Lá ngải cứu: Đặc điểm, tác dụng và những bài thuốc chữa bệnh

Nguyễn Mai 130

Lá ngải cứu không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn là một vị thuốc Nam vừa có công dụng chữa bệnh, vừa giúp chị em phụ nữ làm đẹp da. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại thảo dược này để giúp bạn đọc nắm rõ hơn.

1. Giới thiệu về cây ngải cứu

Đây là một loại cây cỏ sống lâu năm, có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây ngải cứu có nguồn gốc từ châu Âu. Tuy nhiên, do đặc tính rất dễ sống và phát triển trên nhiều vùng khí hậu khác nhau nên hiện nay, cây còn phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Tại nước ta, ngải cứu mọc dại ở hầu khắp cả nước để ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Cây có chiều cao từ 0.4 đến 1m, thân màu trắng bạc. Lá ngải cứu chứa tinh dầu, mọc so le, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có lông nhung màu trắng. Lá khô được gọi là ngải điệp. Hoa dạng búp có màu vàng nhạt hoặc trắng sáng. Tất cả bộ phận của cây ngải cứu đều được dùng làm thuốc trong Đông y.

Giới thiệu về cây ngải cứu
Giới thiệu chung về cây ngải cứu

2. Thành phần hóa học có trong lá ngải cứu

Trong cây này có chứa hàm lượng tinh dầu từ 0,2 – 0,34%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là monoterpen, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol, dehydromatricaria ester và sesquiterpene,… Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa một hợp chất hóa học nổi tiếng là Thujone, gồm 2 dạng là alpha thujone và beta-thujone. Trong đó, alpha thujone có nhiều độc tính hơn và cũng là thành phần chính của loại cây này.

Cây ngải cứu có những thành phần dinh dưỡng gì?
Lá ngải cứu có thành phẫn hoá học như thế nào?

3. Lá ngải cứu có những tác dụng gì?

Ngoài việc xuất hiện phổ biến trong nhiều món ăn và công thức làm đẹp. Lá ngải cứu còn được biết đến là một vị thuốc Đông y có vị đắng, tính ôn với nhiều tác dụng như giảm đau, cầm máu, an thai, an thần, khứ hàn,… Theo y học hiện đại, một số hoạt chất có trong lá này giúp thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, cải thiện trao đổi chất, nuôi dưỡng da tốt hơn. Ngoài ra có thể kể đến các tác dụng tuyệt vời của ngải cứu:

  • Kích thích lên da non, làm liền nhanh các vết thương
  • Chất tanin chứa trong ngải cứu giúp ngăn ngừa mụn nước nhỏ, chữa một số bệnh về da khác
  • Phân giải mỡ thừa, loại bỏ cặn bã trên da, làm sạch da, giữ độ ẩm cho da
  • Điều trị kinh nguyệt không đều, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón
Lá ngải cứu có những tác dụng gì?
Lá ngải cứu có tanin chữa các bệnh về da

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá ngải cứu

Có rất nhiều bài thuốc từ thảo dược này để chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị những bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Dưới đây là một số bài thuốc từ ngải cứu:

  • Dưỡng da, chữa ngứa, mụn nước: Nấu 5g lá khô với 200ml nước, lọc bỏ bã và lấy nước cốt, dùng khăn thấm nước rồi thoa lên vùng da tổn thương
  • Trị mụn cơm, mụn cóc: Giã nhỏ ngải cứu rồi đắp lên vùng da bị mụn hàng ngày, thực hiện liên tục 3 – 10 ngày
  • Chữa ghẻ lở, rôm sảy: Giã nát rau ngải cứu, vắt lấy nước cốt rồi hòa chung với nước tắm hàng ngày, thực hiện cho đến khi khỏi
  • Trị bong gân: Giã dập lá tươi sau đó băng vào vị trí bị thương, thực hiện mỗi lần một ngày
  • Trị cảm cúm: Dùng ngải cứu, vỏ bưởi, lá khuynh diệp đun cùng 2 lít nước rồi xông trong vòng 15 phút, thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày

5. Câu hỏi thường gặp về lá ngải cứu

Theo những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bên trên, chắc hẳn, các bạn đã nắm được phần nào các điều cần biết về loại thảo dược này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lá ngải cứu để bạn hiểu rõ hơn. 

5.1. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Có rất nhiều người băn khoăn về vấn đề này khi có ý định áp dụng công thức nước ngải cứu tươi. Bạn có thể dùng nước này thay cho trà hàng ngày để chữa các bệnh sau:

  • Giải cảm, trị ho, đau đầu
  • Giúp da sáng mịn hồng hào, trị mụn hiệu quả
  • Tăng cường máu lên não, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn
  • Giảm mỡ bụng, điều hòa kinh nguyệt
Nước lá ngải cứu tươi
Sử dụng nước cải cứu cải thiện đau nhức xương khớp

5.2. Cách nấu nước ngải cứu tươi như thế nào?

Cách điều chế bài thuốc từ lá ngải cứu tươi rất đơn giản. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá, loại bỏ tạp chất rồi cho vào ấm, sau đó cho thêm khoảng 500ml nước. Sắc thuốc trong khoảng 20 phút rồi gạn bỏ phần cái, lọc lấy nước cốt. Chia nước làm 3 phần rồi uống hết trong ngày, không để qua đêm.

5.3. Đắp lá ngải cứu có tốt không?

Ngoài công dụng làm nguyên liệu nấu ăn, giúp đẹp da, chữa các bệnh lý thường ngày bằng hình thức uống thì đắp lá ngải cứu cũng rất tốt. Việc này giúp điều trị đau lưng, đau mỏi vai gáy vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn ngải cứu với muối hột rồi đem rang liu riu trên lửa nhỏ, đến khi hỗn hợp nóng thì đổ vào túi vải mỏn, sau đó đắp lên vị trí đau trước khi đi ngủ.

Advertisement

6. Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu

Mặc dù đây là loại rau có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng mọi người không nên lạm dụng ngải cứu. Việc ăn quá nhiều hoặc thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như chân tay run, co giật, buồn nôn, tổn thương tế bào não,… Một số trường hợp sau đây không nên sử dụng loại lá này:

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng vì có thể sảy thai
  • Người mắc bệnh động kinh, tim, thận
  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của ngải cứu

Ngoài ra, bạn không nên dùng bất kỳ sản phẩm nào chứa thảo dược này vượt quá 4 tuần. Liều lượng sử dụng an toàn là 1 – 2 lần mỗi tuần, chỉ uống 3 – 5g khô và uống từng đợt, đến khi khỏi bệnh thì ngừng.

Lá ngải cứu là một loại rau, vị thuốc có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hy vọng bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất