Củ đậu là gì? Những lợi ích của củ đậu không phải ai cũng biết!

Nguyễn Mai 290

Củ đậu là loại thực phẩm quen thuộc đối với rất nhiều người, thế nhưng ít ai biết rằng loại củ này có công dụng như thế nào đối với sức khỏe con người. Ăn củ đậu có thật sự tốt không vẫn đang còn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất, mời bạn cùng đọc bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!

1. Củ đậu là gì?

Củ đậu hay còn gọi dưới tên củ sắn nước, tên khoa học là Pachyrhizus erosus, được trồng rất phổ biến ở nước ta. Chúng là một loài cây dây leo có nguồn gốc từ Trung Mỹ, cây có hoa màu tím nhạt, cao khoảng 4 – 5m, phần rễ phát triển mạnh thành củ. Củ có vỏ màu vàng nhạt, mỏng, ruột bên trong màu trắng kem.

Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ, thanh mát, có thể gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn ngon khác. Mặc dù phần củ của cây sắn nước chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, tuy nhiên phần lá và hạt lại rất độc, thường được sử dụng để làm nguyên liệu chế thuốc diệt rệp, côn trùng…

Củ đậu là gì
Củ đậu còn có tên gọi khác là củ sắn nước

2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ đậu

Tuy củ đậu thanh đạm vì hương vị trung tính mà chúng đem lại, nhưng thực tế loại củ loài chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng với sức khỏe. Theo thống kê, trong mỗi 100 gram, loại củ này sẽ chứa khoảng 38 kcal. Không những vậy, chúng còn chứa nhiều thành phần quan trọng đối với cơ thể, bao gồm:

  • Nước: 90,1 gam
  • Chất đạm: 0,72 gam
  • Tổng chất béo: 0,09 gam
  • Chất xơ: 0,9 gam
  • Vitamin C, tổng axit ascorbic: 20,2 mg
  • Folate: 12 µg
  • Kali: 150 mg
  • Canxi: 12 mg
  • Phốt pho: 18 mg
  • Sắt: 0,6 mg
  • Magie: 12 mg

Ngoài ra, củ sắn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin B6, vitamin E, thiamine, axit pantothenic, riboflavin, kẽm và đồng. Như vậy, với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, có thể nói rằng đây là một loại thực phẩm lành mạnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần cân đối liều lượng, ăn đúng cách để không làm hại tới sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng có trong củ đậu
Thành phần dinh dưỡng có trong củ sắn nước rất quan trọng với cơ thể con người

3. Những lợi ích của củ đậu đối với sức khỏe

Việc thường xuyên bổ sung củ sắn sẽ giúp cơ thể phòng tránh, nguy cơ mắc một số loại bệnh. Sau đây là những lợi ích của củ sắn cực kỳ hữu ích với sức khỏe mà bạn nên quan tâm.

3.1. Tốt cho hệ tim mạch

Nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ nên củ sắn có công dụng rất tuyệt vời trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe của tim mạch. Theo nghiên cứu, người khỏe mạnh duy trì thói quen uống nước ép củ sắn có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Không những vậy, củ sắn còn chứa kali khiến các mạch máu thư giãn, từ đó làm giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa đột quỵ.

Những lợi ích của củ đậu đối với sức khỏe
Củ sắn nước rất tốt cho sức khỏe tim mạch

3.2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Như đã đề cập, trong củ sắn có chứa chất xơ, chúng được biết là một chất rất tốt và cần thiết để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Trong 130 gam củ sắn, có chứa khoảng 6,4 gam chất xơ cùng với chất inulin. Do vậy, tiêu thụ loại củ này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và có thể làm tăng tới 31% tần suất đi tiêu ở bệnh nhân.

3.3. Lợi khuẩn đường ruột

Một chế độ ăn giàu prebiotics sẽ làm tăng số lượng lợi khuẩn, đồng thời tạo ra môi trường bất lợi cho các vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa được prebiotics như inulin, thay vào đó các vi khuẩn trong đường ruột của bạn sẽ lên men chúng. Ngoài ra, prebiotics còn thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh thận.

Những lợi ích của củ đậu đối với sức khỏe
Bổ sung củ sắn nước vào chế độ ăn sẽ giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

3.4. Ngăn ngừa ung thư

Trong củ đậu có chứa chất chống oxy hóa làm trung hòa các gốc tự do, giúp ngăn chặn các tế béo bị tổn thương và ung thư. Lượng chất xơ dồi dào có tác dụng bảo vệ, phòng chống ung thư ruột kết. Prebiotics làm tăng số lượng lợi khuẩn, sản xuất axit béo chuỗi ngắn, tăng cường phản ứng miễn dịch. Vì vậy, ăn củ sắn sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư trực tràng.

4. Món ăn được chế biến từ củ đậu

Không chỉ ăn trực tiếp, củ sắn còn góp mặt trong rất nhiều món ăn ngon và lạ miệng. Tranh thủ lưu ngay một số công thức sau và bắt tay vào chế biến những món ăn hấp dẫn từ củ sắn nhé.

4.1. Củ sắn hầm sườn

Món canh củ sắn hầm sườn khi cho ra bát sẽ có màu sắc bắt mắt của các loại rau củ quả, hành lá. Bạn có thể ăn canh hầm sườn với nước mắm ớt, hạt tiêu sẽ càng khiến món ăn trở nên ngon ngọt, đậm vị.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ sắn: 300 gram
  • Sườn heo non: 500 gram
  • Cà rốt: 150 gram
  • Mùi tàu, hành lá, hành tím
  • Hạt nêm, nước mắm

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ củ sắn, cắt miếng con, dày khoảng 2 đốt ngón tay, tương tự với cà rốt
  • Bước 2: Rửa sườn heo với nước muối loãng, bóp nhẹ rồi đun sôi, chần thịt sơ qua rồi để ráo nước
  • Bước 3: Phi thơm hành tím, cho sườn vào đảo đều tay, thêm hạt nêm, nước mắm cùng nước để hầm sườn
  • Bước 4: Cắt thêm rau mùi tàu và hành lá là xong
Món củ sắn hầm sườn

4.2. Củ sắn xào trứng muối

Tuy món ăn củ sắn xào trứng muối còn rất xa lạ đối với nhiều người, thế nhưng hương vị của chúng lại ngon một cách khó cưỡng. Chắc chắn rằng bạn sẽ muốn ăn nhiều lần sau nữa nếu đã thử qua một lần đấy!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ sắn: 200 gram
  • Trứng muối: 4 quả (khoảng 200 gram)

Thực hiện:

  • Bước 1: Đem trứng muối đi hấp chín, sau đó đem nghiền nhỏ
  • Bước 2: Rửa và gọt vỏ củ sắn, thái sợi dài rồi chần sơ qua với nước sôi
  • Bước 3: Xào trứng muối tới khi lên bọt, cho củ sắn vào đảo liên tục khoảng 2 phút là được
Củ sắn nước xào cùng trứng muối vàng ươm

4.3. Củ sắn xào tép

Dân dã và thân thuộc nhất đối với nhiều người có lẽ là món củ sắn xào tép. Củ sắn sau khi khi xào sẽ có vị ngọt thanh, khi đưa lên miệng sẽ cảm nhận được độ giòn của sắn cùng với tép sẽ mang đến cho bạn và gia đình một món xào lạ miệng, hấp dẫn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ sắn: 400 gram
  • Tép khô: 100 gram
  • Hành lá, hành tím
  • Muối, hạt nêm

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch và gọt vỏ củ sắn, đem thái sợi, tránh thái mỏng vì củ sắn dễ nát
  • Bước 2: Phi hành tím thơm rồi cho tép vào xào nhanh, nêm muối và hạt nêm vừa miệng, cho ra bát
  • Bước 3: Đem củ sắn xào với lửa lớn, cho bát tép khô cùng hành lá băm nhuyễn vào đảo đều cùng nhau
Món ăn được chế biến từ củ đậu
Món ăn lạ miệng được chế biến từ tép và củ đậu

4.4. Bánh củ sắn mè

Nếu bạn là một “tín đồ” của những món mè thì hãy lưu ngay công thức chế biến món ăn vặt củ sắn mè lạ miệng mà lại giàu dinh dưỡng ngay thôi nào. Những ngày se lạnh, hãy thử trổ tài những chiếc bánh tròn xoe, vàng ươm mời cả nhà cùng thưởng thức.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ sắn: 400 gram
  • Bột sắn dây: 100 gram
  • Dừa khô: 100 gram
  • Mè trắng: 10 gram
  • Vani, sữa đặc

Thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế và gọt vỏ củ sắn, cắt lát tròn khoảng 2cm, sau đó bào sợi dừa khô.
  • Bước 2: Hấp củ sắn trong khoảng 15 – 20 phút tới khi chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn
  • Bước 3: Trộn củ sắn với bột sắn dây và sữa đặc, cho dừa khô và vani vào trộn đều
  • Bước 4: Tiếp theo, nặn bột bánh vừa làm tùy ý thích và rắc mè trắng lên trên
  • Bước 5: Chiên bánh nóng với dầu ăn đến khi chín vàng 2 mặt
Bánh củ sắn mè được chiên vàng giòn, hấp dẫn

4.5. Chè củ sắn hạt chia

Chỉ với hai nguyên liệu có sẵn trên thị trường, dễ tìm kiếm là hạt chia và củ sắn, bạn đã hoàn toàn có thể trở thành các đầu bếp “tại gia”. Hãy kết hợp hai nguyên liệu này lại với nhau để tạo nên món chè củ hạt chia vừa dịu ngọt, vừa thanh mát bạn nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ sắn: 200 gram
  • Hạt chia: 50 gram
  • Đường trắng
  • Nước cốt dừa: 40ml
  • Dừa khô: 100 gram
  • Nước

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch củ sắn, gọt vỏ, thái miếng tùy ý, đem hạt chia đi ngâm cho nở
  • Bước 2: Đun nước sôi với đường, cho củ sắn vào đợi nước sôi khoảng 5 phút thì thêm nước cốt dừa vào khuấy đều
  • Bước 3: Đổ hạt chia vào ngồi chè, thêm dừa khô và thưởng thức

5. Những hậu quả có thể gặp phải khi ăn củ đậu không đúng cách

Nếu không được bổ sung đúng cách, củ sắn vẫn có thể gây ra những tác dụng ngược đối với cơ thể. Vì vậy, bằng cần phải ghi nhớ một số điều để tránh xảy những tình trạng nguy hiểm với sức khỏe.

5.1. Không ăn củ sắn thay cơm

Nếu bạn đang có ý ăn củ sắn thay cơm để giảm cân thì nên dừng lại ngay. Mặc dù chúng có chứa nhiều vitamin và chất xơ nhưng lại thiếu đi các nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần, khiến cơ thể gặp hiện tượng mệt mỏi, uể oải.

5.2. Không nên ăn nhiều củ sắn

Lượng nước trong củ sắn khá nhiều, vậy nên ăn ở số lượng nhiều sẽ khiến dạ dày bị giãn ra, làm dịch tiết dạ dày ra nhiều hơn, làm thèm ăn. Theo nghiên cứu, ăn củ sắn không tốt cho bệnh nhân dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu, mệt mỏi hơn.

Những hậu quả có thể gặp phải khi ăn củ đậu không đúng cách
Ăn quá nhiều củ sắn nước có thể gây hại cho sức khỏe

5.3. Không ăn lá và hạt của cây củ sắn

Trong hạt và lá của cây củ sắn có chứa rotenon và tephrosin gây đau bụng, ngộ độc, co giật, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp… Khi bị trúng độc sẽ xuất hiện sau khoảng 5 – 40 phút và khoảng 2 – 5 giờ tiến triển nhanh, nặng có thể dẫn tới tử vong.

6. Củ đậu bao nhiêu tiền? Mua ở đâu an toàn nhất?

Hiện nay, giá 1kg củ đậu trên thị trường dao động từ 10.000 – 20.000 đồng tùy từng chỗ. Bạn có thể tìm mua củ đậu tươi ngon tại các siêu thị, các khu chợ dân sinh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số địa chỉ bán củ đậu uy tín sau:

  • Nông sản Dũng Hà
  • Nam An Market
  • Các trang thương mại điện tử: Shopee, Sendo, Lazada
  • Seeds: hatgionghoavn.com

7. Cách lựa chọn củ đậu tươi ngon

Để lựa chọn được củ đậu ngon, bạn nên chọn các củ có kích thước vừa hoặc nhỏ, nhẵn mịn, màu nâu sáng, không có phần nào trên thân củ bị hư hỏng. Chọn củ có phần cuống xanh tươi, đặc biệt củ có cuống càng nhỏ sẽ càng mọng nước, ít xơ.

Nếu bạn thích ăn những củ có độ giòn, hãy chọn các củ có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, những củ lớn thường cứng hơn so với các củ loại vừa và nhỏ. Ngoài ra, loại củ tươi ngon cũng có khối lượng tương đương với kích thước của nó.

Trong trường hợp bạn thấy củ to nhưng trọng lượng nhẹ, có nghĩa đây là loại củ nằm đất lâu ngày. Vì thế, hàm lượng nước trong củ đã bay đi khá nhiều. Bảo quản củ đậu tương đối dễ, nếu được đặt ở nơi thông thoáng sẽ lưu trữ được khoảng 7 – 10 ngày, muốn ăn giòn thì chờ khoảng 1 – 2 ngày thấy vỏ héo là ăn được.

Cách lựa chọn củ đậu tươi ngon
Bạn nên chọn những củ có cuống nhỏ, xanh tươi

Có thể thấy, củ đậu mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích tốt cho cơ thể con người. Mong rằng với những chia sẻ trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại củ này. Để biết thêm nhiều bài viết hay và bổ ích khác, hãy đọc thêm nhiều bài viết do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp bạn nhé!

Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất