7+ bài thuốc chữa bệnh từ lá me đất mà các bác sĩ khuyên dùng

Nguyễn Mai 140

Lá me đất là loại cây mọc dại ven đường mà ai cũng cảm thấy rất quen thuộc. Tuy nhiên, lá me đất cũng là một loại thuốc nam đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn khám phá những bí mật của lá me đất và những công dụng của loại thảo dược này. 

1. Giới thiệu về cây me đất

Cây me đất có nhiều tên gọi khác nhau như toan tương thảo, toang diệp toan,… là loại cây có thể tìm thấy ở những nơi đất ẩm mát. Loại cây này phân bố rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam, có thể thấy ở sân vườn, bờ ruộng, bãi đất hoang,… Cây me đất này thường thành 2 loại là me đất hoa vàng và me đất hoa đỏ. Loại cây này thường được sử dụng tươi và được thu hoạch tốt nhất vào tháng 6 – 7. 

Cây me đất là loại cây có thể tìm thấy ở những nơi đất ẩm mát
Cây me đất là loại cây có thể tìm thấy ở những nơi đất ẩm mát

2. Thành phần hóa học có trong lá me đất

Lá cây me đất chứa các hợp chất chính như kali, axit oxalic và oxalat kali. Ngoài ra, trong lá còn chứa các thành phần dinh dưỡng khác như vitamin C, B2, carotene; axit  tartaric, citric, canxi,… Theo như phân tích của các nhà khoa học, lá có chứa tới 74,4% nước; 0,7% nito; 0,41% canxi; 0,98% kali và có 0,18% phosphoric. 

Lá me đất chứa các hợp chất dinh dưỡng khác nhau
Lá me đất chứa các hợp chất dinh dưỡng khác nhau

3. Lá me đất có tác dụng gì?

Lá me đất là thảo dược có những công dụng chữa nhiều loại bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp bảo vệ khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài. Lá cây này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nhờ cao nước từ cây giúp kháng tụ cầu vàng, kháng vi khuẩn gram đường. Bên cạnh đó, loại thảo dược tự nhiên này còn giúp thanh nhiệt, lợi tiêu hoá, lợi tiểu, giảm ho, tiêu phù thũng. Đồng thời, thảo dược này giúp trị nhọt độc sưng hay nấm chân da. 

Lá me đất là thảo dược có những công dụng chữa nhiều loại bệnh
Lá me đất là thảo dược có những công dụng chữa nhiều loại bệnh

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá me đất

Với những thành phần dinh dưỡng phong phú, lá chua me được sử dụng vào một số bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu trước đây. Dưới đây là 7 bài thuốc mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp tổng hợp mà bạn đọc có thể tham khảo. 

4.1. Bài thuốc hạ sốt từ lá thảo dược

Người xưa mách nhỏ bài thuốc chữa sốt chỉ với một chút cây me đất. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chút lá me đất giã nát rồi hoà với nước ấm để uống. Loại nước này có vị chua chua giúp thanh nhiệt, giúp cơ thể thoát nhiệt dễ dàng và hạ sốt nhanh chóng. 

Chỉ cần một chút lá me đất giã nát rồi hoà với nước ấm là được
Chỉ cần một chút lá me đất giã nát rồi hoà với nước ấm là được

4.2. Me đất giúp giảm ngứa ngáy, nổi rôm

Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây khi bị dị ứng hay bị rôm sảy. Cách thực hiện hết sức đơn giản chỉ với nguyên liệu là lá me đất. Bạn giã nát thảo dược này sau đó lấy lượng vừa đủ đắp lên vùng da cần điều trị. Sau khi đắp một thời gian, cảm giác ngứa ngáy sẽ dần biến mất. 

4.3. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan gây vàng da

Bài thuốc này, bạn sẽ một nắm lá đem nấu nước uống. Mỗi ngày nên chia thành 3 lần sử dụng và sử dụng kiên trì để thấy hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể nấu canh thịt lợn nạc với lá này. Đây sẽ là món ăn dễ dàng nấu nướng với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. 

Bạn sẽ chỉ cần một nắm lá me đất đem nấu nước uống mỗi ngày
Bạn sẽ chỉ cần một nắm lá me đất đem nấu nước uống mỗi ngày

4.4. Cải thiện tình trạng đại tiện khó

Bạn cần chuẩn bị lá mã đề, lá me đất với mỗi loại là 20g. Hai loại dược liệu này được rửa sạch, sau đó cho vào cối giã nát. Sau khi thêm một chút đường, bạn chắt lấy nước cốt để sử dụng. Người bệnh nên uống tới khi đại tiện, tiểu tiện bình thường là được.

4.5. Sử dụng cây me đất để đem lại giấc ngủ chất lượng

Nếu bạn đang bị mất ngủ, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau. Nguyên liệu cần chuẩn bị đó là 6g lá thông đuôi ngựa, 20g chua me. Những thảo dược này sau khi được rửa sạch đem đi nấu với 300ml nước. Hãy chia ra thành 3 bữa uống và chỉ sử dụng trong ngày. 

Nếu bạn đang bị mất ngủ, bạn có thể sử dụng chua me kết hợp với thảo dược khác nấu thuốc
Nếu bạn đang bị mất ngủ, bạn có thể sử dụng chua me kết hợp với thảo dược khác nấu thuốc

4.6. Giúp hạ và ổn định huyết áp 
Advertisement

Bài thuốc phù hợp cho những người bị huyết áp cao bao gồm 10g hạ khô thảo, 15g hoa cúc vàng và 30g me đất. Tất cả dược liệu đem đi sắc lấy nước uống và sử dụng liên tục để giúp huyết áp ổn định hơn. 

4.7. Bài thuốc trị nhiệt lâm và huyết lâm từ thảo dược này  

Lá me đất được rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước cốt. Bạn có thể dùng thêm với một thìa mật ong để hương vị thơm ngon hơn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 150ml nước thuốc chia làm 3 lần uống.

5. Món ăn ngon sử dụng lá me đất

Lá của cây me đất có vị chua và thường được sử dụng làm rau trong nhiều món ngon của người dân Việt Nam. Dưới đây là 5 món ngon từ lá me đất mà bạn có thể tham khảo. 

  • Canh chua cá lóc nấu với me đất
  • Canh cá chép với cây me đất
  • Lẩu lá me đất nấu kết hợp với thịt gà 
  • Kho cá linh với me đất
  • Chua me nấu với thịt ếch 

Ngoài ra, lá me đất còn kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác mang tới những hương vị thơm ngon với mùi vị chua chua đặc trưng của lá. 

Lá me đất có vị chua và được sử dụng làm rau trong nhiều món ngon
Lá có vị chua và được sử dụng làm rau trong nhiều món ngon

6. Những lưu ý khi sử dụng thảo dược này

Lá me đất có tác dụng điều trị nhiều bệnh và không có độc nhưng loại thảo dược này có chứa nhiều axit oxalic có thể gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Vì thế, người dùng không nên sử dụng loại cây này với liệu lượng cao trong thời gian dài.  

Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng nên hạn chế dùng điều trị cho phụ nữ. Loại lá này có thể gây không tốt, mang tới những tác dụng phụ đối với cả mẹ và thai nhi. Nếu có ý định dùng loại lá này để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao để tránh những tác hại xấu đến sức khoẻ. 

Như vậy, lá me đất không chỉ là loại rau với hương vị đặc trưng mà còn là thảo dược mang tới nhiều tác dụng cho con người. Mặc dù đây là dược liệu lành tính, bạn đọc vẫn nên tư vấn từ bác sĩ để tránh những điều không muốn. Hi vọng qua bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp, độc giả có thể hiểu thêm về loại thảo dược này. Theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp ngay hôm nay để hiểu thêm về các loại thảo dược. 

 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất