu được thơm, giòn, ngọt chuẩn vị Hà Nội, hãy thử công thức sau.

– Bước 1: Chuẩn bị 1kg quả, 500g đường phèn, 50g gừng, 700ml nước lọc, muối.

– Bước 2: Sấu cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, dùng dao khía nhẹ lên thân quả theo đường xoắn ốc.

– Bước 3: Tiếp theo ngâm sấu trong nước sôi khoảng 5 phút để đảm rằng chúng sẽ được độ giòn. 

– Bước 4: Chuẩn bị cho phần nước sốt bằng cách đun sôi nước đường và thêm gừng vào đó, khi hỗn hợp xôi hãy tắt bếp và đợi cho đến khi nguội. 

– Bước 5: Cho sấu vào bình và đổ nước đường vào, đậy kín nắp bình.

– Bước 6: Ngâm trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được rồi.

Sấu càng ngâm lâu sẽ càng có độ giòn và ngọt. Nước sấu là sự kết hợp hài hòa giữa vị chua của sấu, vị ngọt của đường, vị cay nhẹ của gừng khiến bạn ấn tượng khó phai.

Nước sấu ngâm đường được xem là thức uống giải khát yêu thích cho mùa hè 
Nước sấu ngâm đường được xem là thức uống giải khát yêu thích cho mùa hè

4.2. Tôm xào quả sấu

Đây là một công thức tuyệt vời khi vị chua nhẹ của sấu vừa làm giảm đi vị tanh, vừa tăng thêm vị ngọt cho tôm. Đồng thời món ăn cũng cung cấp những dưỡng chất tốt cho sức khỏe bao gồm chất xơ, protein và chất béo. Vì thế, đừng ngần ngại hãy nhanh chóng thêm món ăn bổ dưỡng vào danh sách thực đơn cho gia đình của bạn.

– Bước 1: Chuẩn bị sấu, tôm sú, ớt chuông, gia vị.

– Bước 2: Sấu cạo vỏ, rửa sạch và thái lát, có thể dùng sấu non để tăng độ ngọt cho món ăn.

– Bước 3: Tôm rửa sạch rồi tiếp tục bóc vỏ tôm, loại bỏ đầu và rút bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm để chuẩn bị cho việc chế biến.

– Bước 4: Ớt chuông rửa sạch, bỏ hạt, cắt miếng vuông vừa ăn.

– Bước 5: Phi thơm tỏi rồi cho sấu vào xào chín tới, thêm ớt và đổ ra đĩa.

– Bước 6: Cho tôm vào xào đến khi vừa chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

– Bước 7: Cho toàn bộ phần rau vừa xào vào chảo và đảo đều, thêm dầu hào.

Cuối cùng là tắt bếp và bạn đã có món tôm sú xào quả sấu lạ miệng, hấp dẫn rồi. Món ăn đầy đủ màu sắc cho bữa cơm gia đình thêm ngon và dạt dào tình cảm.

4.3. Vịt om sấu

Vịt om sấu được ví như đặc sản của Hà Nội khi hè đến. Miếng thịt vịt mềm như có hương thơm ngào ngạt cùng vị mặn, ngọt, chua hài hòa khiến bạn không thể cưỡng lại. Cùng vào bếp với công thức đơn giản sau:

– Bước 1: Chuẩn bị vịt, sấu xanh, sả, gừng, hành tím, chanh, hành lá, ngổ, ngò gai, dầu ăn, gia vị.

– Bước 2: Vịt làm sạch, dùng muối và chanh chà xát khắp thân vịt và rửa nhiều lần để khử mùi hôi.

– Bước 3: Tiếp theo bạn hãy cạo vỏ sấu, rửa sạch và đặt chúng trên một tấm khăn để ráo nước cho đến khi sử dụng.

– Bước 4: Các loại rau còn lại làm sạch và cắt nhỏ.

– Bước 5: Vịt chặt miếng vừa ăn, ướp với rau và gia vị khoảng 30 phút.

– Bước 6: Để tiếp tục chế biến món ăn, bạn cần phải phi thơm hành tỏi, sả gừng trên chảo rồi thêm thịt vào xào và đảo đều để thịt chín đều. 

– Bước 7: Khi thịt săn lại, cho nước lọc vào ngập thịt và mở lửa to.

– Bước 8: Nước sôi thì cho nhỏ lửa, đậy vung và om đến khi thịt chín mềm, nước đã cạn bớt thì nêm nếm lại rồi tắt bếp.

– Bước 9: Múc thịt vịt ra bát, thêm rau thơm và thưởng thức.

Bạn có thể ăn kèm với bún và các loại rau củ quả luộc để giảm độ ngấy của món ăn do vịt ra rất nhiều mỡ khi nấu. Đây cũng là một món nhậu thích hợp cho những ngày mưa. 

Món ăn vịt om sấu có hương vị chua ngọt, thanh mát rất thích hợp dùng trong mùa hè
Món ăn vịt om sấu có hương vị chua ngọt, thanh mát rất thích hợp dùng trong mùa hè

5. Những ai không nên ăn sấu?

Quả sấu tươi, xanh có vị chua, rất giàu vitamin C. Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho sức khỏe, ăn sấu khi đói cũng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, bào mòn và dẫn đến viêm loét dạ dày. Đặc biệt, những người thường xuyên mắc bệnh đường tiêu hóa nên hạn chế ăn quả sấu tươi.

Đối với sấu ngâm đường, dù là món nước giải khát ưa thích mùa hè, bạn cũng nên tiêu thụ vừa đủ. Tránh trường hợp uống quá nhiều khiến lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,… Đặc biệt, bác sĩ khuyên những người từng có vấn đề về đường huyết không nên uống loại nước này.

Thêm vào đó, chuyên gia khuyến cáo rằng các em bé dưới 12 tháng tuổi không nên tiêu thụ sấu. Điều này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và còn khá yếu nên sẽ dễ bị kích ứng bởi axit có trong sấu. 

6. Quả sấu bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

Tùy vào từng thời điểm, năng suất mùa vụ, chất lượng quả,… mà quả sấu sẽ có mức giá khác nhau theo từng năm. Thông thường, một 1kg sấu sẽ có giá dao động từ 40.000 – 70.000 đồng. Những năm gần đây, bên cạnh việc ưa chuộng dùng sấu bánh tẻ, sấu non cũng được nhiều người săn đón. Nếu mua sấu non, mức giá sẽ cao hơn, khoảng 50.000 – 80.000 đồng/kg.

Hiện nay, sấu được bán trực tiếp ở các nhà vườn, chợ, siêu thị,… trên khắp cả nước. Việc mua trực tiếp sẽ giúp bạn chọn được những quả chất lượng dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sấu bằng hình thức trực tuyến qua các kênh bán hàng online, sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, quả sấu dễ bị dập, hỏng trong quá trình vận chuyển xa. Vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín và phương thức mua hàng hợp lý để nhận được những sản phẩm tốt nhất.

7. Bí quyết chọn quả sấu tươi ngon nhất và hướng dẫn bảo quản đơn giản

Mặc dù quả sấu đã quá quen thuộc với bữa ăn hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn quả ngon và làm sao để bảo quản quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu những mẹo chọn lọc và bảo quản sấu trong nội dung dưới đây nhé!

7.1. Cách chọn sấu ngon, chất lượng

Để chọn được quả ngon, bạn nên mua vào mùa sấu bánh tẻ, khoảng tháng 8 hàng năm. Khi sấu vừa đạt độ chín, thịt dày, giòn và thơm. Đồng thời, quả cần có những đặc điểm sau:

– Sấu tươi ngon thường có đặc điểm vỏ xanh, sần sùi, không bị thâm hay dập nát. 

– Không nên chọn những quả quá già, vỏ ngả vàng, vì hạt chúng sẽ rất to, thịt mỏng và chua.

– Những quả vỏ trơn, xanh mướt là quả còn non, chỉ nên mua để sử dụng ngay, nếu để lâu quá sẽ bị úng và thối.

– Chọn những quả còn vết nhựa trắng ở phần cuống, đây là những quả mới hái và còn tươi, ngược lại, cuống quả thâm đen hoặc héo quắt là những quả đã thu hoạch lâu, sẽ không còn độ giòn và ngon.

Chọn những trái sấu to có vỏ xanh tươi, không bị vết nứt hoặc sần sùi 
Chọn những trái sấu to có vỏ xanh tươi, không bị vết nứt hoặc sần sùi

7.2. Cách bảo quản sấu

Mùa sấu chỉ có trong 3 tháng/năm, vì vậy, cần có phương pháp bảo quản để có thể sử dụng quả quanh năm. Thông thường, mọi người sẽ để toàn bộ sấu trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, về lâu dài, quả sẽ bị khô, thịt xốp và không còn vị chua. Để quả luôn tươi, mọng nước và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng ban đầu, hãy tham khảo một số mẹo sau:

– Quả sấu cắt cuống, cạo vỏ, rửa sạch và để thật ráo nước cho đến khi phần bên ngoài dần se lại.

– Chia sấu thành nhiều phần và đặt trong túi nhỏ, buộc kín trước khi để trong ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản. 

– Không nên để sấu chung với các thực phẩm tanh vì chúng rất dễ bám mùi, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn về sau.

– Nếu có thể, hãy hút chân không để sau khi quả đông cứng lại không bị dính chặt vào nhau gây khó lấy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc chín và tách lấy phần thịt sấu, xay nhuyễn và đổ hỗn hợp vào khay đá. Sấu xay đã đông cứng có thể bảo quản tối đa lên đến 1 năm. Khi dùng chỉ cần thả một viên đá vào canh để tạo vị chua.

8. Những điều cần lưu ý trước khi ăn quả sấu cần biết

Mặc dù sấu là loại quả lành tính và mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng chúng sai cách cũng có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe. Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên lưu ý những điều sau:

– Không nên ăn sấu khi đang trong tình trạng đói bụng vì có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

– Không uống quá nhiều nước sấu ngâm đường vì có thể dẫn đến đái tháo đường, béo phì hoặc bệnh tim mạch.

– Ăn nhiều sấu có thể làm hư hại men răng do lượng axit làm mất đi lớp bảo vệ răng, khiến răng ố vàng, sâu răng.

– Không nên ăn sấu muối chua nhiều do có thành phần nitrat, có thể gây ung thư.

– Ăn nhiều sấu sẽ khiến nồng độ axit trong cơ thể tăng cao, gây tiểu đường, sỏi thận, suy thận.

Như vậy, quả sấu là loại trái cây có hương vị chua ngọt đặc trưng và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Loại quả này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, kali, magie, chất xơ và chất béo không bão hòa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thoái hóa não. 

Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất