Khám phá hạt đậu: phân loại và tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Nguyễn Mai 404

Đậu là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều người sử dụng hạt này để ăn kiêng hay cải thiện sức khỏe. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về tác dụng của hạt đậu các bạn nhé!

1. Nguồn gốc của cây đậu ngũ cốc

Cây họ đậu là một loại cây trong họ Fabaceae (hoặc Leguminosae). Cây được trồng trong nông nghiệp, dùng tiêu thụ, làm thức ăn ủ chua cho các loại gia súc hay làm phân xanh tăng cường cho đất. Đậu có rất nhiều loại khác nhau, tạo nên một nguồn thực phẩm phong phú. 

Đậu chứa nhiều dinh dưỡng
Đậu chứa nhiều dinh dưỡng

2. Có những loại hạt đậu nào?

Trong họ đậu có rất nhiều loại hạt đậu khác nhau như: 

  • Đậu thận: Còn được gọi là đậu tây, có hình dáng và màu sắc gần giống quả thận, thường được dùng trong các bữa ăn, ăn với cơm
  • Đậu gà: Còn được gọi là đậu garbanzo, hình dạng nhìn giống mỏ gà và thường được dùng làm các món chả hay đậu hũ
  • Đậu lăng: Loại đậu này có rất nhiều màu sắc như đỏ, xanh, vàng, đen, nâu và thường được chế biến thành món súp, cháo hay dùng để hầm với thịt
  • Đậu nành: Còn gọi là đậu tương, có màu vàng nhạt hay trắng ngà, thường được chế biến thành các sản phẩm sữa, đậu phụ, nước tương hay dùng trong khẩu phần ăn chay
  • Đậu xanh: Có nguồn gốc từ Trung Á và Ấn Độ, được người Việt Nam sử dụng phổ biến qua các món chè, bánh, cháo hay xôi đậu xanh,…
  • Đậu đỏ: Hạt có vỏ màu đỏ, cứng, đôi khi xuất hiện lốm đốm màu xanh đen, chứa nhiều dinh dưỡng và được chế biến làm bánh bao, chè, cháo, xôi đậu đỏ,…
  • Đậu phộng: Còn được gọi là lạc, là loại đậu phổ biến ở nước ta, và mỗi củ đậu dài 3 – 7 cm sẽ chứa khoảng 1 – 4 hạt
  • Đậu que: Có hình dạng thuôn dài giống que, được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong gia đình
  • Đậu Hà Lan: Là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn như súp, cơm chiên dương châu,…
  • Đậu ngự: Thường có màu đỏ trắng đan xen, được chế biến thành chè đậu ngự thơm ngon, bùi bùi
Đậu có rất nhiều loại đa dạng khác nhau
Đậu có rất nhiều loại đa dạng khác nhau

3. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt đậu

Hầu hết các loại đậu đều chứa giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là nguồn protein, chất béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Ví dụ: Trong 100g đậu nành chứa 12.35g protein, 6.4g chất béo, 11.05 Carbohydrate, 4.2g chất xơ cùng hàm lượng vitamin C, vitamin M, canxi, sắt, magie,… dồi dào.

4. Hạt đậu có những tác dụng gì?

4.1. Cung cấp chất chống oxy hóa

Trong đậu có nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, giúp chống lại các tác động của gốc tự do, ngăn ngừa ảnh hưởng của loạt các quá trình bên trong cơ thể, từ lão hóa tới ung thư, viêm.

4.2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Ăn hạt đậu có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ đau tim, đột quỵ hay các bệnh về tim mạch. Do đó, hạt đậu được khuyên dùng mỗi ngày để giảm thiểu cũng như ngăn ngừa các vấn đề trên. 

Đậu tốt cho tim mạch
Đậu tốt cho tim mạch

4.3. Giảm nguy cơ ung thư

Trong đậu chứa chất oxy hóa cao, giúp chống viêm cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Đậu đen chứa hoạt tính chống oxy hóa cao nhất so với các loại đậu.

4.4. Hỗ trợ bệnh tiểu đường và chuyển hóa glucose

Đậu giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Do hàm lượng chất xơ trong đậu rất cao, hỗ trợ giảm lượng đường huyết cho cơ thể. Ngoài ra, trong lá đậu tương có chất hóa học giúp cơ thể có thể duy trì mức glucose lành mạnh.

4.5. Ngăn gan nhiễm mỡ

Khi chất béo tích tụ trong gan do rối loạn chuyển hóa, bạn có thể gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ. Việc ăn đậu đỏ có thể giúp cải thiện sự tích tụ chất béo, từ đó, bảo vệ sức khỏe gan và giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

4.6. Giúp giảm cân

Hầu hết các loại đậu đều chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Khi ăn đậu, bạn có thể thấy no lâu, nhờ đó, ngăn ngừa ăn nhiều, hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.

Đậu có tác dụng giảm cân
Đậu có tác dụng giảm cân

4.7. Cung cấp protein

Protein là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với hầu hết hoạt động trong cơ thể. Thêm đậu vào khẩu phần ăn có thể biến protein không hoàn chỉnh trở thành protein hoàn chỉnh. Đậu chứa hàm lượng axit amin cao, là các khối cấu tạo nên protein.

5. Hạt đậu chế biến được những món nào?

5.1. Xôi đậu đen

Đây là món ăn phổ biến, sử dụng gạo nếp nấu cùng với đậu đen. Chế biến món ăn này khá đơn giản, không cần cầu kỳ, nhưng vẫn tạo nên một món ăn ngon đầy hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận hương thơm đặc trưng cùng vị bùi bùi của đậu đen hòa quyện với độ dẻo dẻo, dai dai của gạo nếp. Món ăn giúp bổ sung năng lượng cùng rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

5.2. Chè hột đác đậu xanh ngon

Đây là món chè dùng để ăn vặt, giải khát, làm mát cơ thể rất tốt. Khi chế biến, người ta kết hợp đậu xanh với hạt đác tạo nên hương vị ngọt ngào, bùi béo khó quên. Không những vậy, hạt đác khi nhai sần sật cũng rất thích miệng. 

Chè hột đác đậu xanh rất ngon
Chè hột đác đậu xanh rất ngon

5.3. Chè thạch đậu đỏ

Một món chè ăn vặt khác được làm từ đậu đó là chè thạch đậu đỏ. Để chế biến này, bạn cần ninh cho đậu đỏ mềm nhừ, nấu thạch các vị tùy thích. Sau đó, cắt miếng thạch vừa ăn, thêm đậu đỏ vào, chế sữa, nước cốt dừa và thêm chút đá vào là có thể thưởng thức. Loại chè này dùng giải nhiệt rất tốt lại còn ngon miệng nữa.

5.4. Canh sườn đậu trắng với khoai môn

Bạn có thể sử dụng đậu trắng để chế biến món canh sườn đậu trắng khoai môn cho cả gia đình cùng thưởng thức. Đây là món canh ngon, bổ sung nhiều dinh dưỡng. Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy nước dùng ngọt từ xương, thêm vị bùi béo của khoai môn và đậu trắng, ăn rất đã miệng.

5.5. Chè bí đỏ đậu xanh bóc vỏ

Đậu xanh còn được dùng để chế biến món chè bí đỏ đậu xanh. Trong món này, bạn cần sử dụng loại đậu đã bóc vỏ, đem nấu chín mà không nát. Bí ngô cần được hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn cùng bột nếp để có độ sánh vừa phải. Đổ hỗn hợp bí ngô vào nồi chè đậu xanh, nấu đến chín là có thể thưởng thức. Khi ăn chè, bạn có thể thêm đá vào để tăng thêm hương vị.

Advertisement

Chè bí đỏ đậu xanh hấp dẫn
Chè bí đỏ đậu xanh hấp dẫn

6. Bảo quản hạt đậu đúng cách

Để bảo quản hạt đậu được lâu nhất, bạn nên phơi chúng cho khô, sau đó đem bỏ vào trong túi zip, túi hút chân không hay chai, lọ, hũ thủy tinh kín. Sau đó, cất hạt nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp lót tro để bảo quản. Đầu tiên, bạn cần rải tro dưới đáy chum hoặc vại, rồi phủ giấy lên trên, tiếp tục cho đậu vào, đậy nắp kín lại. Cách này giúp đậu hút ẩm, ngăn nấm mốc rất tốt.

7. Những lưu ý khi sử dụng hạt đậu

Tuy các loại đậu chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn hạt này, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có thể gây đầy hơi, khó tiêu: Đậu chứa nhiều oligosaccharides, đây là loại đường khó tiêu hóa, dễ dẫn đến các chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Có thể gây táo bón: Đậu nhiều chất xơ, chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên sử dụng quá nhiều dễ gây nên táo bón hay chuột rút. 
  • Gây tác dụng phụ khác: Đậu thận sống chứa nồng độ Phytohaemagglutinin (PHA) cao, nếu ăn sống có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy 

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về hạt đậu. Đừng quên thêm loại hạt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất