12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá khúc mà bạn không nên bỏ qua

Nguyễn Mai 314

Nhắc đến xôi thì chúng ta không thể bỏ qua món xôi khúc thơm ngon. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết đến nguyên liệu chủ yếu tạo nên món xôi này là lá khúc. Mời bạn đọc theo dõi bài viết này để nắm rõ về loại thảo mộc dân giã.

1. Rau khúc là loại rau gì?

Đây là một loài thực vật thân len, có tên khoa học là Gnaphalium uliginosum, thuộc họ Cúc (Asteraceae) và chi Gnaphalium L. Trong họ này, cũng bao gồm cả cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, cúc tần và nhiều loài cây khác. Mặc dù, còn có nhiều tên khác như thử nhĩ, thanh minh thảo, hoàng hoa bạch ngả, phật nhĩ thảo. Tuy nhiên, người dân vẫn thường gọi loài thảo mộc này với cái tên phổ biến nhất là rau khúc. 

Rau khúc là loại thảo mộc quen thuộc trong đời sống
Rau khúc là loại thảo mộc quen thuộc trong đời sống

2. Tổng quan về cây rau khúc

Đây là loài thực vật thân cỏ, thường mọc chủ yếu ở những nước Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Giang,… Cây này thường mọc dại ở các bãi đất trống, ruộng ngô, bãi cát hoặc bờ ruộng. Gồm có 2 loại là rau khúc nếp và rau khúc tẻ.

Tổng quan về cây rau khúc
Tổng quan về cây rau khúc

Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 20 – 30cm, thân mọc thẳng đứng thành cụm, có lông phủ trắng như len. Lá khúc mọc so le, có hình bầu dục, hai mặt đều có lông dày, gốc thuôn, đầu tù có mũi nhọn, chiều dài khoảng 4 – 6cm, chiều rộng khoảng 0.5 – 0.8cm.  Cụm hoa mọc ở ngọn và thân, có màu vàng nhạt. Quả bé, hình trứng, có nhiều hạch nhỏ rải rác. 

3. Những công dụng của rau khúc với sức khỏe

Đây là loài cây mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Ngoài việc dùng để làm thực phẩm chế biến món ăn thì lá khúc còn có những công dụng dưới đây:

  • Tất cả bộ phận của cây có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, diaphora và làm se da
  • Lá khúc chống trầm cảm và kích thích tình dục
  • Giúp tiêu đờm, điều trị bệnh hen suyễn, khí hư ra nhiều ở nữ giới
  • Cây rau khúc tốt cho bệnh trĩ, táo bón dưới dạng thuốc xổ điều trị
  • Hoa khô được dùng làm gối thảo mộc
  • Sử dụng để điều trị bệnh huyết áp cao, viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm thanh quản
Công dụng của rau khúc đối với sức khỏe
Công dụng của rau khúc đối với sức khỏe

4. 12 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Theo nghiên cứu, cây này có chứa nhiều hợp chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Toàn cây chứa tinh dầu nên dùng tươi là tốt nhất. Tuy nhiên, để làm thuốc thì có thể thu hái lá hoặc cả cây đem phơi khô và dùng dần. Sau đây là 12 bài thuốc chữa bệnh từ lá khúc:

  • Bài 1: Dùng 40g lá tươi, 9g tía tô, 9g kinh giới, sắc tất cả dược liệu cùng nước rồi uống trong ngày, điều trị cảm lạnh, sốt, ho
  • Bài 2: 30g lá khúc khô, 6g ma hoàng, 9g mỗi loại: khoản đông hoa, hạnh nhân, bạch tiền, đem sắc uống, giúp trị viêm họng, hen suyễn
  • Bài 3: 30g lá khô, 15g đường phèn, sắc thuốc uống trong ngày; giúp giảm ho, tiêu đờm
  • Bài 4: 120g toàn bộ cây tươi, đem sắc nước uống trong ngày; công dụng giảm đau nhức phong thấp, ngã tổn thương
  • Bài 5: Sắc 60g lá khô, lấy nước thuốc đặc rồi chia làm 3 phần, uống trong ngày, sử dụng 10 ngày một liệu trình; giúp chữa viêm phế quản mãn tính
  • Bài 6: 12g lá khúc khô, 9g tang ký sinh, 9g câu đằng, sắc uống hàng ngày; giúp hạ huyết áp
  • Bài 7: 60g rau khúc khô, 30g phượng vĩ thảo, 15g nhân trần, 30g xa tiền thảo, sắc nước uống thay trà; công dụng chữa ngộ độc đậu tằm
  • Bài 8: Rửa sạch lá và cành non, giã nát rồi đắp vào chỗ sưng đau, dùng băng cố định lại; giúp giảm đau nhức do thống phong
  • Bài 9: Chuẩn bị 15g mỗi loại: rau khúc, đăng tâm thảo, phượng vĩ thảo, 8g cỏ xước, sắc nước uống hàng ngày; chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ; không sử dụng khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt 
  • Bài 10: Giã nát lá khúc tươi trộn với cơm nguội và xí muội, đắp lên da; trị mụn nhọt sưng đỏ
  • Bài 11: 60g toàn cây khô, 1 cái màng mề gà, sắc uống trong ngày; chữa đau bụng tiêu chảy, đầy bụng
  • Bài 12: Giã lá rau khúc tươi đắp vào vùng da bị tổn thương; công dụng chữa vết thương sưng tấy, không liền miệng
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

5. Hướng dẫn làm bánh khúc tại nhà đơn giản

Bánh khúc là một món ăn vô cùng thơm ngon, mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn làm món bánh này rất đơn giản, mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

Nguyên liệu: 1kg gạo tẻ, 150g thịt ba chỉ, 50g lá khúc, lá chuối để gói, gia vị, hành tím băm

Cách làm bánh khúc đơn giản tại nhà
Cách làm bánh khúc đơn giản tại nhà

Cách làm

  • Ngâm gạo qua đêm rồi đem xay nhuyễn, chắt nước và lọc bột gạo
  • Luộc chín lá khúc rồi xay nhuyễn, lọc qua rây để lấy nước
  • Thái thịt và ướp với gia vị
  • Phi thơm hành tím, đổ thịt vào xào chín, nêm gia vị vừa miệng
  • Cho lá khúc vào bột gạo, thêm một thìa muối, trộn đều hỗn hợp cho dẻo
  • Hơ nóng lá chuối cho mềm rồi phết qua một lớp dầu ăn mỏng
  • Cho một lớp bột lên lá chuối, để thịt lên, múc thêm một lớp bột để bên trên cùng rồi gói kín bánh
  • Xếp bánh vào nồi và đổ ngập nước, luộc trong vòng 1 tiếng cho bánh chín mềm là hoàn tất

6. Cách trồng và chăm sóc rau khúc tại nhà

Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì những bãi đất hoang cũng dần thu hẹp. Chính vì vậy, nhiều người đã tự trồng rau khúc tại nhà. Loại cây này có khả năng sinh trưởng tốt nên bạn không cần phải chăm sóc nhiều. Thời điểm thích hợp để gieo trồng là cuối đông, đầu xuân.

Advertisement

Cách trồng và chăm sóc rau khúc tại nhà
Cách trồng và chăm sóc rau khúc tại nhà

Chọn đất màu đã cày bừa và lên luống để cây có thể phát triển tốt nhất, nên trồng rau khúc nếp. Bạn không phải chăm sóc nhiều, khi đất khô thì hãy tưới nước cho đủ độ ẩm là được. Nên pha loãng đạm với nước rồi tưới cho cây một tuần một lần để đảm bảo dinh dưỡng. Sau khoảng một tháng là có thể thu hoạch được lá khúc.

7. Những lưu ý khi sử dụng rau khúc

Loại cây này có thể gây ra dị ứng ở một số người bị dị ứng với thực vật họ Cúc như cúc vạn thọ, hoa cúc, cúc tần,… Liều lượng sử dụng rau khúc phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và một số tình trạng khác của người dùng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo dược này nếu bạn:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc tây hay thảo dược nào
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của rau khúc
  • Mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào

Lá khúc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng để đảm bảo an toàn thì hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm rõ về loại thảo dược này.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc namSức Khỏe

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất