Củ gấu: Loại thuốc quý từ cỏ dại có tác dụng chữa bệnh ở nữ giới

Nguyễn Mai 183

Củ gấu: Loại thuốc quý từ cỏ dại có tác dụng chữa bệnh ở nữ giới

Củ gấu là loài cỏ quen thuộc và phổ biến với người Việt, đặc biệt là những người dân sống ở vùng ven biển. Tuy vậy, lại có rất ít người biết rằng chúng là một vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh, nổi bật là các bệnh ở nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại cỏ này trong bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp bạn nhé!

1. Củ gấu là củ gì?

Củ gấu hay hải hương phụ, cỏ gấu vườn, cỏ gấu, cỏ cú… là loài sống ở bãi cát ven biển, có tên thực vật là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói. Bộ phận thường dùng là phần rễ phình to ra thành củ, chúng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong Danh y biệt lục.

1.1. Đặc điểm

Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu năm có chiều cao khoảng từ 20 – 60cm, lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới của lá ôm lấy thân cây. Phần thân rễ phình to ra nên được gọi là củ, đây cũng là bộ phần thường được sử dụng nhất của cây.

Vào tháng 6 hàng năm, trên ngọn cây có khoảng 3 – 8 cụm hoa hình tán, màu xám nâu, hoa lưỡng tính, có 3 nhụy dài, nhuỵ có đầu núm chia thành hai nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh có màu xám.

Củ gấu còn được gọi là hải hương phụ, xuất hiện phổ biến ở vùng ven biển
Củ gấu còn được gọi là hải hương phụ, xuất hiện phổ biến ở vùng ven biển

1.2. Thu hái

Hiện nay, thu hoạch củ gấu mới chỉ dựa vào nguồn cây mọc hoang, tự nhiên, không ai trồng. Do đó, người ta thu hoạch có thể dựa vào việc kết hợp với việc làm cỏ ruộng, vườn để thu hoạch hay có thể tổ chức thu hái riêng.

Sau khi đào toàn cây hương phụ lên, người ta đem cây phơi cho khô rồi vun thành đống để đốt cháy hết phần lá và rễ con. Còn lại củ lấy riêng mang đi rửa sạch để loại bỏ bùn đất, sau đó phơi nắng hoặc sấy đến củ khô lại.

1.3. Chế biến

Củ có thể dùng sống mà không cần qua chế biến hay sắc thuốc hoặc đem ngâm với rượu tán bột. Theo kinh nghiệm dân gian, bột cỏ gấu có thể sử dụng luôn mà không cần chế biến gì thêm vẫn đem lại tác dụng tốt. Các lương y thường sử dụng phương pháp chế biến thất chế hoặc tứ chế hải hương phụ nhưng phổ biến hơn vẫn là phương pháp tứ chế.

1.4. Phân bố

Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi, thường xuất hiện ở đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, chúng xuất hiện nơi có đất cát xốp, củ ở đây cũng và dễ thu hoạch hơn. Trên thế giới, chúng được phân bố ở các nước châu Á như Triều Tiên, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc. Tại Việt Nam, hải hương phụ mọc phổ biến ở các vùng duyên hải nước ta như Tiền Hải (Thái Bình), Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định)…

Tại Việt Nam, hải hương phụ được phân bố rộng rãi khắp các tỉnh ven biển
Tại Việt Nam, hải hương phụ được phân bố rộng rãi khắp các tỉnh ven biển

2. Vị thuốc có trong củ gấu

Trong Y học cổ truyền, hải hương phụ có tính vị quy kinh, vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tình bình, vào 3 kinh: Túc thái âm tỳ, Thúc quyết âm can và Thủ thiếu dương Tam tiêu. Hương phụ có công dụng sơ can giải uất, lý khí điều trung, điều kinh chỉ thống. Loại dược liệu này chuyên dùng để chủ trị đau bụng, đau mạng sườn, kinh nguyệt không đều, vú trướng đau do can uất, khí trệ.

3. Thành phần hóa học của củ gấu

Thân rễ của hải hương phụ có chứa tinh dầu, trong đó có phải kể đến b-caryophylen, cyperen, cyperotundon, selinen, cyperolon, isopatchoul, patchoulenon và caryophylen oxyd. Ngoài ra, trong loại củ này còn chứa hợp chất axit phenol bao gồm axit ferulic, axit. p. coumaric, axit vanilic và axit p. hydroxybenzoic.

Bên cạnh đó, chúng còn chứa thành phần một số vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần như vitamin C, flavonoid, tanin, protein, alcaloid, chất béo, các loại đường cùng nhiều nguyên tố vi lượng.

4. Tác dụng của củ gấu đối với sức khỏe

Theo Y học hiện đại, củ gấu có một số chức năng tuyệt vời, đem lại một sức khỏe tốt cho cơ thể. Sau đây là một vài tác dụng dược lý của hải hương phụ cho bạn tham khảo.

4.1. Tốt cho hệ thần kinh trung ương trong cơ thể

Trong hệ thần kinh trung ương, các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ gấu có tác dụng làm tăng cường Pentobarbital sodium, có khả năng gây mê và giảm đau. Hàm lượng tinh dầu và các chất có trong loại củ này có khả năng làm giảm phản ứng đau và phản xạ đến từ hệ thần kinh trung ương trên cơ thể người.

Hải hương phụ có tác động mạnh mẽ, có lợi cho hệ thần kinh cơ thể người
Hải hương phụ có tác động mạnh mẽ, có lợi cho hệ thần kinh cơ thể người

4.2. Cải thiện hệ tim mạch

Kết quả từ một cuộc nghiên cứu đã chứng minh được rằng dung dịch nước của alcaloids toàn phần, flavonoids, glucosides và phenol trong hương phụ có tác dụng làm mạnh tim và làm nhịp tim chậm lại. Đồng thời, những chất này còn có khả năng làm huyết áp giảm xuống, điều hòa huyết áp về trạng thái bình thường.

4.3. Tốt cho tử cung ở nữ giới

Một cuộc nghiên cứu đã thí nghiệm cao lỏng hương phụ 5% lên cơ thể động vật cho ra kết quả có tác dụng nới lỏng cơ trơn tử cung, làm giảm sức co bóp tử cung và làm giảm trương lực cơ. Chúng có tác dụng đối với phụ nữ có tử cung bình thường và cả ở tử cung phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên theo đánh giá, tác dụng ức chế co bóp tử cung của củ gấu yếu hơn so với đương quy.

Bổ sung hải hương phụ đặc biệt có lợi cho tử cung ở nữ giới
Bổ sung hải hương phụ đặc biệt có lợi cho tử cung ở nữ giới

4.4. Điều hòa nội tiết tố nữ

Thành phần tinh dầu từ củ gấu có tác dụng như estrogen nhưng không mạnh. Nếu được tiêm hoặc dùng thuốc vào âm đạo có thể xảy ra hiện tượng tế bào thượng bì của âm đạo keratin hóa hoàn toàn, trong đó chất cyperene là có tác dụng mạnh nhất. Người ta có thể sử dụng hương phụ để làm thuốc điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố nữ rất hiệu quả.

5. 12 bài thuốc quý chữa bệnh từ củ gấu

Hương phụ là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Đặc biệt, trong dân gian có lan truyền nhau những bài thuốc quý về những tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với sức khỏe nữ giới.

5.1. Trị chứng đau bao tử và đau sườn ngực

Để tình trạng đau bao tử, đau sườn ngực mau chóng thuyên giảm và hồi phục, có thể tham khảo bài thuốc sau đây. Bạn hãy chuẩn bị 8g hương phụ, 10g ô dược, 4g sau đó đem tất cả các nguyên liệu sắc thành thuốc uống. Bạn hãy chia thành 2 lần uống trong ngày và duy trì đến khi bệnh tình tốt hơn.

5.2. Trị chứng hông, sườn trướng đau

Chứng hông sườn trướng đau nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. Do đó, bạn có thể áp dụng công thức từ bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 10g hương phụ, 10g lương khương, đem tất cả các vị thuốc sắc thành bát nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc từ hải hương phụ có tác dụng trị chứng đau vùng hông, sườn
Bài thuốc từ hải hương phụ có tác dụng trị chứng đau vùng hông, sườn

5.3. Hỗ trợ bệnh đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Bạn cần chuẩn bị trần bì, hương phụ, ngải diệp mỗi vị 20g, 2 đóa nguyệt quế. Sau đó, bạn đem tất cả nguyên liệu trên sắc lên rồi uống hết trong vòng 1 ngày, kiên trì sử dụng đến khi thấy tình trạng thuyên giảm hoặc khỏi hẳn thì ngưng. Đây là bài thuốc cao hương ngải được nhiều người tin dùng và đạt kết quả cao.

5.4. Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến rối loạn đường tiêu hóa

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ăn không ngon, đầy bụng, nôn mửa thì có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 4g sa nhân, 4g cam thảo, 6g mộc hương, 6g đậu khấu nhân, 8g hương phụ, 8g chỉ xác, 8g hoắc hương.

Cùng với bạch truật, hậu phác, trần bì, phục linh, bán hạ, sinh khương mỗi loại 12g và 5 trái đại táo. Sau đó, bạn đem tất cả các dược liệu thành thang thuốc cho vào ấm sắc rồi chia 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

5.5. Trị mộng tinh lâu năm

Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 500g hương phụ, 180g phục thần. Sau đó, đem hương phụ ngâm với nước vo gạo 1 đêm rồi vớt ra vứt bỏ phần rễ. Tiếp tục đem ngâm cùng rượu, nước muối, đồng tiện, sữa bò, nước đậu đen 1 đêm rồi lấy ra sấy khô.

Tiếp theo, bạn cho phục thần vào rồi tán tất cả các nguyên liệu thành bột mịn, trộn cùng mật ong và vo thành viên. Mỗi ngày bạn uống 10g viên thuốc với muối loãng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Củ gấu sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mộng tinh lâu năm
Củ gấu sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mộng tinh lâu năm

5.6. Hỗ trợ điều trị bệnh sa trực tràng

Bạn có thể chữa bệnh sa trực tràng đơn giản bằng cách chuẩn bị kinh giới tuệ và hương phụ với lượng bằng nhau, đem tán thành bột. Bạn có thể kết hợp uống mỗi ngày 8g và nấu 2 vị thuốc này để ngâm rửa. Chỉ cần áp dụng đúng cách nêu trên, bạn sẽ thấy bệnh đỡ hơn hẳn.

5.7. Trị rong kinh

Trong Đông y, đây là bài thuốc có tiếng và được nhiều người dùng để chữa bệnh rong kinh. Bạn cần chuẩn bị hải hương phụ, sau đó đem đi sao vàng rồi tán thành bột mịn. Lưu ý, bạn chỉ nên uống tối đa 6g cho mỗi lần dùng, kết hợp uống với nước cháo hay nước hồ nếp sẽ đem lại tác dụng tốt hơn.

5.8. Điều trị vị hàn khí thống

Bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu bao gồm hải hương phụ, lương khương mỗi vị 10g. Sau đó đem hai nguyên liệu trên đi sắc thành thuốc uống, chia nhỏ uống hết dần trong ngày. Bạn cần duy trì uống đều đặn mỗi ngày đến khi thấy tình trạng giảm dần.

5.9. Chữa chậm kinh nguyệt, đau bụng dưới

Nếu thấy hiện tượng chậm kinh hay đau bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt, bạn hãy tham khảo qua bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 5g hương phụ, bạch thược, đương quy mỗi vị 10g, 7g ô dược, 5g xuyên khung, 3g ngải diệp. Tiếp đó, bạn đem tất cả các vị kể trên sắc thành thuốc và kiên trì sử dụng đến khi thấy có kết quả.

Loại bỏ tình trạng đau bụng dưới dễ dàng với cỏ gấu
Loại bỏ tình trạng đau bụng dưới dễ dàng với cỏ gấu

5.10. Chữa ợ hơi, nôn ra nước trong

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ợ hơi, nôn ra nước trong có thể dùng thử bạn thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị 12g cao lương khương, 12g hương phụ, 3g mộc hương, 3g can khương, 3g hương phụ, 10g khương bán hạ. Lưu ý, bạn nên sử dụng tất cả các vị thuốc trên dưới dạng bột và uống đến khi khỏi hẳn.

5.11. Trị đau mắt, xung huyết đỏ

Bạn hãy chuẩn bị 12g hương phụ, cúc hoa, bạc hà mỗi vị 6g, 8g chi tử sau đó đem sắc thành thuốc uống. Bạn cần kiên trì uống đều đặn mỗi ngày với liều lượng như trên sẽ thấy tình trạng bệnh đỡ hẳn. Đây là bài thuốc trị đau mắt, mắt xung huyết đỏ rất hiệu quả, được nhiều người sử dụng trong dân gian.

5.12. Hỗ trợ điều trị đau lưng từ củ gấu

Đau lưng là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người, nhiều độ tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày gây đau nhức, khó chịu. Bạn có thể áp dụng cách làm đơn giản sau, hãy chuẩn bị bột củ gấu, ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 4g. Bạn hãy chiêu bằng nước đun sôi để nguội để uống là tốt nhất.

Advertisement

6. Món ăn được chế biến từ củ gấu

Trong dân gian, hải hương phụ không chỉ được sử dụng để điều chế thành các bài thuốc tốt cho sức khỏe mà chúng còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, ngon miệng. Dưới đây là một vài món ăn được chế biến từ hương phụ cho bạn tham khảo.

6.1. Canh bí đao củ gấu

Đầu tiên để chế biến được món ăn này, bạn cần chuẩn bị 500g bí đao cùng 12g hương phụ. Sau đó, bạn đem bí đao gọt vỏ thái lát cùng hương phụ rồi đem nấu thành canh, nêm gia vị sao cho vừa miệng. Canh bí đao hương phụ được chế biến chủ với tác dụng chữa bệnh, do đó mỗi ăn bạn chỉ nên ăn 1 lần. Duy trì chế độ ăn trong vòng 5 – 10 ngày cho trường hợp bị phù nề, thai nghén sẽ rất tốt.

Cỏ gấu rất tốt cho phụ nữ bị thai nghén
Cỏ gấu rất tốt cho phụ nữ bị thai nghén

6.2. Thịt bò hầm ngải cứu củ gấu

Để thực hiện thành công món ăn, bạn cần chuẩn bị 250g thịt bò, 12g ngải cứu, 12g diên hồ sách, 10g hương phụ. Sau đó, bạn hãy làm sạch thịt bò thái lát rồi cho 3 vị thuốc vào vải xô, thêm 20g gừng tươi đập dập vào. Nấu toàn bộ nguyên liệu trên nền lửa nhỏ đến khi chín nhừ, bỏ túi bã thuốc, nêm thêm gia vị vừa ăn.

Bạn nên sử dụng món ăn ngay trong ngày, duy trì chế độ ăn khoảng 5 – 7 ngày. Món ăn chuyên dùng để chữa trị cho các trường hợp kinh nguyệt kéo dài, rối loạn kỳ kinh, kinh ít hay đau bụng dưới.

Món thịt bò hầm củ gấu chuyên dùng để chữa trị rối loạn kinh nguyệt
Món thịt bò hầm củ gấu chuyên dùng để chữa trị rối loạn kinh nguyệt

6.3. Rượu cỏ gấu

Rượu củ gấu được nhiều người sử dụng cho các trường hợp đau tức khoang liên sườn, vùng chậu hông vô cùng hiệu quả. Để làm ra loại rượu hương phụ dùng để chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị 30g hương phụ chế, 500ml rượu trắng. Sau đó, đem ngâm hai vị thuốc này trong vòng 7 ngày, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 3 lần, mỗi lần 30ml.

6.4. Cháo hương phụ tán

Thực hiện món ăn hương phụ tán để chữa bệnh khá đơn giản, bạn chỉ cần đem hải hương phụ sao qua, sau đó tán thành bột mịn. Trong những trường hợp đi ngoài ra máu, người bị trĩ chảy máu rỉ rả hay chị em phụ nữ bị rong kinh đều có thể dùng được. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy 6g bột uống cùng với nước hồ nếp hoặc nước cháo là đã có thể khắc phục được tình trạng bệnh.

Ăn cháo củ gấu mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh trĩ
Ăn cháo củ gấu mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh trĩ

6.5. Nước hương phụ tán

Bên cạnh đó, hương phụ tán còn có một công thức khác, chuyên dùng để điều trị cho những người bị đầy hơi, chướng bụng hoặc hơi bán tắc. Bạn chỉ cần chuẩn bị 6g bột hương phụ, 3g bột hải tảo, sau đó cho vào rượu trắng để nóng trên bếp. Uống nước hương phụ tán và ăn hải tảo sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật, cơ thể trở nên khỏe mạnh, tỉnh táo hơn.

7. Củ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Rượu củ gấu từ lâu đã được dân gian sử dụng để chữa đau xương khớp, gân cốt và bệnh phụ nữ rất hiệu quả. Người ta thường ngâm rượu củ gấu bằng cách rửa sạch sau đó đem đi phơi khô rồi ngâm cùng với rượu trắng.

Trong trường hợp bị đau nhức, bầm tím ngoài da bạn sẽ dùng hỗn hợp rượu để thoa lên và xoa bóp nhẹ nhàng hoặc uống trực tiếp để trị đau xương khớp. Đồng thời, củ gấu ngâm rượu còn có tác dụng chữa bệnh ở nữ giới như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt…

8. Hình ảnh cây củ gấu

Nếu ai chưa từng nhìn thấy củ gấu ở ngoài, có lẽ bạn sẽ phải mất thời gian để phân biệt giữa củ gấu và củ gấu tàu. Tuy hai loại củ này có sự khác biệt về mặt hình dáng và giống loại, thế nhưng khi tìm kiếm về củ gấu sẽ cho ra kết quả củ gấu tàu khiến nhiều người thường bị nhầm lẫn. 

Để bạn có thể phân biệt và nhận biết đặc điểm của củ gấu, sau đây là một vài hình ảnh về củ gấu do Tuổi trẻ và Sắc đẹp sưu tầm được:

Phần rễ hải hương phụ phình to tạo thành củ
Phần rễ hải hương phụ phình to tạo thành củ
Hải hương phụ sống được khá lâu
Hải hương phụ sống được khá lâu
Cây hải hương phụ thường ra hoa vào tháng 6 hàng năm
Cây hải hương phụ thường ra hoa vào tháng 6 hàng năm
Củ gấu sau khi được chế để sử dụng làm thuốc
Củ gấu sau khi chế biến được sử dụng làm thuốc

Như vậy, củ gấu được biết đến như một loại cây cỏ dại dân dã có sức sống mãnh liệt trong tự nhiên. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây được sử dụng nhiều trong dân gian với mục đích chữa bệnh. Đặc biệt, thông qua bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Củ gấu có tác dụng gì đối với phụ nữ?

Ngoài ra, chúng tôi khuyến cáo bạn rằng để sử dụng hương phụ một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh những rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa bạn nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất