Công dụng quả nhàu và 16 bài thuốc trị bệnh tuyệt vời

Nguyễn Mai 155
Quả nhàu là một loại quả mọc hoang trên những vùng đồi núi nước ta. Chúng được biết đến là một vị thuốc Đông Y quan trọng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, hệ thần kinh,... Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về loại quả giàu dinh dưỡng và dược chất trong bài viết dưới đây.

Quả nhàu là một loại quả mọc hoang trên những vùng đồi núi nước ta. Chúng được biết đến là một vị thuốc Đông Y quan trọng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, hệ thần kinh,… Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về loại quả giàu dinh dưỡng và dược chất trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về quả nhàu

Có lẽ nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ với cái tên “quả nhàu”. Vậy loại quả này có hình dạng, đặc điểm ra sao sẽ được chúng tôi hé lộ trong phần dưới đây. 

1.1. Đặc điểm và phân loại

Quả nhàu hay còn gọi là quả ngao, quả nhàu núi, quả giàu,… Quả có hình trứng, thân quả xù xì, nhăn nhúm và nhàu nhĩ. Khi non, quả có màu xanh nhạt và chuyển sang màu trắng hồng khi chín, dài chừng 5 – 6cm. Ruột quả có một lớp thịt mềm, bao bọc một nhân cứng ở giữa, dài khoảng 6 – 7mm. Quả có hương vị khá nồng và cay. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại nhàu là quả tươi và quả khô.

Bên ngoài quả nhàu có hình dáng xù xì và bên trong là nhân thịt trắng
Bên ngoài quả nhàu có hình dáng xù xì và bên trong là nhân thịt trắng

1.2. Nguồn gốc và phân bố

Cây nhàu là loại cây mọc hoang ở các nước Đông Nam Á và vùng Tây Ấn. Tại lãnh thổ Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở các miền, trong đó miền Bắc với các tỉnh Thái Bình, Hà Nội,… Các tỉnh miền Trung gồm Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị. Và các tỉnh miền Nam trồng cây nhàu có An Giang và Bình Dương. Những năm gần đây, cây nhàu nổi lên là thực vật mang đến đa dạng các công dụng cho sức khỏe nên được người dân khắp cả nước biết đến và yêu thích thực hiện nhân giống rộng rãi.

1.3. Mùa thu hoạch

Trong năm, thời điểm thu hoạch quả nhàu sẽ kéo dài từ tháng 3 cho tới tận tháng 5. Người dân thường thu hoạch chúng về để ăn hoặc làm thuốc. Do quả tươi khó bảo quản và vận chuyển, nên sau khi thu hoạch, người dân thường dùng phương pháp phơi hoặc sấy để cung cấp quả khô cho thị trường. Ngoài ra, các bộ phận như lá, vỏ cây, rễ cây đều chứa lượng dược chất cao. Chính vì vậy, chúng thường được thu hoạch quanh năm để phục vụ điều chế thuốc Đông Y. 

2. Những công dụng tuyệt vời của quả nhàu dành cho con người

Các nghiên cứu chỉ ra, thịt và vỏ quả nhàu chứa đa dạng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm A, B, C,… Đồng thời, quả này cũng mang lượng khoáng chất dồi dào gồm canxi, natri, kali, selen, sắt,… Đặc biệt, trong quả còn chứa dược chất như proxeronine, anthraquinone, akaloids, polysaccharide, rutin, sterol,… Chính vì vậy, khi thường xuyên thưởng thức trái nhàu sức khỏe được nâng cao hơn nhờ các công dụng sau:

– Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Bổ sung quả nhàu giúp hỗ trợ lưu thông máu diễn ra ổn định, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Cải thiện xương khớp: Uống nước ép quả nhàu giúp giảm đau do viêm xương khớp và tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

– Kiểm soát bệnh tiểu đường: Trái nhàu là một trong những vị thuốc quan trọng trong phương pháp điều trị đái tháo đường bằng Đông y.

Loại quả này mang đến đa dạng công dụng cho người dùng
Loại quả này mang đến đa dạng công dụng cho người dùng

– Cải thiện trí nhớ: Dinh dưỡng trong quả nhàu có thể kích thích tăng tuần hoàn máu lên não, cải thiện chức năng não bộ, giúp duy trì trạng thái minh mẫn.

– Đẹp da: Thành phần hóa học trong trái nhàu có tác dụng kích thích sản xuất collagen, ngăn hình thành nếp nhăn, loại bỏ mụn, nám từ sâu bên trong.

– Tăng sức đề kháng: Trái nhàu có khả năng giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả do chứa rất nhiều thành phần kháng viêm, nhờ vậy khi ăn đã giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. 

3. Các bài thuốc quý chữa bệnh từ quả nhàu

Theo Đông y, quả nhàu có vị chát, là loại dược liệu bổ thận, nhuận tràng, hỗ trợ tuần hoàn máu,… Vì vậy, quả thường được sử dụng trong các bài thuốc trị táo bón, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường miễn dịch,… Dưới đây là một số bài thuốc quý chữa bệnh từ quả nhàu.

3.1. Bài thuốc chữa huyết áp cao

Đối với người bị huyết áp cao, cần chuẩn bị 40g rễ cây nhàu, sau đó rửa sạch và sắc với 200ml nước. Đun trong lửa nhỏ khoảng 1 giờ, sau đó tắt bếp và dùng thay trà hàng ngày. Cần kiên trì thực hiện đều trong vòng 14 ngày, huyết áp sẽ giảm đi đáng kể. Khi thực hiện bài thuốc cần áp dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định sau khi đã được thăm khám kỹ lưỡng. Tránh trường hợp lạm dụng gây ra phản ứng ngược, khiến huyết áp hạ thấp nghiêm trọng.

3.2. Trị chứng nhức mỏi xương khớp

Người thường xuyên bị nhức mỏi xương khớp, đau lưng chỉ cần dùng quả nhàu non đem cắt lát, sao khô. Sau đó, ngâm 300g nhàu khô với 2 lít rượu 40 độ trong bình thủy tinh kín. Sau 2 tuần, khi rượu đã ngấm, dùng uống 2 ly nhỏ chia làm 2 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng đau nhức. 

Trái nhàu có dược tính chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
Trái nhàu có dược tính chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

3.3. Chữa mụn nhọt ngoài da

Mụn nhọt là vấn đề đau đầu với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Để điều trị, bạn chỉ cần dùng một ít lá nhàu tươi, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mụn nhọt. Các dưỡng chất trong lá nhàu sẽ kích thích mụn nhanh vỡ. Đồng thời, khả năng kháng viêm của chúng sẽ đảm bảo an toàn cho da không bị viêm loét nghiêm trọng hơn. Các vết thương cũng nhanh chóng liền da và không để lại sẹo.

3.4. Bài thuốc trị đau lưng

Thận yếu cũng có thể dẫn đến các cơn đau lưng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Trong dân gian truyền lại bài thuốc điều trị như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị rễ nhàu, ngũ trảo mỗi vị 12g và rau ngót, rễ ngà voi, tầm gửi, đậu săng, cối xay, dây gùi, ngó bần mỗi vị 8g.

– Bước 2: Lấy toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị ở bước 1 cho vào nồi, đổ thêm 500ml nước và đun trong lửa nhỏ.

– Bước 3: Khi nước còn lại khoảng 250ml thì tắt bếp, đổ vào bình giữ nhiệt.

Phần nước thu được bạn chia làm 2 phần bằng nhau và uống 2 lần 1 ngày. Nên uống khi nước còn nóng để tăng hiệu quả điều trị. Kiên trì thực hiện đến khi hết hoàn toàn cảm giác đau nhức ở lưng.

3.5. Ổn định kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề đau đầu của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt ở những người bị cao huyết áp. Để loại bỏ tình trạng này, bạn chỉ cần chuẩn bị 20g quả nhàu, 12g hương phụ tẩm giấm sao, 20g ích mẫu, 6g cam thảo. Sau đó đem rửa sạch và sắc toàn bộ nguyên liệu trên với 300ml nước. Đun thuốc trên lửa nhỏ, đến khi thấy còn ½ nước thực hiện tắt bếp và đổ hỗn hợp ra bát rồi uống 3 lần/ngày. Kiên trì thực hiện đến khi thấy kinh nguyệt đã ra đều.

3.6. Bài thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ

– Bước 1: Chuẩn bị rễ nhàu, thảo quyết minh sao thơm, vỏ bưởi, gừng tươi, rau má, thổ phục linh.

– Bước 2: Đem toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị cho vào ấm, đổ thêm nửa lít nước và sắc khoảng tầm 15 phút. 

– Bước 3: Đổ lượng thuốc thu được vào trong bình giữ nhiệt, chia thành 2 phần bằng nhau và uống sau bữa ăn hàng ngày. 

Lâu dài bạn sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn, sâu hơn. Khi chất lượng giấc ngủ được đảm bảo, các triệu chứng suy nhược thần kinh cũng giảm dần và biến mất.

3.7. Bài thuốc trị cảm sốt

Trong trường hợp cảm, sốt, tiêu chảy, bạn chỉ cần chuẩn bị 3 đến 6 lá nhàu tươi. Sau đó đem rửa sạch sắc với 500ml nước trong vòng 30 phút. Sau đó uống liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Không chỉ hết ốm, hồi phục nhanh mà còn giúp tăng sức đề kháng mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn có thể dừng uống sớm hơn nếu bệnh đã khỏi.

3.8. Bài thuốc chữa bệnh lỵ

Đối với các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lỵ, bạn cần chuẩn bị khoảng 5 quả nhàu. Sau đó đem chúng nướng chín trên than hoa, loại bỏ phần vỏ cháy và ăn trực tiếp. Bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau 1 lần thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 12g lá nhàu sắc thuốc uống. Hoặc nếu muốn tiết kiệm thời gian điều trị, người bệnh có thể thêm 10g cỏ sữa để giúp tăng công dụng của bài thuốc.

3.9. Chữa sốt cao, bồi bổ

Rễ nhàu có tác dụng chữa sốt cao, đi ngoài lỵ, bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Hiệu quả này đã được giới y học kiểm chứng, đảm bảo an toàn cao cho toàn bộ sức khỏe người sử dụng. Bạn chỉ cần dùng 10g rễ nhàu sắc với 500ml nước trong vòng 1 giờ. Sau đó, chia phần nước thuốc thu được thành 2 lần uống/ngày. Phương pháp này không chỉ giúp trị bệnh nhanh chóng mà còn có thể dùng để bồi bổ sức khỏe hàng ngày.

3.10. Chữa đau nửa đầu

Cuộc sống bộn bề công việc, áp lực lớn khiến con người dễ gặp phải các chứng đau đầu, đau nửa đầu. Vì vậy chỉ cần áp dụng bài thuốc dưới đây sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu này.

– Bước 1: Chuẩn bị 24g rễ nhàu kết hợp với 12g mỗi dược liệu gồm rau má, hạt muồng trâu, cối xay và 8g củ gấu.

– Bước 2: Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào, đổ nước ngập dược liệu và đun trong lửa nhỏ.

– Bước 3: Sau khoảng 1 giờ, khi nước đã rút còn 1 nửa thì tắt bếp

Phần thuốc thu được bạn đổ ra bình và chia làm 2 phần bằng nhau để uống 2 lần mỗi ngày. Thực hiện bài thuốc kiên trì mỗi ngày sẽ nhanh chóng làm các cơn đau biến mất tức thì, an toàn. 

Căn bệnh khó chữa đau nửa đầu được trị thành công nhờ kiên trì sử dụng trái nhàu
Căn bệnh khó chữa đau nửa đầu được trị thành công nhờ kiên trì sử dụng trái nhàu

3.11. Bài thuốc trị phong thấp

Người bị phong thấp cần chuẩn bị rễ nhàu, dây đau xương, rễ cỏ xước, thổ phục linh mỗi vị 20g và 6g cam thảo dây. Sau đó, bạn đun toàn bộ dược liệu trên trong lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn một nửa. Cuối cùng, đổ ra bình và tiến hành chia làm 3 lần uống bằng nhau tương ứng với các bữa sau ăn. Các thành phần dược chất trong chúng sẽ giúp loại bỏ chứng đau nhức do bệnh phong thấp gây ra. Đồng thời hỗ trợ điều trị và ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

3.12. Bài thuốc bổ giúp ngủ ngon

Bài thuốc này được khuyến khích sử dụng ở người già, người thường xuyên mất ngủ do áp lực công việc. Bạn cần chuẩn bị rễ nhàu khô, sinh địa, ngưu tất, hoa hòe. Sau đó lấy 500ml nước đem sắc cùng với toàn bộ nguyên liệu cho tới khi còn khoảng ⅔ nước thì tắt bếp và chia thuốc ứng với 3 lần uống/ngày.

3.13. Trị chứng đau đầu do tụ máu

Trong trường hợp mất ngủ, chóng mặt, đau đầu do tụ máu, bạn có thể dùng rễ nhàu, ngưu tất và thảo quyết minh để sắc thuốc. Cụ thể, chỉ cần đun chúng với 300ml nước trong vòng 30 phút và uống trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng tụ máu có thể để lại những nguy hiểm không hề nhẹ cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần thăm khám tại các địa chỉ uy tín và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

3.14. Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết gây ra những cơn đau nhức xương khớp âm ỉ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Để điều trị bệnh dễ dàng, bạn chỉ cần ngâm rượu nhàu theo công thức sau:

– Bước 1: Chuẩn bị rễ nhàu, vòi voi, ô môi, đỗ trọng, nghệ đen, nghệ vàng, trần bì, thiên niên kiện, quế nhục, tầm gửi, rượu trắng.

– Bước 2: Lấy tất cả các dược liệu ở bước 1 cho vào bình thủy tinh sạch rồi lấy rượu trắng 50 độ đổ cho đến khi ngập lên bề mặt.

– Bước 3: Ngâm trong vòng 7 ngày thì lọc bã rồi pha 1 lít rượu với 1 lít đường.

Khi dùng, uống 2 chén nhỏ mỗi ngày, sử dụng khoảng 3 – 5 ngày mỗi khi thay đổi thời tiết.

3.15. Bài thuốc đánh tan máu tụ do chấn thương

Các trường hợp máu tụ, bầm tím do chấn thương, bạn có thể dùng trái nhàu non sắc nước uống hàng ngày. Thực hiện kiên trì khoảng 5 ngày các vết bầm tím sẽ biến mất. Ngoài ra, bạn có thể dùng 10g rễ mía dò, 10g củ tầm sét phơi khô và sắc thuốc uống tương tự.

Ngay tại nhà có thể đánh tan máu tụ dễ dàng bằng nguyên liệu trái nhàu
Ngay tại nhà có thể đánh tan máu tụ dễ dàng bằng nguyên liệu trái nhàu

3.16. Bài thuốc chữa trầm cảm

Một số thành phần dược liệu của quả nhàu có khả năng giải tỏa căng thẳng, kích thích tinh thần lạc quan. Bạn chỉ cần uống nước ép quả nhàu tươi khi bụng đói mỗi ngày. Lâu dần, các biểu hiện trầm cảm cũng dần giảm bớt và biến mất hoàn toàn. Người thường xuyên phải làm việc trong môi trường áp lực được khuyến nghị nên sử dụng lượng nhỏ nước ép quả nhàu mỗi ngày. 

Advertisement

4. Cách chế biến quả nhàu ngâm rượu

Từ xa xưa, trái nhàu đã được ông cha ta dùng để ngâm rượu nhằm bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh xương khớp. Trong đó, có 2 phương pháp ngâm rượu trái nhàu với trái khô và trái tươi. Dưới đây là công thức ngâm rượu trái nhàu đúng chuẩn.

4.1. Công thức ngâm rượu nhàu tươi

Thông thường, quả nhàu tươi được bán khá ít, chúng chỉ xuất hiện ở những khu vực trồng nhàu. Để ngâm rượu nhàu tươi, bạn chỉ cần chuẩn bị 1kg quả, đem về rửa sạch và cắt đôi hoặc thái lát. Sau đó, ngâm quả với rượu trắng trong bình thủy tinh kín khoảng 6 tháng. Khi dưỡng chất trong quả nhàu ngấm vào rượu, màu rượu và quả sẽ chuyển sang màu nâu. Rượu càng đậm màu chứng tỏ dưỡng chất càng nhiều, hiệu quả khi sử dụng càng cao.

Rượu trái nhàu có tác dụng nâng cao sức khỏe được nhiều người  yêu thích 
Rượu trái nhàu có tác dụng nâng cao sức khỏe được nhiều người yêu thích

4.2. Công thức ngâm rượu nhàu khô

Đối với những người sống xa khu vực trồng nhàu, nên sử dụng trái khô để ngâm rượu. Theo đó, trái khô vẫn giữ nguyên được các thành phần dược chất và dễ dàng vận chuyển đi xa. Công thức thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị trái nhàu khô, rượu tinh khiết, không pha, ở nồng độ 40 độ.

– Bước 2: Cho quả nhàu khô vào bình, có thể cắt đôi các quả để rượu nhanh ngấm.

– Bước 3: Đổ rượu ngập quả và đậy kín lắp bình, ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng.

Để rượu phát huy tốt công dụng, bạn chỉ nên dùng 1 đến 2 chén nhỏ mỗi ngày. Đặc biệt, người đang hoặc đã bị bệnh dạ dày, tá tràng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

5. Cách làm quả nhàu khô

Theo phương thức dân gian, để làm quả nhàu khô, bạn chỉ cần rửa sạch nhàu. Sau đó dùng dao sắc thực hiện bổ theo chiều dọc của quả và rải chúng theo hàng lên mâm. Phơi toàn bộ nhàu ra nắng to, khi trời tối cần cất đi để tránh quả bị ngấm sương. Khoảng 3 – 4 ngày sau thì đem nhàu cho vào chảo và sao đều đến khi quả hoàn toàn khô. Cuối cùng, cất lượng nhàu khô thu được vào túi nilon hoặc đựng trong hộp kín để dùng dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sấy lạnh quả nhàu theo các phương thức bảo quản hiện đại.

Do sự quý hiếm, nhàu được chế biến thành dạng khô để sử dụng dần
Do sự quý hiếm, nhàu được chế biến thành dạng khô để sử dụng dần

6. Quả nhàu bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

Đối với trái nhàu tươi, giá 1kg nhàu chỉ khoảng 15.000 đồng. Chúng thường được bán ở các nhà vườn, chợ đầu mối tại những vùng trồng nhàu. Do khó khăn trong đảm bảo chất lượng khi vận chuyển xa, vì vậy, trên thị trường lượng trái tươi rất ít. Bạn chỉ có thể tìm thấy trái khô ở các tiệm thuốc Đông y, chợ dân sinh hoặc các kênh bán hàng trực tuyến. Đối với quả khô, mức giá sẽ giao động từ 65.000 – 80.000 đồng/kg. Khi mua, nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, hình dạng, tác dụng và những bài thuốc từ quả nhàu mà bạn quan tâm. Tuổi trẻ và Sắc đẹp tự tin là trang tin tức lớn cung cấp những kiến thức chất lượng nhất đến quý độc giả. Để giúp người thân biết tới những bài thuốc trị bệnh từ trái nhàu, mọi người đừng quên chia sẻ bài viết trên. 

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất