Cây duối và 9 bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả cần biết

Nguyễn Mai 148
Cây duối là loài cây vô cùng quen thuộc với người dân ở nước ta hiện nay. Bên cạnh tạo nên vẻ đẹp cho không gian, chúng còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Trong bài viết này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về loại cây này.

1. Giới thiệu về cây duối

Cây duối có tên khoa học là Streblus asper Lour và thuộc họ dâu tằm. Chúng có chiều cao trong khoảng 4 – 6m, đặc biệt nếu như được chăm sóc tốt cây có thể cao từ 8 – 10m. Loại cây này có thân và cành khúc khủy với lá mọc so le. Điểm khác biệt là lá cây có hình trứng, ở phía mép có răng cưa và phần mặt trên của lá thô ráp. Thông thường lá có chiều dài trung bình từ 4 – 8cm, rộng từ 2 – 4cm. Cây cho quả màu vàng nhạt rất đẹp mắt nhưng chỉ to bằng hạt đậu.

Hình ảnh cây duối
Hình ảnh cây duối

2. Cây duối được trồng ở đâu nhiều nhất?

Duối là một cây thân gỗ, nhỏ, sống lâu năm và được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, duối thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Hoặc được người dân trồng làm hàng rào và thường gieo trồng bằng hạt hoặc bằng cành.

3. Ý nghĩa phong thủy của cây duối là gì?

Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân yêu thích cây cảnh, duối được tạo hình độc đáo với với những thế cây vô cùng đẹp mắt. Trong phong thủy, cây mang đến sự hưng thịnh và bình an cho gia chủ. Hơn nữa, cây còn giúp trừ tà khí hiệu quả để thu nạp sinh khí vô cùng tốt. Vì thế từ xa xưa cây thường được trồng tại những nơi linh thiêng, sang trọng như cung vua phủ chúa, di cổ lăng, lăng mộ thời Hùng Vương,….

4. Những bộ phận sử dụng được của cây duối

Trong Đông Y đã tận dụng toàn bộ các bộ phận của cây để bào chế thành thuốc chữa bệnh bao gồm vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ. Trong đó, mủ được dùng tươi, còn các bộ phận khác thì được rửa sạch. Sau đó đem thái ngắn, phơi khô và cho lên chảo sao vàng.

5. Những thành phần hóa học nào có trong cây duối?

Theo một số nghiên cứu, trong mủ của loại cây này có nhựa (resin) và một ít cao su. Trong mủ đông đặc thì tỷ lệ nhựa là 76% và cao su là 23%. Bên cạnh đó, vỏ rễ chứa nhiều glycosid – đây là một nhóm hoạt chất từ thực vật, có tác dụng lên hệ tim mạch. Dẫn đến chúng được dùng để sản xuất thuốc trong điều trị suy tim.

6. Cây duối có tác dụng gì?

Duối có vị đắng, chát và tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu và sát trùng hiệu quả. Đặc biệt người ta còn nhận thấy chất đắng của vỏ cây có tác dụng tốt với cơ tim. Thậm chí là chúng được ví tương tự như adrenalin – đây là thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Ngoài ra, lá được dùng để đánh bóng đồ gỗ, làm thức ăn cho gia súc. Còn gỗ dùng để khắc dấu, tiện đồ dùng trong sinh hoạt gia đình. Ngoài tác dụng chữa bệnh, vỏ cây chứa nhiều xơ. Vì vậy được rất nhiều người dùng làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy.

Duối có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thông huyết, cầm máu và sát trùng
Duối có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thông huyết, cầm máu và sát trùng

7. Top 9 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây duối 

Với những thành phần hóa học tuyệt vời, duối được cả giới y học hiện đại và y học cổ truyền nghiên cứu về công dụng. Từ đó đã ứng dụng loại cây này vào một số bài thuốc chữa bệnh sau đây.

7.1. Chữa bệnh bí tiểu, nước tiểu màu đỏ do nóng trong người

Nguyên liệu bài thuốc gồm: 20gr rễ cây và cành duối

Cách thực hiện: Bạn đem rửa sạch những dược liệu kể trên rồi cho vào ấm đun cùng với 500ml nước. Đun cho đến khi sôi và lượng nước cô đặc còn lại một nửa. Sau đó đem chắt lọc lấy phần nước và chia thành 3 phần nhỏ để uống trong ngày. Duy trì uống đều đặn trong 10 ngày để thấy được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.

7.2. Bài thuốc chữa bệnh đái buốt

Nguyên liệu: Mỗi vị 20gr gồm vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng và cỏ nhọ nồi. Để gia tăng hiệu quả chữa bệnh nhanh nên cho thêm mỗi vị 30gr gồm bông mã đề và bạch mao căn.

Cách thực hiện: Đầu tiên đem vỏ rễ cây duối và cây nhót rừng cho vào chảo sao nóng lên. Tiếp theo là đem tất cả các nguyên liệu bỏ vào ấm sắc cùng với 200ml nước. Cuối cùng là chia nhỏ phần nước đã sắc thành 3 phần bằng nhau để uống hết trong ngày.

7.3. Chữa phù thũng

Nguyên liệu: Mỗi vị 12g gồm vỏ bưởi, lá duối, cây bố rừng và vỏ quýt. Mỗi vị 10g gồm vỏ tỏi, củ sả.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng với 600ml nước. Khi sôi cho nhỏ lửa lại và đun cô đặc còn khoảng 200ml. Sau đó gạn lấy phần nước ra cốc, để nguội và uống hết trong ngày.

7.4. Bài thuốc giúp giảm đau do gãy xương hiệu quả

Cách thực hiện: Người bệnh lấy một lượng vừa đủ bao gồm thanh táo, chuối tiêu, vỏ duối và dây tơ hồng. Sau đó đem tất cả nguyên liệu trên giã nhỏ và đắp lên vết thương.

7.5. Chữa đau răng 

Cách thực hiện: Đem vỏ duối tươi ngâm với rượu trắng 45 độ trong 10 ngày. Tiếp là dùng bông gòn sạch để hút một lượng vừa đủ rượu duối để chấm lên vị trí răng đau.

7.6. Chữa đau nhức đầu 

Cách thực hiện: Quét một lượng nhựa của cây duối lên 2 miếng giấy nhỏ. Sau đó quét thêm một ít vôi và đem miếng giấy dán lên hai bên thái dương. Bạn có thể thực hiện cách này để giảm đau đầu mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

7.7. Bài thuốc chữa sỏi thận

Cách thực hiện: Lấy 15 lá duối đem ngâm cùng với nước muối pha loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Đem toàn bộ lá duối đã làm sạch xay cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 250ml nước. Sau đó lọc lấy phần nước cốt để uống và nên uống trước khi ngủ để đạt hiệu quả.

7.8. Bài thuốc trị mụn nhọt 

Cách thực hiện: Quét một lượng nhựa duối lên miếng giấy nhỏ rồi dán lên vùng mặt bị mụn nhọt. Bạn nằm yên thư giãn trong khoảng 3 giờ rồi gỡ bỏ. Để giúp giảm mụn nhanh chóng, bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 lần.

7.9. Bài thuốc giúp lợi sữa cho mẹ bỉm 

Cách thực hiện: Bạn lấy 50g lá duối rồi đem rửa sạch cho vào ấm để sắc lấy nước uống. Mẹ bỉm nên uống mỗi ngày 1 – 2 lần/ngày để giúp cải thiện nhanh tình trạng thiếu sữa.

8. Hình ảnh đẹp về cây duối rừng 

Lá duối có hình trứng, ở phía mép có răng cưa và phần mặt trên của lá thô ráp
Lá duối có hình trứng, ở phía mép có răng cưa và phần mặt trên của lá thô ráp
Cây duối thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và rải rác một số tỉnh thành khác
Cây duối thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và rải rác một số tỉnh thành khác
Hoa duối
Hoa duối
Quả duối chín
Quả duối chín
Hình ảnh duối bonsai
Hình ảnh duối bonsai
 Duối có thân và cành khúc khủy
Duối có thân và cành khúc khủy

 

Advertisement
Duối được tạo hình độc đáo với thế cây đẹp mắt
Duối được tạo hình độc đáo với thế cây đẹp mắt
Duối được trồng trong chậu cảnh lớn
Duối được trồng trong chậu cảnh lớn

9. Cách trồng cây duối tại nhà

Khác với những loại cây khác, duối có thể sinh sống tốt trên nhiều loại đất. Vì vậy việc chuẩn bị đất trồng cũng rất đơn giản tuy nhiên nên chọn những loại đất tơi xốp. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần bổ sung thêm xơ dừa, phân chuồng để tăng thêm độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất giúp cây con phát triển tốt.

Bạn có thể nhân giống duối bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Thông thường chiết cành là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì cây sinh trưởng nhanh. Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần chọn ra cành to khỏe, không sâu bệnh. Sau đó, khoanh vỏ và chùi cho hết mủ chảy ra rồi đắp bầu đất vào cùng vỏ đã khoanh. Cứ 3 – 4 ngày thì tưới một ít nước, sau một thời gian là cành sẽ bén rễ. Lúc này bạn đem cành trồng xuống đất và chăm sóc tốt để phát triển thành một cây mới.

Trên đây là những thông tin về cây duối do Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về loại cây này nhé. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất