Khám phá lợi ích và những món ăn ngon từ hạt mít

Nguyễn Mai 203

Hạt mít là một loại hạt dân dã, phổ biến trong đời sống người dân Việt. Ít ai biết rằng, loại hạt này chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ loại hạt này nhé!

1. Hạt mít là gì?

Mít là loại cây ăn trái, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á và Brazil. Nó trở nên phổ biến nhờ hương vị thơm ngon, hấp dẫn cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi ăn mít, không chỉ phần thịt mà bạn còn ăn được phần hạt của nó. Trong một quả mít thường chứa từ 100 – 500 hạt. Loại hạt này ăn vào bùi béo, bổ dưỡng, tuy nhiên, thường bị mọi người bỏ đi.

Hạt của quả mít chứa nhiều dinh dưỡng
Hạt của quả mít chứa nhiều dinh dưỡng

2. Hạt mít có ăn được không?

Hạt mít thường bị mọi người loại bỏ. Tuy nhiên, đây là loại hạt ăn được. So với các loại hạt khác, hạt mít chứa nhiều dinh dưỡng như tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất. Trong 28g hạt chứa:

  • Calo: 53 calo.
  • Carbs: 11g.
  • Protein: 2g.
  • Chất béo: 0g.
  • Chất xơ: 0,5g.

3. Những lợi ích khi ăn hạt mít

Sau khi ăn mít, hạt thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, loại hạt này có rất nhiều lợi ích như:

3.1. Chống thiếu máu

Trong loại hạt này chứa hàm lượng sắt cao, giúp điều trị thiếu máu, ngăn ngừa một số nguy cơ về rối loạn máu. Đồng thời, ăn hạt này còn chống suy nhược, cải thiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, rất tốt cho những người thiếu máu. 

3.2. Tăng cường miễn dịch

Hạt mít có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng kẽm trong hạt cao, giúp thúc đẩy chức năng hệ miễn dịch, cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra, ăn hạt này còn có thể kháng khuẩn, ngăn cho vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể. 

3.3. Tăng cường sức khỏe của xương khớp

Trong loại hạt này có chứa hàm lượng canxi cao, thúc đẩy phát triển xương khỏe mạnh. Đồng thời, hàm lượng kali trong hạt cũng góp phần xây dựng, tăng cường xương, ngăn ngừa rủi ro liên quan tới huyết áp và rối loạn thận.

Hạt của quả mít tốt cho xương khớp
Hạt của quả mít tốt cho xương khớp

3.4. Tốt cho tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt mít có khả năng giảm cholesterol LDL xấu, tăng cholesterol LDL tốt, nhờ vậy, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, đột quỵ. Do đó, hạt này được khuyên sử dụng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tim mạch.

3.5. Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong hạt có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp điều trị táo bón cùng một số vấn đề liên quan tới tiêu hóa khác (đầy bụng, khó tiêu,…). Nên sử dụng loại hạt này thường xuyên để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa của bạn.

4. Các món ăn được làm từ hạt mít

4.1. Hạt mít luộc

Để chế biến món ăn này cần chuẩn bị hạt mít, muối. Sau đó, thực hiện như sau:

  • Hạt mít rửa sơ với nước sạch, ngâm nước muối trong khoảng 3 – 5 phút để hết nhớt, tiếp tục rửa lại, xả nước vài lần cho sạch và để ráo nước
  • Bắc nồi lên bếp, đổ nước ngập 1/3 nồi, cho thêm một ít muối, đun sôi với lửa vừa
  • Nước nóng lên, bạn đổ hạt mít vào, luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho mít chín mềm, tắt bếp, vớt ra và thưởng thức

4.2. Hạt mít rang 

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hạt mít, muối và dầu ăn. Sau đó tiến hành chế biến như sau:

  • Đem hạt mít đi rửa sạch, để ráo nước
  • Bắc nồi lên bếp, thêm 2 cốc nước cùng 1 thìa cafe muối vào, đun sôi, nước vừa sôi thì cho hạt vào, đun trong 10 phút ở lửa vừa, rồi vớt ra để khô ráo
  • Đặt chảo lên bếp, chảo nóng thì cho mít luộc vào rang lửa vừa, dùng đũa đảo liên tục để mít chín đều, không bị cháy, sau 10 phút, kiểm tra mít chín mềm thì tắt bếp, bày ra đĩa thưởng thức
Hạt quả mít đem rang lên rất hấp dẫn
Hạt quả mít đem rang lên rất hấp dẫn

4.3. Sữa hạt mít

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hạt mít, sữa tươi, sữa đặc. Sau đó, tiến hành chế biến như sau:

  • Đem hạt đi rửa sạch với muối, sau đó luộc cho chín mềm
  • Đợi hạt nguội, đem bóc vỏ, rồi cho phần hạt đã bóc vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi và sữa đặc đổ vào, xay nhuyễn
  • Cho đá viên vào, bật máy xay lần 2, đến khi hỗn hợp này trở thành một khối đặc
  • Dùng rây lược bỏ phần cái, cho sữa chảy xuống là được

4.4. Đậu hũ kho hạt mít

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu đậu hũ, hạt mít, cà rốt, nước tương, đường, tiêu, củ hành, hành lá. Sau đó, tiến hành chế biến như sau:

  • Đem rửa hạt mít với nước muối, rồi luộc cho chín mềm, bóc vỏ hạt, cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt bông hoa rồi luộc chín
  • Thêm ít dầu vào chảo, phi thơm hành khô đã băm nhỏ,rồi xào hạt mít, cà rốt với một ít gia vị
  • Cho đậu phụ vào, đun một lúc, nêm nếm cho vừa ăn, thêm tiêu và hành lá vào, tắt bếp và thưởng thức

4.5. Hạt mít rim ngũ vị hương

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu hạt mít, ngũ vị hương, đường, tiêu, dầu ăn, tương ớt, xì dầu. Sau đó, tiến hành chế biến như sau:

  • Đem rửa hạt mít với nước muối, rồi luộc cho chín mềm, bóc vỏ hạt, loại bỏ phần vỏ cứng bên ngoài
  • Thêm dầu ăn vào chảo, đổ hạt mít đã bóc vào, thêm tiêu, ngũ vị hương, đường, ớt, xì dầu vào và đảo đều
  • Liên tục đảo đến khi hạt cháy gần hết, tắt bếp, bày ra đĩa và thưởng thức
Mít rim ngũ vị hương thơm lừng
Mít rim ngũ vị hương thơm lừng

5. Những tác hại của hạt mít

Ngoài những lợi ích lớn cho sức khỏe người dùng thì hạt mít vẫn có một số tác hại sau:

5.1. Tăng nguy cơ chảy máu 

Loại hạt này có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng thuốc chữa bệnh như: aspirin, thuốc làm loãng máu (hay thuốc chống đông máu), thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc chống tiểu cầu. Từng có nghiên cứu chỉ ra: chiết xuất trong hạt này làm chậm quá trình đông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở người.

5.2. Hạt chứa chất kháng dinh dưỡng

Hạt mít thô (còn sống) chứa chất kháng dinh dưỡng tanin và chất ức chế trypsin. Đây là những chất cản trở hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng.  chất này có thể cản trở sự hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng. Tanin có khả năng liên kết các khoáng chất tạo thành một khối không hòa tan, khiến giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể. Trypsin làm cản trở quá trình tiêu hóa của protein, tạo khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ăn hạt quả mít khi còn sống có thể gây hại sức khỏe
Ăn hạt quả mít khi còn sống có thể gây hại sức khỏe

6. Bảo quản hạt mít được lâu nhất

Để bảo quản hạt được lâu nhất, bạn có thể tham khảo những cách sau:

6.1. Đối với hạt sống

Bạn bổ mít, lọc hạt mít ra. Đem hạt đi rửa sạch với nước muối, rồi phơi cho khô. Khi hạt đã rút nước gần hết, vỏ hạt có thể bóc dễ dàng thì đem bỏ vào túi, bao sạch, cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát. 

6.2. Đối với hạt đã chế biến

Khi ăn còn thừa, bạn có thể sử dụng túi kín, túi zip hút chân không hay hũ/lọ kín để cất trữ hạt mít. Có thể để nơi khô ráo hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản lâu hơn và dùng vào lần sau. 

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về hạt mít. Đừng quên thêm ngay loại hạt này vào khẩu phần ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe nhé!

Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất