Hạt vừng – Khám phá tác dụng và bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Nguyễn Mai 240
Nếu bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu đa dạng và có lợi cho sức khỏe thì hạt vừng là lựa chọn tuyệt vời. Vì hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, chất béo và vitamin E giúp cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hãy khám phá các công dụng của loại hạt này để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe và vẻ đẹp của bạn.
Nội dung bài viết

1. Hạt vừng là gì?

Hạt vừng là hạt của cây vừng, còn được gọi là hạt mè. Cây vừng thuộc họ vừng, có chiều cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, tuy nhiên có thể cao hơn tùy vào điều kiện sống và phương pháp chăm sóc. Lá vừng mọc so le từ gốc, có gân, hình mác hẹp. Hoa màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt. Quả vừng là dạng quả nang, hình trụ dài, có khía dọc, được chia thành 4 mảnh. Quả thường chín vào thời điểm cuối hạ, đầu thu. Khi chín, 4 mảnh tách ra, bên trong các mảnh là nhiều hạt vừng nhỏ xíu. Hạt hình bầu dục, vỏ có màu trắng, kem, đen, đỏ, tím hoặc vàng.

Hạt vừng thường rất nhỏ, chỉ khoảng 2 - 3mm và có màu nâu hoặc đen
Hạt vừng thường rất nhỏ, chỉ khoảng 2 – 3mm và có màu nâu hoặc đen

Nguồn gốc của cây vừng là từ Ấn Độ và được trồng phổ biến tại Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Úc, Mexico và Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ là những nước có sản lượng vừng nhiều nhất. Cây vừng có những đặc điểm rất độc đáo và không trùng lặp với các loại cây khác. Cây có khả năng chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt, tuyệt vời trong việc hút chất dinh dưỡng từ đất và đem lại sản lượng hạt cao.

2. Khám phá các chất dinh dưỡng quan trọng có trong hạt vừng 

Tuy nhỏ bé là vậy, nhưng trong hạt vừng có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Với khoảng 2 thìa cafe hạt, bạn có thể được cung cấp:

– Protein: 3,2 g.

– Chất béo: 9 g.

– Chất xơ: 2 g.

– Carbohydrate: 4g.

Ngoài ra, hạt còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9, vitamin E, Canxi, Sắt, Mangan, Photpho, Magie,…

3. Top 20 tác dụng của hạt vừng đem lại cho con người

Hạt mè được xem là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh vì nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường, cải thiện chức năng tiêu hóa,… Dưới đây là toàn bộ tác dụng của hạt mè mà bạn nên biết:

3.1. Ngăn ngừa tiểu đường

Hạt mè là một nguồn giàu chất xơ và cung cấp khoảng 4g chất xơ cho mỗi 30g hạt mè. Chất xơ từ loại hạt nhỏ bé này có thể giúp chậm hấp thu đường và giảm đáng kể sự gia tăng đường huyết sau khi ăn, điều này kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Magie trong hạt mè cũng rất tốt cho người mắc tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng dầu vừng để cải thiện các biến chứng của tiểu đường một cách hiệu quả.

Hạt mè được cho là có khả năng ngăn ngừa tiểu đường nhờ vào thành phần chất xơ dồi dào 
Hạt mè được cho là có khả năng ngăn ngừa tiểu đường nhờ vào thành phần chất xơ dồi dào

3.2. Giảm huyết áp

Sử dụng hạt vừng thường xuyên giúp cung cấp lượng khoáng chất magie cần thiết. Chất này có khả năng làm giảm huyết áp trong cơ thể, tốt cho những người mắc bệnh về cao huyết áp.

3.3. Giảm cholesterol

Trong hạt có chứa chất sesamol, có khả năng giảm mức cholesterol. Bạn nên sử dụng loại hạt này thường xuyên để ngăn chặn quá trình sản xuất cholesterol, từ đó, tránh các bệnh liên quan đến tim mạch.

3.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hạt mè giàu chất xơ, giúp tăng cường sự vận động của ruột, chuyển hóa thức ăn thành phân bón dễ tiêu hóa và đẩy chúng qua đường tiêu hóa. Đặc biệt hạt mè còn chứa các enzym tiêu hóa như lipaza, amilaza, proteaza, có thể giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đồng thời tăng cường. Vì vậy bạn nên sử dụng loại hạt này thường xuyên để tránh các tình trạng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón,…

Hạt mè có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì giàu chất xơ 
Hạt mè có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì giàu chất xơ

3.5. Chăm sóc làn da

Trong hạt chứa hàm lượng kẽm cao. Chất này có thể hỗ trợ sản sinh collagen, giúp da đàn hồi, cũng như sửa chữa các tổn thương trên mô của cơ thể. Bạn nên thường xuyên ăn hạt để tránh ung thư da, bảo vệ da luôn được tươi trẻ.

3.6. Ngăn ngừa ung thư

Trong hạt mè có chứa chất chống ung thư như axit phytic, phytosterol, magie. Việc sử dụng hạt thường xuyên giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó, có cả ung thư.

3.7. Tăng cường sức khỏe chung

Hạt vừng giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và lão hóa. Đồng thời hạt cũng chứa các chất chống viêm như axit oleic có khả năng giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và cũng có thể giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch. 

3.8. Giảm stress

Trong hạt mè có chứa nhiều chất tốt cho tinh thần, như magie, canxi, vitamin thiamin, tryptophan,… Các chất này có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, nhờ vậy điều chỉnh giấc ngủ, giúp cơ thể giảm stress hiệu quả. Dẫn đến việc dùng hạt mè thường xuyên trong chế độ ăn uống có thể giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon hơn.

3.9. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Trong hạt rất giàu chất sắt, đặc biệt là mè đen. Chất này giúp tăng cường lượng máu cho cơ thể. Bởi vậy, vừng rất phù hợp sử dụng cho những người mắc bệnh về suy nhược, thiếu máu.

Hàm lượng sắt trong hạt mè giúp ngăn ngừa thiếu máu 
Hàm lượng sắt trong hạt mè giúp ngăn ngừa thiếu máu

3.10. Giúp cơ thể tránh khỏi tổn thương do bức xạ 

Hạt mè rất tốt cho cơ thể. Trong hạt có chứa sesamol. Đây là một chất được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại những thiệt hại về DNA do bức xạ gây ra.

3.11. Giảm viêm khớp

Trong hạt có chứa hàm lượng đồng cao. Chất này có khả năng tăng cường xương khớp, mạch máu. Sử dụng hạt thường xuyên giúp giảm hoặc ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp hiệu quả.

3.12. Bảo vệ gan

Ăn loại hạt này thường xuyên có thể hỗ trợ thải độc gan, chống lại các tác động của rượu bia lên gan. Nhờ vậy, chức năng gan được duy trì và tăng cường một cách hiệu quả.

3.13. Ngăn ngừa lão hóa da

Hạt mè chứa nhiều loại chất chống oxy hóa bao gồm vitamin E, polyphenols và saponins. Những chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm thiểu sự lão hóa của da, từ đó tăng độ đàn hồi và làm lại quá trình lão hóa bên trong cơ thể. Ngoài ra, hạt mè cũng chứa các axit béo không bão hòa cùng nguồn vitamin E dồi dào, giúp bảo vệ tế bào da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, mang đến sự mịn màng, mềm mại hơn.

Hạt mè được sử dụng trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa lão hóa 
Hạt mè được sử dụng trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa lão hóa

3.14. Ngăn ngừa loãng xương

Hạt vừng cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho xương bao gồm canxi và magie. Đây là hai khoáng chất có vai trò quan trọng cho quá trình tạo xương và sửa chữa xương, hơn nữa giúp ngăn ngừa loãng xương tuyệt vời.

3.15. Tốt cho sức khỏe của bé

Dầu hạt mè có thể cải thiện giấc ngủ và sự tăng trưởng cho trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng loại dầu này để massage cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, tinh dầu mè giúp chữa trị phát ban rất tốt.

3.16. Tốt cho răng miệng

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng hạt mè có thể giúp ngăn ngừa tạo mảng bám trên răng. Lý do vì hạt có chứa chất xơ và chất chống viêm, đồng thời chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, magie và kẽm giúp tăng cường sức khỏe răng, xương.

3.17. Tốt cho sức khỏe hô hấp

Trong hạt mè có chứa hàm lượng magie và chất chống oxy hóa tương đối cao, giúp giảm tình trạng viêm, hỗ trợ chức năng hô hấp. Ngoài ra, hạt mè cũng chứa nhiều chất xơ, protein và các khoáng chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe toàn diện của cơ thể.

3.18. Tốt cho tóc

Bạn có thể sử dụng dầu mè để thoa lên mái tóc của mình. Trong loại hạt này có chứa nhiều dinh dưỡng, giúp tóc luôn bóng mượt, khỏe mạnh, giảm tình trạng khô xơ, gãy rụng rất hiệu quả.

3.19. Tốt cho mắt

Vitamin E từ hạt mè có khả năng bảo vệ tế bào mắt khỏi những tác động có hại từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, hạt mè còn chứa các chất chống viêm và khoáng chất quan trọng như kẽm, selen giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh về mắt như đục thủy tinh, loạn thị và bệnh glaucoma.

Có thể sử dụng hạt mè thường xuyên để bảo vệ mắt, ngăn ngừa các nguy cơ lão hóa đối với mắt
Có thể sử dụng hạt mè thường xuyên để bảo vệ mắt, ngăn ngừa các nguy cơ lão hóa đối với mắt

3.20. Cung cấp nhiều dinh dưỡng

Vừng là loại hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, như protein, chất xơ, chất béo, chất chống oxy hóa,… Do đó việc dùng hạt mè sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe và năng lượng toàn diện cho cơ thể.

4. Những dị ứng có thể gặp phải khi sử dụng hạt vừng

Với nhiều tác dụng tuyệt vời là vậy, nhưng không phải ai cũng có thể ăn hạt vừng. Trong trường hợp bị dị ứng với hạt cơ thể sẽ xuất hiện một trong các triệu chứng phổ biến sau:

– Nổi mẩn ngứa, mặt đỏ bừng, da đỏ, mề đay,…

– Khó thở, khó nói, khó nuốt.

– Cổ họng, mặt, mắt, môi, lưỡi sưng.

– Lo lắng, đau khổ, yếu ớt, xanh xao, ngất xỉu.

– Mất ý thức.

– Tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút.

– Sưng họng, nghẹt thở.

– Giảm huyết áp nhanh.

– Đường dẫn khí phổi bị hạn chế.

Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần ngừng sử dụng hạt mè ngay, sau đó, đến trung tâm y tế gần nhất để khám chữa.

5. Tiết lộ 12 bài thuốc chữa bệnh từ hạt vừng

Hạt mè đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm nay nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất có tác dụng chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.

5.1. Chữa suy nhược cơ thể

Để điều trị suy nhược cơ thể, bạn có thể sử dụng vừng đen kết hợp với lá dâu non. Sau đó đem nghiền thành bột và kết hợp với mật ong để tạo ra một hỗn hợp có tính chất chữa bệnh. Sử dụng mỗi ngày với liều lượng khoảng 10 – 20g.

5.2. Chữa táo bón kéo dài

Để điều trị táo bón kéo dài, bạn có thể sử dụng vừng đen kết hợp cùng lá dâu, sa sâm, mạch môn. Bằng cách đem tất cả các nguyên liệu nghiền thành bột, sau đó trộn với mật ong để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Ngày uống khoảng 10 – 20g.

5.3. Chữa tăng huyết áp và xơ vữa mạch máu não

Để điều trị các bệnh này, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với hà thủ ô, ngưu tất. Đem hỗn hợp đi nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Sử dụng mỗi ngày, liều lượng từ 10 – 30g.

5.4. Chữa viêm thận mạn tính

Để chữa viêm thận mạn tính, cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với óc chó và táo đỏ. Đem vừng và óc chó đi nghiền thành bột. Pha nước uống mỗi ngày, liều lượng 3 lần/ngày, mỗi lần 20g. Sau khi uống hỗn hợp xong thì nên nhai thêm 7 quả táo đỏ để bổ sung chất xơ giúp tăng công dụng chữa bệnh.

Hạt vừng được sử dụng phổ biến để chữa viêm thận mạn tính 
Hạt vừng được sử dụng phổ biến để chữa viêm thận mạn tính

5.5. Cải thiện sức yếu, lưng gối đau mỏi

Để chữa trị bệnh, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với thục địa, ý dĩ và rượu. Sau đó, đem hỗn hợp ngâm trong rượu, bọc túi vải 1 tuần. Nên uống thuốc khi đói bụng và tiếp tục sử dụng liên tục cho đến khi thấy kết quả.

5.6. Cải thiện chức năng gan, thận suy

Để chữa trị các bệnh này, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với lá dâu và hạt nếp. Đem hỗn hợp này đi nấu cháo, sử dụng ăn mỗi ngày, tới khi thấy kết quả thì dừng lại. 

5.7. Chữa mẩn ngứa, mề đay

Để điều trị mề đay, mẩn ngứa, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với đậu đen và táo đen. Đem hỗn hợp đi sắc với nước, uống liên tục mỗi ngày, tới khi thấy hiệu quả thì dừng lại.

Advertisement

5.8. Chữa thiếu sữa cho sản phụ

Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với giò heo. Đem giò heo đi hầm canh, uống canh với bột vừng. Nên sử dụng thường xuyên tới khi thấy hiệu quả.

5.9. Chữa hen suyễn

Để điều trị hen suyễn, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với đường phèn, mật ong, gừng. Đem gừng vắt lấy nước cốt, trộn cùng với vừng, rang thơm trên chảo rồi để nguội. Lấy đường phèn, mật ong nấu chảy, trộn cùng vừng, cất trữ trong hũ thủy tinh. Mỗi sáng, chiều, múc ăn một thìa canh.

5.10. Chữa thiếu máu

Để điều trị thiếu máu, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với cẩu kỷ tử, thục địa, đảng sâm, đương quy và bạch nhược. Đem hỗn hợp này đi sắc với nước, dùng uống mỗi ngày tới khi có kết quả.

5.11. Chữa ho gà ở trẻ nhỏ

Để điều trị ho gà, bạn cần chuẩn bị vừng đen kết hợp với lạc và mật ong. Đem hỗn hợp trên đi nấu canh, ăn mỗi ngày, sử dụng thường xuyên trong 3 – 5 ngày để thấy kết quả.

Việc điều trị ho gà ở trẻ em dễ dàng hơn nhờ dùng hỗn hợp hạt mè và mật ong
Việc điều trị ho gà ở trẻ em dễ dàng hơn nhờ dùng hỗn hợp hạt mè và mật ong

5.12. Suy giảm trí nhớ, mất ngủ, hay quên

Đem óc chó và vừng rang chín. Đun nước đường tới khi đường chảy, kéo thành sợi thì tắt bếp. Tiếp tục đổ vừng và óc chó vào, trộn đều, đổ khuôn và cắt miếng. Sử dụng thường xuyên, liều lượng khoảng 45g/ngày.

6. Cách ăn hạt vừng 

Loại hạt này được nhiều người ưa chuộng sử dụng, do chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu. Để ăn hạt, bạn cần rửa sạch lớp đất cát, bụi bẩn, đãi để loại bỏ hạt lép. Sau đó để hạt khô ráo, và chế biến như sau:

– Đem hạt đi rang, dùng trong nhiều món ăn như salad, cháo, súp, canh, bánh ngọt,…

– Đem hạt ép lấy dầu, dùng nấu nướng thay cho dầu động vật.

7. Lựa chọn và bảo quản hạt vừng như thế nào?

Cần tuân theo các tiêu chí dưới đây để lựa chọn được loại hạt tốt nhất:

– Hạt sạch sẽ, không dính bụi bẩn.

– Hạt đều màu, không lép.

– Hạt không bị hư hỏng.

– Hạt có mùi thơm tự nhiên của vừng.

Sau khi đã mua được hạt chất lượng tốt, cần phải bảo quản đúng cách để giữ vừng thời gian lâu nhất:

– Với vừng nguyên hạt, chưa qua chế biến, cần phơi khô, để nơi khô ráo, cất trong túi kín hay hộp kín.

– Với vừng tách vỏ, đã rang sấy, cần cất hạt ở túi kín, túi zip hay hũ kín, ngoài ra, có thể để vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản lâu hơn.

Như vậy, hạt vừng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và được ưa chuộng trong ẩm thực. Ngoài ra, hạt cũng chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe, vì vậy việc sử dụng hạt trong ẩm thực sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và  là một sự lựa chọn thông minh cho bữa ăn hàng ngày.

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất