Quả bình bát là quả gì? Sự thật bất ngờ về loài quả dại gắn với tuổi thơ

Nguyễn Mai 133

Quả bình bát hẳn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ được dùng làm thực phẩm mà bình bát còn mang nhiều giá trị y học nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào. Vậy công dụng của quả bình bát là gì? Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Quả bình bát là quả gì?

Quả bình bát hay được gọi với các tên như trái nê, trái na xiêm. Chúng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Bình bát được chia làm 2 loại: bình bát thân thảo và bình bát thân gỗ.

phân biệt quả bình bát
Quả bình bát thân thảo (trái) và quả bình bát thân thảo (phải)

1.2. Bình bát thân thảo

Thời xa xưa, bình bát thân thảo (hay còn gọi là bình bát dây) thường mọc hoang ở các mảnh đồi trải khắp châu Á. Quả của loại cây này có hình bầu dục. Kích thước của chúng nhỏ hơn so với bình bát thân thảo, gần giống quả nhót. Quả non có màu xanh và dần chuyển sang màu đỏ hồng khi chín. Bên trong thịt quả của chứa nhiều hạt, ăn vào có vị ngọt thanh và hương thơm thoang thoảng.

1.3. Bình bát thân gỗ

Quả có hình tim, to như nắm tay trẻ em. Khi chín, quả chuyển sang màu vàng hoặc cam. Thịt quả màu trắng, các hạt xếp lớp xen kẽ thịt như quả na. Khi ăn có vị chua ngọt và hơi chát trong miệng. Quả có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Mùa quả của bình bát là tháng 7 và tháng 8 hàng năm.

2. Tổng quan về cây bình bát

Cây bình bát có 2 loại là bình bát dây và bình bát thân gỗ. Trong đó, 2 loại này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.

2.1. Cây bình bát dây

Loại cây này có lá hình tim, xung quanh là răng cưa nhỏ. Cuống lá dài, mọc so le nhau và những bông hoa mọc sát bên lá. Thân cây nhỏ, thường leo bám vào những vật xung quanh. Chúng là loại cây dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc. Đồng thời, khả năng đậu quả cao, cho năng suất tối đa.

cây bình bát dây
Quả bình bát khi non màu xanh và chuyển sang màu đỏ khi chín

2.2. Cây bình bát thân gỗ

Khi trưởng thành cây cao khoảng 3 – 5m. Cây có tán lá rộng, dạng lá đơn, mọc so le. Đặc biệt, lá có mùi rất hôi, tạo cảm giác khó chịu khi ngửi. Cây bình bát sinh trưởng mạnh ở vùng ngập nước. Ở nước ta, chúng được trồng phổ biến ở vùng Nam Bộ. Người dân thường tách lấy vỏ cây bện thành dây thắt võng bởi chúng rất dai và mềm dẻo.

3. Quả bình bát chứa thành phần dinh dưỡng gì?

Toàn bộ cây bình bát đều có giá trị dinh dưỡng và y học cao. Trong đó, hạt và trái bình bát được ứng dụng nhiều nhất với lượng dưỡng chất dồi dào bao gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin B2
  • Vitamin B6
  • Vitamin C
  • Magnesium
  • Potassium
  • Chất xơ

4. Những tác dụng của quả bình bát

Trong y dược học cổ truyền, trái bình bát được đánh giá cao trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, tiêu chảy, các vấn đề phụ khoa. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt cho sức khỏe.

cây bình bát thân thảo
Các bộ phận trên cây bình bát đều chứa nhiều công dụng

4.1. Chăm sóc não bộ khỏe mạnh

Dinh dưỡng có trong trái bình bát là không thể phủ nhận. Trong đó phải kể đến hàm lượng vitamin B2, B6, chất chống oxy hóa dồi dào. Thành phần này giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Hệ thần kinh hoạt động tích cực, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh động kinh, đa xơ cứng, alzheimer,..

4.2. Nâng cao sức khỏe tim

Nghiên cứu chỉ ra, các axit béo và chất xơ đóng vai trò quan trọng trong giảm cholesterol xấu. Sử dụng quả bình bát có thể hạn chế các vấn đề liên quan đến tim mạch. Các chiết xuất từ bình bát đang được nghiên cứu đưa vào thuốc điều trị bệnh về tim. Lời khuyên từ chuyên gia là nên bổ sung dưỡng chất này vào thực đơn hàng ngày.

4.3. Hỗ trợ trao đổi chất hiệu quả

Bình bát chứa thiamine – chất cần thiết tiếp thêm năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đồng thời, chất này hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Từ đó hạn chế các vấn đề liên quan đến bệnh chuyển hóa. Ăn quả bình bát giúp hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu diễn ra hiệu quả.

ruột quả bình bát
Quả bình bát hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả

4.4. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Khi đi vào cơ thể, chất xơ trong trái bình bát làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru. Điều này cải thiện đáng kể sức khỏe của hệ tiêu hóa, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón, viêm loét dạ dày,…

5. Các bài thuốc quý sử dụng quả bình bát

Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng quả bình bát được lưu truyền trong dân gian như sau:

5.1. Bình bát chữa bướu cổ

Cách sử dụng quả bình bát chữa bướu cổ được ông cha ta truyền tay nhau từ hàng trăm năm trước. Phương pháp này vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng quả bình bát tươi, nướng hơi cháy phần vỏ ngoài
  • Bước 2: Để trái bình bát nướng hạ nhiệt vừa đủ ấm, dùng lăm lên bướu đến khi trái bình bát nguội
  • Bước 3: Tiếp tục thực hiện tương tự với trái thứ 2 và thứ 3

Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần tầm 30 phút đến khi u bướu tan hoàn toàn.

5.2. Chữa bệnh đường ruột

Quả bình bát được dùng trong chữa tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán đem lại hiệu quả nhanh chóng. Phương pháp thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Bình bát chọn trái xanh, vỏ nhẵn mịn
  • Bước 2: Cắt lát sau đó phơi hoặc sấy khô
  • Bước 3: Dùng 8 – 12g sắc thuốc uống mỗi ngày

Uống nước bình bát theo bài thuốc trên mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.

thuốc đông y
Quả bình bát được sử dụng nhiều trong điều chế thuốc đông y

5.3. Bình bát giảm đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là nỗi ám ảnh của người già mỗi khi thay đổi thời tiết. Để giảm bớt những triệu chứng này, ông bà ta đã tìm ra cách sử dụng quả bình bát đơn giản như sau:

  • Bước 1: Quả bình bát chọn quả xanh, đập dập, hơ qua lửa nóng đến khi có mùi thơm
  • Bước 2: Bọc quả vào một chiếc khăn mỏng rồi lăn chườm vào vị trí đau

Bạn có thể đợi khi quả nguội bớt thì đặt chúng lên các khớp và nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt, dễ dàng cảm nhận.

5.4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trong y học cổ truyền, trái bình bát sắc nước uống có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Bài thuốc này phổ biến tại các vùng nông thôn Trung Quốc hiện nay. Theo đó, công thức nấu thuốc và sử dụng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị quả bình bát tươi, còn xanh, sờ vào quả cảm nhận độ cứng
  • Bước 2: Phơi khô trái bình bát trong 2 – 3 ngày, chỉ phơi khi trời nắng, tránh để qua đêm khiến sương ngấm vào quả
  • Bước 3: Thái lát mỏng và sử dụng 5g đun với nước uống trong ngày

Duy trì đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết và giảm tình trạng bệnh đái tháo đường.

5.5. Chữa mề đay, mẩn ngứa

Hạt bình bát có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn nhờ đó có thể chữa mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở vô cùng hiệu quả. Áp dụng công thức sau để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh về da nhé!

  • Bước 1: Lấy hạt bình bát rửa sạch đốt lấy tro
  • Bước 2: Trộn phần tro với dầu dừa sau đó bôi vào các vết ngứa ngoài da

Đây được xem như thuốc bôi da tự nhiên, an toàn, lành tính. Ngoài ra, bạn có thể giã nát hạt, đun với nước đến khi thu được dung dịch sánh mịn. Sử dụng chúng để gội đầu để tiêu diệt chấy rận.

6. Các món ăn sử dụng quả bình bát

Quả bình bát được sử dụng làm nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo những công thức nấu ăn với loại quả này dưới đây nhé!

6.1. Quả bình bát dây hầm

Tại các nước Đông Phi, người dân thường sử dụng trái bình bát dây chín đỏ đem hầm với cà chua, hành tây để ăn với cơm. Đây có lẽ là món ăn lạ đối với rất nhiều người Việt Nam. Về cơ bản, nó có vị chua chua, ngọt ngọt. Trong đó, quả bình bát tạo độ ngọt thanh. Hành tây và cà chua cùng các gia vị sẽ làm đậm vị món ăn. 

6.2. Bình bát muối chua

Các món ăn muối chua rất phổ biến tại Việt Nam, trong đó có món bình bát muối chua dân gian lạ miệng. Bạn chỉ cần chuẩn bị những trái bình bát chín, rửa sạch và ngâm với muối. Đựng vào lọ kín và nén chặt, không để không khí lọt vào. Sau khi ngâm khoảng 15 ngày, khi trái bình bát ngả màu là ăn được. 

bình bát dầm
Bình bát dầm đường giải nhiệt ngày hè

6.3. Bình bát dầm đường

Đây là món ăn giúp thanh lọc và giải nhiệt trong mùa hè. Để thực hiện món này, bạn chỉ cần chuẩn bị những trái bình bát dây chín, rửa sạch, gọt vỏ và lấy phần thịt. Sau đó thêm đường cát, sữa đặc và trộn đều để đường tan và quyện vào những miếng bình bát vàng tươi. Cuối cùng, hãy thêm đá và thưởng thức nhé!

6.4. Bình bát dầm sữa

Tương tự như dầm đường, bình bát dầm sữa cũng được thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị trái bình bát to, chín đều cùng sữa đặc. Lấy phần thịt bình bát cho vào cốc và dầm mịn, sau đó trộn sữa đặc vào rồi đảo đều. Bạn có thể thêm đá bào để thưởng thức ngay lập tức hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh trên 30 phút để gia tăng vị ngon của món này.

6.5. Kem bình bát mát lạnh

Kem bình bát được xem là đặc sản ngày hè chỉ có tại Việt Nam. Hãy lựa chọn những trái bình bát to, vỏ màu vàng đều và chín mềm. Sau đó lọc bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt rồi xay nhuyễn. Đun một lượng siro đường vừa đủ rồi đổ vào máy xay tiếp tục xay với bình bát. Bước này nhằm giúp bình bát và đường được trộn đều, hòa quyện với nhau. Đổ hỗn hợp này vào khuôn kem và để trong tủ đông khoảng 2 – 4 giờ trước khi thưởng thức.

7. Quả bình bát bao nhiêu tiền 1kg?

Giá của bình bát khá rẻ, tùy thuộc vào thời vụ, nơi bán, số lượng,… sẽ có mức giá khác nhau. Theo đó, nếu bạn mua bình bát tại vườn, giá chỉ khoảng 10 – 20 nghìn đồng/kg. Con số này sẽ gấp đôi trong siêu thị. Cụ thể, tại các siêu thị giá quả bình bát dao động khoảng 30 – 50 nghìn đồng/kg.

quả bình bát xanh
Quả bình bát chứa nhiều dinh dưỡng nhưng mức giá khá rẻ

8. Mua quả bình bát ở đâu?

Hiện nay, quả bình bát được bày bán ở khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua bình bát ở các chợ, siêu thị, cửa hàng trái cây,.. Ngoài ra, loại quả này còn được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng online như facebook, zalo, website,…

Tuy nhiên, nếu bạn mua bình bát tại các kênh online, cần lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín. Quả bình bát tươi không bảo quản được lâu, vì vậy nếu bạn ở quá xa, hãy lưu ý khi đặt hàng online để tránh quả bị hỏng trên đường vận chuyển nhé!

9. Cách lựa chọn trái bình bát ngon và chất lượng

Một số mẹo để lựa chọn quả bình bát ngon và chất lượng như sau:

  • Nên chọn trái bình bát chín vàng đều, da căng mọng, những quả này sẽ có phần thịt dày và ngọt hơn
  • Không nên chọn quả quá chín, sờ vào phần thịt bị mềm vì chúng rất dễ hỏng tử bên trong
  • Chọn những trái lành, không vết xước để tránh quả bị vi khuẩn xâm nhập gây hư hỏng quả
  • Nên chọn bình bát vào mùa quả khoảng tháng 7 tháng 8 để lựa chọn những quả ngon nhất

Quả bình bát vốn là thức quà tuổi thơ quen thuộc của nhiều người dân vùng ven biển. Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời trong y học và hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Bình bát cũng chứa nhiều độc tố ở nhựa quả hoặc quả xanh. Vì vậy, nếu sử dụng bình bát để điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện. Hy vọng những thông tin Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp hữu ích đối với bạn, cảm ơn bạn đã đọc.

Chuyên mục: Trái Cây

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất