Cây gạo: Đặc điểm, công dụng và 5 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả 

Nguyễn Mai 156

Từ lâu nay, cây gạo được xem là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam yên bình với hình ảnh “hoa gạo nở đỏ rực cả một góc trời”. Thế nhưng ít ai biết rằng loại cây này còn có thể chữa được một số bệnh rất hiệu quả. Để hiểu rõ thêm về cây, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

1. Giới thiệu về cây gạo

Đây là cây thân gỗ và có tên khoa học là Bombax ceiba. Theo một số tài liệu ghi chép, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó phát tán rộng tới Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bố rộng khắp các tỉnh thành ở đồng bằng cho đến miền núi. Gạo là cây khỏe mạnh, có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt với môi trường. 

Cây gạo là cây thân gỗ, kích thước lớn và có tên khoa học là Bombax ceiba
Cây gạo là cây thân gỗ, kích thước lớn và có tên khoa học là Bombax ceiba

Cây có kích thước khá lớn, cho thân gỗ, cao từ 10 – 20cm với đường kính khoảng 3m. Hình dáng cây rất khẳng khiu với bề mặt thân có nhiều gai nhỏ. Rễ khỏe và ăn sâu xuống lòng đất giúp cây đứng vững ở mọi địa hình khác nhau. Lá gạo rất độc đáo vì thuộc lá kép chân vịt, có 5 chét lá nhỏ và thường rụng lá vào mùa khô. 

Hoa gạo có kích thước nổi bật và đẹp mắt, gồm 5 cánh với màu sắc đỏ tươi rực rỡ. Cách hoa dày dặn, nhị ở bên trong thuôn và có những hạt đen trên đỉnh. Hoa nở vào mùa xuân, ngay sau khi rụng lá. Gạo đậu quả vào mùa hè với hình dáng giống với quả phượng, dài và tách từng hạt riêng biệt. Thú vị hơn là bên trong quả gạo có nhiều sợi lông nhỏ như những sợi bông.

2. Quả gạo có ăn được không?

Quả gạo khi chín bạn hoàn toàn có thể ăn được vì chúng đem lại những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Cụ thể trong hạt gạo có chứa đến 20 – 26% chất béo đặc màu vàng. Với những phụ nữ sau sinh ít sữa, chị em có thể dùng 12g hạt gạo để sắc thành nước uống. Bên cạnh đó trong dầu hạt gạo còn có các thành phần acid oleic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterol và pentosan. Dầu này có màu vàng sáng hay màu lục, không mùi, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, kiểm soát lượng đường nạp vào trong cơ thể. Đồng thời cũng là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp sức khỏe toàn thân luôn ổn định.

3. Những công dụng của cây gạo trong đời sống 

Gạo là cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Không chỉ mang lại bóng mát vượt trội, cây còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Theo Đông Y vỏ hoa gạo có vị cay, tính bình, giúp thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thùng. Đặc biệt còn dùng để chữa các bệnh viêm loét dạ dày, kiết lỵ, đi phân lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối,… Các bộ phận thân, rễ, hoa và lá có tác dụng chữa được các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, trĩ, bong gân,… Chưa hết, vỏ gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh hơn so với Chloromycetin và Berberine. Ngoài ra, hoa gạo có vị ngọt, tính mát với công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải nhiệt cho cơ thể, sản hậu nhũ thũng, viêm loét dạ dày,…

Không chỉ là cây trồng cho bóng mát, gạo còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh
Không chỉ là cây trồng cho bóng mát, gạo còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh

4. Top 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây gạo

Ngoài tên gọi truyền thống, gạo còn được là cây mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ,… Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các bộ phận của gạo đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này mà bạn có thể tham khảo.

4.1. Bài thuốc chữa bong gân 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 16g vỏ thân gạo và 16g lá lốt

Cách thực hiện: Lấy vỏ thân gạo đem cạo bỏ vỏ ngoài, đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo sao lên. Còn lá lốt cũng đem đi rửa sạch và sao vàng. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi sắc với 750ml nước. Khi sôi sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 250ml nước thì tắt bếp, chia nước thành 2 lần uống/ngày.

4.2. Bài thuốc chữa sưng nề hiệu quả do chấn thương

Nguyên liệu: 100g vỏ thân gạo, 100g củ nghệ vàng già

Cách thực hiện: Đem vỏ thân gạo thực hiện băm nhỏ, cho vào cối giã nát, còn nghệ vàng thái mỏng. Tiếp theo là dùng giấm thanh và rượu cho vào sao cùng với 2 nguyên liệu trên. Sau đó cho đổ hỗn hợp ra miếng vải mỏng sạch rồi chườm hoặc đắp vào vùng bị sưng nề.

4.3. Bài thuốc chữa đau dạ dày 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 30g hoa gạo cùng với 6g rễ lường phù trâm

Cách thực hiện: Cho các thảo dược này vào ấm sắc với 2 lít nước. Người bệnh nên uống mỗi ngày và duy trì bài thuốc trong 3 – 4 tuần để thấy hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.

Hoa gạo kết hợp với các thảo dược khác để chữa bệnh đau dạ dày
Hoa gạo kết hợp với các thảo dược khác để chữa bệnh đau dạ dày

4.4. Bài thuốc chữa tê thấp đau mỏi

Nguyên liệu: Mỗi thứ 1kg gồm vỏ thân gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch và 2kg cây lá đắng

Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu thái nhỏ, phơi khô và chia thành 3 phần bằng nhau. Mỗi ngày sắc một thang thuốc với 2 lít nước để uống, chia thành 3 lần uống sau ăn.

 4.5. Bài thuốc trị bỏng 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 5 bông hoa gạo tươi

Cách thực hiện: Lấy hoa gạo rửa sạch, để ráo nước và cho vào máy ép lấy nước. Sau đó lấy nước cốt hoa gạo bôi nhẹ nhàng vào những chỗ đang bị bỏng.

5. Những câu ca dao, tục ngữ nói về cây gạo

Hoa gạo với màu sắc đỏ thắm nở rộ vào tháng 3, khiến ai nhìn vào cũng đều nhớ về những kỷ niệm thời học trò yên bình. Hiện nay hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có loại cây này. Hoa gạo còn có cái tên mỹ miều khác là hoa Pơ lang, hoa Mộc miên – cái tên chỉ nghe thoáng qua thôi cũng đã khiến bạn tưởng tượng đến những cây ca dao, tục ngữ say đắm lòng người.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những câu ca dao, tục ngữ hay về hoa gạo:

  • Trèo lên cây gạo cao cao

Bước xuống hội Giống vui sao vui

  • Trèo lên cây gạo con con

Muốn lấy vợ giòn phải nặn tiền cheo

  • Bao giờ đom đóm bay ra

Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng 

  • Bao giờ cho đến tháng ba

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn

  • Trèo lên cây gạo cao cao

Thấy cây gỗ mục càng bào càng bong 

6. Cách trồng và chăm sóc cây gạo

Gạo là cây thích hợp với thời tiết nhiệt đới ở nước ta nên dễ trồng. Hiện nay, bạn có thể nhân giống cây này bằng phương pháp giâm cành, chiết cành hoặc gieo hạt,… Trong đó, phương pháp giâm cành đang được nhiều người áp dụng vì cho tỷ lệ thành công cao. Bạn chỉ cần chặt cành tươi, không bị dập vỡ đầu rồi cắm vào khu vực đất trồng đã chuẩn bị trước. 

Gạo là cây rất thích hợp với thời tiết ở Việt Nam nên dễ trồng và chăm sóc
Gạo là cây rất thích hợp với thời tiết ở Việt Nam nên dễ trồng và chăm sóc

Gạo là cây không kén chọn đất trồng, tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt nhất bạn nên chọn đất thịt hoặc đất cát phù sa ngọt vừa. Trong giai đoạn mới trồng cây nên thường xuyên cung cấp nước. Tránh tưới nước liên tục với lượng lớn vì có thể khiến cây bị ngập úng, thối rễ. Khi cây ra những lá non đầu tiên thì sau khoảng 7 – 10 ngày bón một ít phân NPK. Khi cây trưởng thành thì nên bón phân 2 – 3 lần/năm. Bên cạnh đó người trồng cần thường xuyên thực hiện cắt tỉa cành để hạn chế sâu bệnh và tạo thế đẹp, gọn gàng cho cây.

Advertisement

7. Hình ảnh đẹp về cây gạo

Vào mùa hoa nở, gạo trở thành điểm check-in thu hút nhiều người
Vào mùa hoa nở, gạo trở thành điểm check-in thu hút nhiều người
Hoa gạo còn có tên là hoa Mộc Miên, hoa Pơ Lang
Hoa gạo còn có tên là hoa Mộc Miên, hoa Pơ Lang
Một cây gạo nhỏ mọc ở bờ sông
Một cây gạo nhỏ mọc ở bờ sông
Hoa gạo nở đỏ rực giữa núi rừng
Hoa gạo nở đỏ rực giữa núi rừng
Hình ảnh hoa gạo bên mái nhà sàn
Hình ảnh hoa gạo bên mái nhà sàn
Gạo nở hoa nổi bật so với các cây khác trồng trong vườn
Gạo nở hoa nổi bật so với các cây khác trồng trong vườn
Gạo được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu, đình
Gạo được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu, đình
Gạo gắn liền với làng quê yên bình Việt Nam
Gạo gắn liền với làng quê yên bình Việt Nam
Hoa gạo có 5 cánh như hình ngôi sao rất đẹp
Hoa gạo có 5 cánh như hình ngôi sao rất đẹp
Thân gạo có kích thước lớn với đường kính khoảng 3m
Thân gạo có kích thước lớn với đường kính khoảng 3m

Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc nội dung về cây gạo. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã biết thêm về công dụng cũng như những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại cây này. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về những loại cây, bạn hãy ghé thăm trang website của Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất